mõm nhọn
Cấu trúc tinh trùng là một trong những tiêu chuẩn phân loại đánh giá bệnh lý tinh trùng trong tinh dịch của động vật có vú [68]. Theo Miliorini và ctv (2011), ở cá, mặc dù chưa có một tiêu chuẩn cụ thể được chấp nhận để đánh giá chất lượng tinh trùng thông qua cấu trúc [150], tuy nhiên theo Streit Junior và ctv (2008b) nó được cho là một trong những thông số quan trọng có liên quan đến tỷ lệ thụ tinh và khả năng vận động của tinh trùng [190].
Hình 3.8 cho thấy rằng, cấu trúc tinh trùng cá chẽm mõm nhọn ở nghiên cứu này thay đổi không đáng kể, gồm có 3 phần: phần đầu, cổ, đuôi. Chiều rộng đầu tinh trùng cá chẽm mõm nhọn ở nghiên cứu này (nhỏ hơn 2 µm) lớn hơn so với cá đù vàng
Larimichthys polyactis (nhỏ hơn 1,6 µm ) [129], cá filefish Thamnaconus modestus (nhỏ hơn 1,4 µm ) [128] nhưng nhỏ hơn ở các loài cá xương nói chung (2-4 µm) [113]. Chiều dài roi tinh trùng thay đổi tuỳ loài [144], roi tinh trùng cá chẽm mõm nhọn ở nghiên cứu này khoảng 3,2 µm. Trong khi đó, roi ở cá hồi Oncorhynchus kisutch khoảng 2,6 µm [144], ở cá da trơn khoảng 94 µm [114] và ở cá Conger myriaster khoảng 37 µm [163], ở các loài cá chép dao động trong khoảng 36 – 60 µm [2].
Roi tinh trùng của cá chẽm mõm nhọn ở nghiên cứu này thuộc kiểu “9+2” bao gồm 1 đôi sợi trục ở trung tâm và 9 đôi sợi trục ở ngoại vi giống với nhiều loài cá xương khác như ở cá đù vàng Larimichthys polyactis [129], cá Hippoglossus Hippoglossus [40], cá nheo Mỹ Ictalurus punctatus, cá hồi Oncorhynchus kisutch, cá chép Cyprinus carpio,cá
Misgurnus fossilis, các loài cá thuộc họ Siniperca (Siniperca chuatsi, Siniperca kneri, và Siniperca scherzeri) [52, 98, 114, 144, 145]; trong khi các loài cá thuộc bộ cá chình Anguilliformes và bộ cá cháo Elopiformes cấu trúc roi tinh trùng là kiểu “9+0”, không có đôi sợi trục ở trung tâm [147].
Hình 3.8. Cấu trúc tinh trùng cá chẽm mõm nhọn Psammoperca waigiensis trong thí nghiệm kích thích bằng các hormone khác nhau.
(A: Trước khi tiêm hormone (0h);B: Nước muối sinh lý tại thời điểm 72h sau khi tiêm; C: LHRHa 20 µg/kg tại thời điểm 72h sau khi tiêm; D: LHRHa 50 µg/kg tại thời điểm 72h sau khi tiêm; E: LHRHa 80 µg/kg tại thời điểm 72h sau khi tiêm; F: HCG 500 IU/kg tại thời điểm 72h sau khi tiêm; G: HCG 1000 IU/kg tại thời điểm 72h sau khi tiêm; H: HCG 1500 IU/kg tại
thời điểm 72h sau khi tiêm; I: DOM 20 mg/kg tại thời điểm 72h sau khi tiêm. f: flagellµm (roi), mi: mitochondria (ty thể), n: nucleus (nhân), pc: proximal centriole (trung thể ). Scale
bar (thang đo):500nm).
Tinh trùng cá chẽm mõm nhọn ở nghiên cứu này có hình bầu dục, tương tự với cá đù vàng Larimichthys polyactis [129], cá Coris julis [113] nhưng khác một số loài cá xương khác như cá Esox lucius có đầu hình quả bóng [148, 175], hình trứng ở cá Apgon imberbis, hình quả chuối ở cá chình Đại Tây Dương Anguilla Anguilla [96, 196]; hình lưỡi liềm ở cá Conger myriaster [163], hình móng ngựa hình ở cá filefish Thamnaconus modestus [128].
Giống với nhiều cá xương khác, phần cổ tinh trùng cá chẽm mõm nhọn ở nghiên cứu này có các ty thể nằm ở xung quanh [113]. Tuy nhiên trong mặt cắt phần cổ lại chưa xác định được số lượng ty thể của loài cá này. Có sự không giống nhau về số lượng ty thể ở một số loài, như ở cá Limanda yokohamae có tám ty thể, cá Limanda herzensteini, cá Platichthys stellatus có bảy ty thể, cá Paralichthys olivaceus có sáu ty thể [69], cá
đù vàng Larimichthys polyactis có ba ty thể nhưng chỉ nằm ở một phía [129]. Vì thế cần có một nghiên cứu tiếp để phân tích và làm rõ số lượng ty thể trên tinh trùng cá chẽm mõm nhọn.
Cấu trúc tinh trùng ở các loài khác nhau thì khác nhau, tuy nhiên cũng có thể thay đổi trong cùng một loài do việc sử dụng kích thích sinh sản. Kết quả nghiên cứu trên
Leporinus macrocephalus của Moraes và ctv (2004) cho rằng việc sử dụng các kích thích tố khác nhau dẫn đến sự khác nhau trong tỷ lệ tinh trùng bình thường, cụ thể là, 51% tinh trùng có cấu trúc bình thường khi sử dụng CPE và 31,2% khi sử dụng chiết xuất từ tuyến yên thỏ [154]. Qua đó cho thấy, có sự ảnh hưởng của kích thích tố sinh sản lên cấu trúc tinh trùng cá.
Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu này cho thấy, có sự ảnh hưởng không đáng kể lên cấu trúc của tinh trùng cá chẽm mõm nhọn bởi loại, liều lượng của các loại hormone DOM (20 mg/kg), LHRHa (20 µg/kg, 50 µg/kg, 80 µg/kg), HCG (500 IU/kg, 1000 IU/kg, 1500 IU/kg) tại thời điểm thu mẫu 72h sau khi tiêm so với tại thời điểm trước khi tiêm (0h) so với nghiệm thức đối chứng là nước muối sinh lý 0,9%.
Kết quả của nghiên cứu này tương tự với kết quả nghiên của Garcia và ctv, 2015 trên cá Brycon insigni, không có sự khác biệt đáng kể về cấu trúc của tinh trùng giữa cá được tiêm hormone và cá không được tiêm hormone kích thích sinh sản [95]. Kết quả cũng tương tự ở các thí nghiệm trên cá chép Cyprinus carpio và cá Prochilodus lineatus
[154] và cá P. Mesopotamicus [189].
Alavi và ctv (2008) cho rằng có sự thay đổi trong các thông số về hình thái và siêu cấu trúc tinh trùng ở cá nước ngọt Barbus barbus trong mùa sinh sản [44]. Tuy nhiên, đây là nghiên cứu đầu tiên trên cá biển cho thấy cấu trúc của tinh trùng ở loài này trong mùa sinh sản quan sát được không có sự khác biệt đáng kể. Do đó, cần có thêm nghiên cứu về hình thái và siêu cấu trúc tinh trùng để biết được ảnh hưởng của chúng đến chất lượng tinh dịch cá chẽm mõm nhọn.
Vậy có thể kết luận rằng có sự ảnh hưởng không đáng kể bởi các loại, liều lượng và thời gian sau khi tiêm hormone kích thích sinh sản lên cấu trúc tinh trùng cá chẽm mõm nhọn Psammoperca waigiensis.
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận
4.1. 1.Ảnh hưởng của hormone kích thích sinh sản đến đăc tính lý học của tinh dịch cá chẽm mõm nhọn
HCG với liều lượng 1000 IU/kg tại thời điểm sau 48h tiêm hormone làm tăng đáng kể thể tích tinh dịch và tổng số lượng tinh trùng trên cá chẽm mõm nhọn đực.
4.1. 2.Ảnh hưởng của hormone kích thích sinh sản lên đặc tính sinh hóa của dịch tương cá chẽm mõm nhọn
Kết quả nghiên cứu này cho thấy có sự ảnh hưởng không đáng kể của loại, liều lượng, thời gian sau khi tiêm các loại hormone kích thích sinh sản lên đặc tính sinh hóa dịch tương cá chẽm mõm nhọn đực.
4.1. 3.Ảnh hưởng của hormone kích thích sinh sản lên hoạt lực của tinh trùng cá chẽm mõm nhọn
Ở nghiên cứu này, hormone tốt nhất để làm tăng đáng kể phần trăm hoạt lực, vận tốc và thời gian hoạt lực tinh trùng cá chẽm mõm nhọn là HCG với liều lượng 1000 IU/kg tại thời điểm sau khi tiêm 48h.
4.1. 4.Ảnh hưởng của hormone kích thích sinh sản lên cấu trúc tinh trùng cá chẽm mõm nhọn
Kết quả nghiên cứu này cho thấy có sự ảnh hưởng không đáng kể của loại, liều lượng, thời gian sau khi tiêm các loại hormone kích thích sinh sản lên cấu trúc tinh trùng cá chẽm mõm nhọn đực.
4.2. Kiến nghị
Cần có thêm nghiên cứu nhằm xác định số lượng ty thể trên tinh trùng cá chẽm mõm nhọn.
Thụ tinh nhân tạo, ấp nở cá chẽm mõm nhọn nên được tiến hành nhằm đánh giá chất lượng tinh trùng sau khi tiêm hormone kích thích sinh sản một cách khách quan hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt:
1. Bông Minh Đương. Nghiên cứu bảo quản tinh trùng cá chẽm mõm nhọn
Psammoperca waigiensis (Cuvier & Valencienes, 1828) trong tủ lạnh. Luận văn thạc sĩ: Đại học Nha Trang; 2013. 47 p.
2. Bùi Lai, Nguyễn Mộng Hùng, Lê Quang Long, Mai Đình Yên. Cơ sở sinh lý, sinh thái cá: Nhà xuất bản Nông Nghiệp; 1985.
3. Bùi Minh Tâm, Nguyễn Thanh Phương, Dương Nhựt Long. Ảnh hưởng của loại liều lượng và phương pháp tiêm HCG đến sinh sản bán nhân tạo cá lóc bông. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ. 2008; 2: 76 - 81.
4. Dương Tuấn. Sinh lý học động vật và cá: Đại học Hải Sản; 1981.
5. Hồ Kim Điệp, Trần Thị Thúy Hà, Đặng Thị Tuyết Mai, Phạm Anh Tuấn, Hùng Trần Văn. Báo cáo tổng kết đề tài bảo quản tinh cá: Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 1; 2002.
6. Hoàng Thị Hiền. Nghiên cứu một số đặc tính lý, hóa học của tinh trùng cá mú cọp Epinephelus fuscoguttatus (Forsskal, 1775). Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Nuôi trồng thuỷ sản: Trường Đại học Nha Trang; 2013.
7. Lại Văn Hùng, và CTV. Thử nghiệm sản xuất giống cá chim vây vàng (Trachinotus blochii Lacepede, 1801) tại Khánh Hòa. Báo cáo tổng kết đề tài cấp tỉnh: Trường Đại học Nha Trang; 2011.
8. Lê Đình Bửu. Sổ tay kỹ thuật sản xuất giống cá mú mè (Epinephelus malabaricus). Hà Nội: Bộ thuỷ sản; 2004.
9. Lê Minh Hoàng. Bảo quản lạnh tinh trùng của một số đối tượng thủy sản. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Nông nghiệp; 2015.
10. Lê Minh Hoàng, Đặng Hoàng Trường. Vai trò của kháng sinh đến hoạt lực tinh trùng cá mú cọp (Epinephelus fuscoguttatus) sau khi bảo quản trong tủ lạnh. Tạp chí khoa học và phát triển. 2015; 13 (4): 567 - 72.
11. Lê Minh Hoàng, Hoàng Hà Giang. Ảnh hưởng của tỷ lệ pha loãng, môi trường và thẩm thấu lên hoạt lực tinh trùng cá chép Cyprinus carpio. Tạp chí khoa học - Công nghệ thuỷ sản Trường đại học Nha Trang. 2015; 4: 5 pages.
12. Lê Minh Hoàng, Nguyễn Địch Thanh. Ảnh hưởng của tỷ lệ pha loãng, pH và nồng độ thẩm thấu lên hoạt lực tinh trùng cá hồng bạc (Lutjanus argentimaculatus
Forskal, 1775). Tạp chí khoa học - Công nghệ thuỷ sản Trường đại học Nha Trang. 2015; 3: 5 pages.
13. Lê Minh Hoàng, Phạm Quốc Hùng. Ảnh hưởng của tỷ lệ pha loãng, chất bảo quản và nhiệt độ đến chất lượng tinh trùng cá mú cọp bảo quản trong tủ lạnh. Tạp chí khoa học - Công nghệ thuỷ sản Trường đại học Nha Trang. 2016; 4: 7 pages.
14. Lê Minh Hoàng, Phạm Quốc Hùng. Đánh giá hoạt lực tinh trùng cá chẽm mõm nhọn (Psammoperca waigiensis) bảo quản trong tủ lạnh thông qua mùa vụ sinh sản. Tạp chí khoa học và phát triển. 2016; 14 (6): 860 - 8.
15. Lê Minh Hoàng, Phan Văn Út, Phạm Quốc Hùng. Đặc tính lý hoá học của tinh trùng cá dìa (Siganus guttatus Bloch, 1787). Tạp chí khoa học - Công nghệ thuỷ sản Trường đại học Nha Trang. 2015; 1: 17 - 22.
16. Lê Minh Hoàng, Võ Thị Thu Hiền. Nghiên cứu bảo quản tinh trùng cá chép trong nitơ lỏng. Tạp chí Khoa học - công nghệ thủy sản, trường Đại học Nha Trang. 2012; 4: 34-9.
17. Lưu Thị Dung, Phạm Quốc Hùng. Mô phôi học thủy sản. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Nông nghiệp; 2005.
18. Ngô Văn Mạnh. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số giải pháp kỹ thuật lên chất lượng trứng, ấu trùng và hiệu quả ương giống cá chim vây vàng (Trachinotus blochii
Lacepède, 1801) tại Khánh Hoà. Luận án tiến sĩ chuyên ngành Nuôi trồng thuỷ sản: Đại học Nha Trang; 2015.
19. Ngô Vĩnh Hạnh. Dự án nhập công nghệ sản xuất giống cá chim vây vàng
(Trachinotus blochii Lacepede, 1801). Báo cáo Khoa Học: Trường Cao đẳng Thủy sản Bắc Ninh; 2007.
20. Nguyễn Anh Tuấn, Lê Quốc Việt, Trần Ngọc Hải. Nghiên cứu kích thích cá bóp
(Rachycentron canadum) sinh sản bằng hormon khác nhau. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ. 2014; 1: 132-7.
21. Nguyễn Hữu Hùng. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản cá Chẽm mõm nhọn Psammoperca waigiensis (Cuvier & Valencienes, 1828) tại Khánh Hòa. Luận văn thạc sĩ: Đại học Thủy sản, Nha Trang; 2001.
22. Nguyễn Hữu Phụng, Đỗ Thị Như Nhung. Danh mục cá biển Việt Nam, tập 3. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học & Kỹ thuật; 1995.
23. Nguyễn Minh Thành, Trịnh Quốc Trọng, Hoàng Quang Bảo, Nguyễn Thị Hồng Vân. Bảo quản tinh cá tra Pangasiamodon hypohthalmus dài hạn bằng nitơ lỏng2003. 24. Nguyễn Nhật Thi. Cá biển Việt Nam - cá xương vịnh Bắc Bộ. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học & Kỹ thuật; 1991.
25. Nguyễn Thị Hồng Nhung. Nghiên cứu đánh giá chất lượng tinh trùng và ảnh hưởng của một số yếu tố lên hoạt lực tinh trùng cá chẽm mõm nhọn Psammoperca waigiensis (Cuvier & Valencienes, 1828). Luận văn thạc sĩ: Đại học Nha Trang; 2013. 59 p.
26. Nguyễn Thị Thanh Thủy. Nghiên cứu bảo quản tinh trùng cá chẽm mõm nhọn
Psammoperca waigiensis (Cuvier, 1828) trong nitơ lỏng. Luận văn thạc sĩ: Đại học Nha Trang; 2014. 55 p.
27. Nguyễn Trọng Nho, Lục Minh Diệp. Nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo cá Chẽm Mõm Nhọn Psammoperca waigiensis (Cuvier và Valenciennes, 1828). Hợp phần nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ giữa trường Đại Học Thủy Sản với Ban quản lý hợp phần SUMA2003.
28. Nguyễn Văn Kiểm, Võ Thị Trường An. Kích thích cá linh ống (Cirhinus jullieni)
sinh sản bằng kích thích tố khác nhau. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ. 2011; 19a: 204 - 10.
29. Nguyễn Văn Sơn. Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá Chim vây vàng (Trachinotus blochii Lacepède, 1801) tại trại thực nghiệm Trường Cao đẳng Thủy sản Yên Hưng, Quảng Ninh: Đồ án tốt nghiệp Đại học. Trường Đại học Nha Trang; 2007.
30. Nguyễn Văn Triều, Nguyễn Anh Tuấn, Dương Nhựt Long. Ảnh hưởng của các loại hormone với các liều lượng khác nhau lên sinh sản cá kết (Micronema bleekeri
Gunther, 1860). Tạp chí khoa học - Trường Đại học Cần Thơ. 2010; 15a: 172 - 8. 31. Phạm Quốc Hùng. Nghiên cứu sự biến động hàm lượng hormon steroid sinh dục và sinh sản trong huyết tương cá chẽm mõm nhọn (Psammoperca waigiensis Cuvier, 1828) ở điều kiện nuôi vỗ. Luận án tiến sĩ nông nghiệp: Trường Đại học Nha Trang; 2010.
32. Phạm Quốc Hùng, Nguyễn Tường Anh, Nguyễn Đình Mão. Hormon và sự điều khiển sinh sản ở cá. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Nông nghiệp; 2014.
33. Võ Thị Ngọc Giàu. Đánh giá chất lượng tinh trùng cá dìa Siganus guttatus (Bloch, 1787) nuôi tại Nha Trang - Khánh Hòa. Luận văn thạc sĩ: Đại học Nha Trang; 2014. 61 p.
34. Vũ Thái Hòa. Nghiên cứu đánh giá chất lượng tinh trùng cá chẽm mõm nhọn
Psammoperca waigiensis (Cuvier & Valencienes, 1828) thông qua thời điểm thu mẫu trong mùa vụ sinh sản. Luận văn thạc sĩ: Đại học Nha Trang; 2015.
35. Vũ Văn Toàn. Danh mục các loài nuôi biển và nuôi nước lợ Việt Nam. Hợp phần hỗ trợ nuôi trồng thuỷ sản biển và nước lợ (SUMA), Danida. Hà Nội: Bộ thuỷ sản; 2002.
Tài liệu tiếng Anh:
36. Aas GH, Refstie T, Gjerde B. Evaluation of milt quality of Altlantic salmon. Aquaculture. 1991; 95: 125-32.
37. Abol-Munafi AB, Liem PT, Ambak MA. Effects of maturational hormone treatment on spermatogenesis of hybrid catfish (Clarias macrocephalus x C. gariepinus). Journal of Sustainability Science and Management. 2006; 1 (1): 24 - 31. 38. Afzelius BA. Fine structure of the garfish spermatozoan. J Ultrastruct Res. 1978; 64: 309 - 14.
39. Akbar S, Zakimin TH. Mass seed production of sand sea bass Psammoperca waiginensis at the Regional Center for Mariculture Development RCMD in Batam, Indonesia. Asia-Pacific Marine Finfish Aquaculture Network NACA. 2005; 10 (2): 40. Alavi Sayyed Mohammad Hadi, Cosson Jacky. Sperm motility in fishes. I. Effects of temperature and pH: a review. Cell Biology International. 2005; 29 (2): 101 - 10.
41. Alavi SMH, Cosson J. Sperm motility and fertilizing ability in the Persian sturgeon (Acipenser persicus). Aquaculture Research. 2005; 36: 841 - 50.
42. Alavi SMH, Cosson J. Sperm motility in fishes: (II) Effects of ions and osmolality. Cell Biology International. 2006; 30: 1-14.
43. Alavi SMH, Karami M, Hossein A, Amiri BM. Chemical composition and osmolality of seminal fluid of Acipenser persicus; their physiological relationship with sperm motility. Aquaculture Research. 2004; 35 (13): 1238-43.
44. Alavi SMH, Psenicka M, Rodina M, Policar T, Linhart O. Changes of sperm morphology, volume, density and motility and seminal plasma composition in Barbus barbus (Teleostei: Cyprinidae) during the reproductive season. Aquatic Living Resources. 2008; 21: 75 - 80.
45. Aquamaps. 2016; Version of Aug. 2013. Web. Accessed 13 Oct. 6.]. Available from: http://www.aquamaps.org/receive.php?type_of_map=regular
46. Aral F, Şahinöz E, Dogu Z. A Study on the Milt Quality of Oncorhynchus mykiss (Walbaum, 1972) and Carasobarbus luteus (Heckel, 1843) in Atatürk Dam Lake, Southeastern Turkey. Turkish Journal of Fisheries and Aquatic Sciences. 2007:
47. Arasu ART. Fish breeding in India - an overview. In: Compendium of Summer School on Technological advancements in the seed production of marine finfish and shellfish. CMFRI, Mandapam. 2014: 30 - 8.
48. Asturiano JF, Marco-Jime´ nez F, Pe´ rez L, Balasch S, Garzo´ n DL, Pen˜ aranda DS, et al. Effects of hCG as spermiation inducer on European eel semen quality. Theriogenology. 2006; 66: 1012 - 20.
49. Austriano JF, Mrco - Jimenez F, Perez L, Balasch S, Garzon Pernaranda DL, Vicente DS, et al. Effect of HCG as spermiation inducer on European eel semen quality.