Sóng tầm gần chuyên dụng DSRC là một chuẩn tập trung áp dụng vào mạng xe cộ. Vào đầu những năm 1991 vấn đề tử vong do tai nạn giao thông chiếm phần đa và là một vấn đề nghiêm trọng trên thế giới. Nhƣ một dấu hiệu cho thấy sự trầm trọng của vấn đề, nên vào đầu năm 1991 thế hệ đầu tiên của hệ thống giao thông thông minh đã ra đời, chƣơng trình áp dụng công nghệ tiên tiến vào cơ sở hạ tầng của giao thông để cải thiện vấn đề an toàn. Thế hệ đầu tiên cảu công nghệ sóng tầm gần chuyên dụng DSRC hoạt động ở tần số 915MHz và có tốc độ truyền tin là 0.5Mb/s. Nhƣng nó mới chỉ áp dụng giới hạn cho các xe thƣơng mại và để thống kê rủi ro xảy ra. Thế hệ thứ hai của công nghệ DSRC là vào năm 1997 và nó đƣợc thêm tần số hoạt động mới là 75 MHz. Cho tới cuối năm 1999 việc phân bổ 75MHz của đƣờng truyền trong 5.9GHz băng thông cho thế hệ thứ hai của DSRC mới đƣợc áp dụng [3],[4].
Từ khi phân bổ và thêm đƣờng truyền thì mới đƣợc áp dụng chuẩn hóa và áp dụng rộng rãi ở dải tần 5.9GHz DSRC. Nó đƣợc áp dụng rộng rãi tại Hoa kỳ, Canada, và Mê-xi-cô nhằm tạo một chuẩn hóa khả năng kết nối để các tài xế có thể nhận đƣợc các thông tin cập nhật liên quan tới môi trƣờng xung quanh họ, do đó đã giảm đáng kể các vụ tử vong do tai nạn giao thông. Hơn nữa, dải tần 5.9GHz DSRC phải có chi phí thấp và có khả năng phát triển rộng rãi. Ngoài ra, Chuẩn 5.9GHz DSRC không thu phí từ ngƣời truy cập vào mạng. Đây là đặc điểm đặc trƣng cảu 5.9GHz DSRC và nó đƣợc phát triển và so sánh với tần số 915MHz DSRC. Sau đó, đƣợc so sánh với các giải pháp của sóng vô tuyến khác và nó đã đƣợc áp dụng, phát triển, bổ sung đƣợc dùng trong công nghệ DSRC. Và cuối cùng, Kiến trúc VANET đƣợc mô tả [6],[25].