Nghiên cứu ảnh hưởng của hormone kích thích sinh sản lên đặc tính lý học tinh

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của hormone kích thích sinh sản lên đặc tính lý hóa sinh, hoạt lực và cấu trúc tinh trùng cá chẽm mõm nhọn psammoperca waigirnsis (cuvier và valenciennes, 1828) (Trang 50 - 54)

tinh dịch cá chẽm mõm nhọn

Các nghiệm thức sử dụng LHRHa với các liều lượng 20, 50, 80 µg/kg không làm tăng đáng kể thể tích tinh dịch cá chẽm mõm nhọn so với nghiệm thức đối chứng sử dụng nước muối sinh lý (NMSL: nghiệm thức đối chứng) tại các thời điểm trước khi tiêm hormone (0h), sau khi tiêm hormone 24, 48, và 72h (p>0,05). Tương tự như vậy, nghiệm thức sử dụng HCG với liều lượng 500 IU/kg hoặc 1500 IU/kg cũng không làm tăng đáng kể thể tích tinh dịch so với các nghiệm thức sử dụng DOM 20 mg/kg hoặc LHRHa và NMSL tại các thời điểm thu mẫu trước khi tiêm (0h) và sau khi tiêm 24h, 48h, và 72h. Nghiệm thức sử dụng HCG với liều lượng 1000 IU/kg tại thời điểm thu mẫu sau 48h làm tăng đáng kể thể tích tinh dịch so với các nghiệm thức còn lại DOM, LHRHa,và NMSL (Hình 3.1).

Mật độ tinh trùng cá chẽm mõm nhọn (×109 tt/ml) sau khi được kích thích sinh sản bởi HCG với liều lượng 1000 IU/kg tại thời điểm thu mẫu sau 24h là cao nhất (30,35±0,33), nhưng tại thời điểm thu mẫu sau 48h lại thấp hơn đáng kể (25,60±0,41) (p<0,05) so với so với các nghiệm thức sử dụng DOM 20 mg/kg, HCG (500, 1500 IU/kg) và LHRHa (20, 50, 80 µg/kg) và NMSL để tiêm cho cá tại các thời điểm trước khi tiêm hormone (0h) và sau khi tiêm hormone 24h, 48h, và 72h (Hình 3.2).

Độ quánh tinh dịch cá chẽm mõm nhọn (%) sau khi được kích thích bởi các loại hormone DOM 20 mg/kg, LHRHa (20, 50, 80 µg/kg), HCG (500, 1000, 1500 IU/kg) và NMSL tại thời điểm thu mẫu trước khi tiêm horomne (0h) đều có độ quánh cao, trong đó cao nhất là ở cá thể đực được tiêm bởi LHRHa 20 µg/kg (87,50±1,44). Nghiệm thức sử dụng HCG vói liều lượng 1000 IU/kg tại thời điểm thu mẫu sau 48h lại cho kết quả thấp hơn đáng kể (77,25±1,11) (p<0,05) so với các nghiệm thức sử dụng DOM 20 mg/kg, HCG (500, 1500 IU/kg) và LHRHa (20, 50, 80 µg/kg) và NMSL để tiêm cho cá đực tại các thời điểm thu mẫu trước khi tiêm hormone (0h), sau khi tiêm hormone 24, 48, và 72h (Hình 3.3).

Tương tự như thể tích tinh dịch, tổng số tinh trùng cá chẽm mõm nhọn (×109tt/con đực) sau khi được kích thích bởi HCG với liều lượng 1000 IU/kg tại thời điểm thu mẫu sau 48h tăng đáng kể (37,73±1,50) so với các nghiệm thức sử dụng DOM 20 mg/kg,

HCG (500, 1500 IU/kg) và LHRHa (20, 50, 80 µg/kg) và NMSL để tiêm cho cá tại các thời điểm thu mẫu trước khi tiêm hormone (0h), sau khi tiêm hormone 24, 48, và 72h (Hình 3.4).

Giá trị với ký tự (*) được hiểu là sai khác có ý nghĩa (ANOVA, p < 0,05)

Hình 3.1. Thể tích tinh dịch cá chẽm mõm nhọn Psammoperca waigiensis trong thí nghiệm kích thích bằng các hormone khác nhau.

Giá trị với ký tự (*) được hiểu là sai khác có ý nghĩa (ANOVA, p < 0,05)

Hình 3.2. Mật độ tinh trùng cá chẽm mõm nhọn Psammoperca waigiensis trong thí nghiệm kích thích bằng các hormone khác nhau.

* 0.00 0.20 0.40 0.60 0.80 1.00 1.20 1.40 1.60 1.80 0h 24h 48h 72h Thể tí ch ti nh dịch ( ml /cá thể)

Thời gian sau khi tiêm hormone (h)

NMSL (NTĐC) DOM 20 mg/kg LHRHa 20 ug/kg LHRHa 50 ug/kg

LHRHa 80 ug/kg HCG 500 IU/kg HCG 1000 IU/kg HCG 1500 IU/kg

* 0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 30.00 35.00 0h 24h 48h 72h Mậ t độ t inh t rùng (x 10^9/ ml )

Thời gian sau khi tiêm hormone (h)

NMSL (NTĐC) DOM 20 mg/kg LHRHa 20 ug/kg LHRHa 50 ug/kg

Giá trị với ký tự (*) được hiểu là sai khác có ý nghĩa (ANOVA, p < 0,05)

Hình 3.3. Độ quánh tinh dịch cá chẽm mõm nhọn Psammoperca waigiensis trong thí nghiệm kích thích bằng các hormone khác nhau.

Giá trị với ký tự (*) được hiểu là sai khác có ý nghĩa (ANOVA, p < 0,05)

Hình 3.4. Tổng số tinh trùng cá chẽm mõm nhọn Psammoperca waigiensis trong thí nghiệm kích thích bằng các hormone khác nhau.

Theo Zohar và Mylonas (2001) tiêm hormone kích thích sinh sản là phương pháp phổ biến trong nuôi trồng thuỷ sản nhằm kích thích tinh dịch sẵn có ở cá xương [210]. Vai trò của việc tiêm hormone kích thích sinh sản ở cá xương đã được nghiên cứu và

* 0.00 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00 70.00 80.00 90.00 100.00 0h 24h 48h 72h Đ ộ qu ánh tinh dịc h ( % )

Thời gian sau khi tiêm hormone (h)

NMSL (NTĐC) DOM 20 mg/kg LHRHa 20 ug/kg LHRHa 50 ug/kg

LHRHa 80 ug/kg HCG 500 IU/kg HCG 1000 IU/kg HCG 1500 IU/kg

* 0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 30.00 35.00 40.00 45.00 0h 24h 48h 72h Tổ ng s ố ti nh trùng (x 10^9/ c á thể)

Thời gian sau khi tiêm hormone (h)

NMSL (NTĐC) DOM 20 mg/kg LHRHa 20 ug/kg LHRHa 50 ug/kg

đánh giá bởi Elakkanai và ctv (2015), Mañanós và ctv (2009), Mylonas và ctv (2010) nhằm đảm bảo đủ số lượng tinh dịch trong sinh sản nhân tạo [87, 146, 157]. Sự phát triển tuyến sinh dục, sự rụng trứng ở cá cái, sự tiết tinh ở cá đực ở các loài cá biển hoặc nước ngọt được kiểm soát chủ yếu ở ba cấp độ của trục vùng dưới đồi-tuyến yên- tuyến sinh dục, bởi vì các cơ quan này sản sinh ra các chất ảnh hưởng đến sự thành công của sinh sản [32]. Do vậy, kích thích nội tiết tố bằng các phương pháp khác nhau đã được sử dụng trên các loài cá biển hay cá nước ngọt, và hiệu quả đã được quan sát thấy trên các loài cụ thể bởi các nghiên cứu của tác giả Elakkanai và ctv (2015), Mañanós và ctv (2009), Pham và ctv (2010b), Zohar và ctv (2010), Zohar và Mylonas (2001) [87, 146, 171, 209, 210].

Kết quả ở nghiên cứu này cho thấy rằng thể tích tinh dịch và số lượng tinh trùng tăng đáng kể (p<0,05) sau khi được tiêm bởi HCG với liều lượng 1000 IU/kg khối lượng cơ thể; trong khi tiêm LHRHa (20, 50, 80 µg/kg) hoặc DOM (20 mg/kg) hoặc HCG (500, 1500 IU/kg) đã không mang lại kết quả khả quan trong việc kích thích tiết tinh trên cá chẽm mõm nhọn đực tại thời điểm sau 48 h. Kết quả cũng tương tự như vậy ở cá tráp bạc Pagrus auratus [164], cá mùi đen Acanthopagrus schlegeli [206] .

Có sự gia tăng đáng kể thể tích tinh dịch và số lượng tinh trùng trên các loài cá khác nhau sau khi được kích thích nội tiết tố, như ở cá tầm thìa Polyodon spatula [142], cá mè Tinca tinca sau khi được tiêm chiết xuất từ tuyến yên cá chép với liều lượng 2 mg/kg khối lượng cơ thể [67], cá da trơn châu Âu Silurus glanis [143], cá Morone saxatilis [159], cá Pseudopleuronectes americanus [184], cá vược trắng Morone chrysops [158], cá hồi Salmo sarla [119], cá Acanthopagrus australis [55], cá Osmerus eperlannus sau khi được tiêm Ovaprim sau 48 h [120], cá piabanha Brycon insignis sau khi được tiêm PCE hay GnRHa [95], cá chẽm châu Á Lates calcarifer sau khi được tiêm LHRHa sau 48h với liều lượng 80 µg/kg khối lượng cơ thể [108].

Đáng lưu ý, kết quả nghiên cứu của Hilomen-Garcia và ctv (2002) chỉ ra rằng một trong ba hormone có hiệu quả cho việc làm tăng thể tích tinh dịch số lượng tinh trùng trên cá chẽm châu Á Lates calcarifer là LHRHa (80 µg/kg) [108]. Tuy nhiên, kết quả ở nghiên cứu này cho thấy LHRHa 80 µg/kg lại làm giảm thể tích tinh dịch và số lượng tinh trùng trên cá chẽm mõm nhọn. Điều này cho thấy tính đặc thù của các loại hormone khác nhau cho những loài khác nhau; mặc dù cá chẽm mõm nhọn và cá chẽm châu Á là

hai loài trong cùng một họ, nhưng đã có sự khác biệt đáng kể trong việc sử dụng hormone kích thích để làm tăng thể tích tinh dịch và tổng số tinh trùng [127].

Việc sử dụng HCG với liều lượng 1500 IU/kg và LHRHa với liều lượng 50 µg/kg trên cá chẽm mõm nhọn cái tại thời điểm sau 48h làm tăng đáng kể tỷ lệ cá đẻ nhưng tỷ lệ thụ tinh giảm so với việc sử dụng Thyroxin (T4) với liều lượng 0,5 mg/kg thông qua chế độ dinh dưỡng hoặc tiêm [171]. Tuy nhiên, ở nghiên cứu này, áp dụng những nghiệm thức này cho cá chẽm mõm nhọn đực tại thời điểm thu mẫu sau 48h lại cho kết quả thấp về thể tích tinh dịch, số lượng tinh trùng so với việc sử dụng HCG với liều lượng 1000 IU/kg.

Ngược lại với sự gia tăng thể tích và số lượng tinh trùng, mật độ tinh trùng và độ quánh tinh dịch ở một vài loài cá giảm và phụ thuộc vào loại, liều lượng, thời gian sau khi tiêm hormone, mùa vụ sinh sản và tuỳ loài cá. Việc giảm mật độ tinh trùng và độ quánh tinh dịch đã được quan sát trên cá Pleuronectes americanus [184], cá

Rhombosolea tapirina [138], cá Tor kludree [51] và cá tráp bạc Acanthopagrus australis

[55] sau khi được kích thích bởi GnRHa.

Ở nghiên cứu này, mật độ tinh trùng và độ quánh tinh dịch giảm đáng kể bởi việc tiêm HCG với liều lượng 1000 IU/kg tại thời điểm thu mẫu sau 48h so với các nghiệm thức còn lại (p<0,05). Kết quả này góp phần xác nhận rằng sau khi tiêm hormone kích thích ở cá đực, quá trình hydrat hoá trong tinh dịch đã xảy ra, tuy nhiên tốc độ của quá trình này biến đổi giữa các loài và phụ thuộc vào loại hormone mà cá được tiêm [56, 87]. Qua đó, có thể kết luận rằng sự sai khác đáng kể mật độ tinh trùng và độ quánh tinh dịch chỉ ra rằng quá trình Hydrat hoá tốt nhất diễn ra trong tinh dịch cá chẽm mõm nhọn tại thời điểm 48h sau khi tiêm HCG 1000 IU/kg.

Như vậy, hormone tốt nhất để làm tăng thể tích tinh dịch cũng như mật độ tinh trùng cá chẽm mõm nhọn đực ở nghiên cứu này là HCG 1000 IU/kg sau khi tiêm 48h.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của hormone kích thích sinh sản lên đặc tính lý hóa sinh, hoạt lực và cấu trúc tinh trùng cá chẽm mõm nhọn psammoperca waigirnsis (cuvier và valenciennes, 1828) (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)