Trên thế giới

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của hormone kích thích sinh sản lên đặc tính lý hóa sinh, hoạt lực và cấu trúc tinh trùng cá chẽm mõm nhọn psammoperca waigirnsis (cuvier và valenciennes, 1828) (Trang 33 - 37)

Elakkanai và ctv (2015) cho rằng sự tiết tinh và rụng trứng ở nhiều loài cá biển có thể được cải thiện hoặc tăng sau khi được tiêm các hormone kích thích sinh sản, trong đó chủ yếu là human chorionic gonadotropin (HCG), tương tự Luteinizing Hormone Releasing Hormone analog (LHRHa) và Domperidone (DOM) [87].

Trong những năm gần đây, HCG đã được dùng như là các thử nghiệm kích thích sinh sản cho nhiều loài cá. Hơn nữa, thuận lợi của HCG là tác động trực tiếp lên cơ quan đích là tuyến sinh dục [210]. Việc ứng dụng HCG trong sản xuất giống nhân tạo đã đem lại hiệu quả tốt trên cá chép Cyprinus carpio và cá mè trắng [63, 105]. Tiềm năng của HCG trong việc kích thích tiết tinh và sinh tinh đã được thử nghiệm trên cá chẽm châu Âu Dicentrarchus labrax ở giai đoạn trước 1 tuổi cho kết quả khả quan [182]. Việc kết hợp HCG và PG đã được sử dụng kích thích tiết tinh ở cá chình Nhật Bản Anguilla

japonica [152], cá đối mục Mugil cephalus [185], cá Abramis brama [122], một số loài cá da trơn [66] và cá chình châu Âu Anguilla Anguilla [49, 167].

LHRHa là một peptide được tổng hợp nhân tạo có thành phần cấu trúc tương tự với LHRH bản chất tự nhiên. Ngày nay, LHRHa hoặc được sử dụng rộng rãi trong việc kích thích sinh sản trên các loài cá xương vì làm tăng hiệu quả đáng kể so với LHRH [177]. LHRHa được sử dụng đơn, hoặc kết hợp với các chất đối kháng dompamine, hoặc kết hợp với HCG, PGE, 17α-MT có đem lại hiệu quả [82, 176]. Hiệu quả được quan sát thấy bởi việc sử dụng đơn LHRHa trên một số loài cá biển như cá măng, cá chẽm, cá đối [177].

GnRHa cũng được sử dụng rộng rãi trong sinh sản nhân tạo vì chúng làm tăng hiệu quả đáng kể so với các GnRH tự nhiên. GnRHa cũng được sử dụng để kích thích tiết tinh ở cá nheo châu Âu Silurus glanis [143] , cá bơn Đại Tây Dương Hippoglossus hippoglossus [203], cá bơn xanh đen Rhombosolea tamporina [138] và cá Tor khudree

[51]. Bên cạnh đó, GnRHa cũng đã được chứng minh là loại hormone kích thích gia tăng sinh tinh cho nhiều loài cá [210]. Tất cả các nghiên cứu này đã được áp dụng cho các loài cá tự nhiên [122, 192] và trong điều kiện nuôi nhốt [61, 62]. Kết quả của các nghiên cứu trên cho rằng loại, liều lượng và thời gian tiêm hormone cho cá đực khác nhau thì chất lượng tinh trùng cũng như đặc tính và hoạt lực cũng khác nhau và nó còn phụ thuộc tùy theo đặc trưng của loài.

Abol-Munafi, và ctv (2006) nghiên cứu Ảnh hưởng của hormone sinh dục lên sự tiết tinh của cá trê lai (giữa Clarias macrocephalus C. gariepinus). Nghiên cứu sử dụng Ovaprim, Ovaplant, HCG, cPG, cPG kết hợp Ovaprim, cPG kết hợp HCG và nước muối sinh lý như là nghiệm thức đối chứng. Kết quả nghiên cứu cho thấy hệ số thành thục sinh dục (GSI) của cá tăng đáng kể (P<0,05) khi sử dụng CPG và Ovaplant để tiêm (trong 10 ngày) so với nghiệm thức đối chứng (sử dụng nước biển). GSI của cá tăng khi sử dụng Ovaprim và HCG nhưng không có ý nghĩa so với nghiệm thức đối chứng (sử dụng nước biển). Tuy nhiên, chỉ số SVSI (seminal vesicle-somatic index) của cá tăng có ý nghĩa ở mỗi nghiệm thức sử dụng Ovaplant kết hợp HCG [37].

Kowalski và ctv (2012) đã tiến hành nghiên cứu Ảnh hưởng của thời gian sau khi tiêm hormone lên số lượng và chất lượng tinh trùng cá Osmerus eperlanus L.. Nhóm nghiên cứu sử dụng Ovaprim (sGnRHa và chất đối kháng Dompamin) để kích thích sự

và 72h sau khi kích thích bằng Ovaprim được xem là các nghiệm thức của nghiên cứu (mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần). Kết quả cho thấy rằng có sự ảnh hưởng của thời gian sau khi tiêm hormone lên số lượng và chất lượng tinh trùng cá đối. Chỉ một lượng nhỏ tinh dịch (1-5 ml) đã được thu thập tại lúc ban đầu của thí nghiệm (0h), nhưng lại tăng lên đáng kể 24h sau khi kích thích bằng hormone. Một sự gia tăng đáng kể trong thể tích tinh dịch được ghi nhận 48h sau khi kích thích hormone. Các thông số được quan sát bởi CASA, chẳng hạn như tỷ lệ phần trăm hoạt lực, sự vận động, vận tốc, biên độ dao động của tinh trùng tăng sau 48h sau khi tiêm hormone; điều đó chứng tỏ rằng chất lượng tinh trùng cao. Chất lượng tinh trùng được ghi nhận là không tăng tại thời điểm sau 72h sau khi tiêm hormone. Ngoài ra, phân tích mô học cho thấy rằng sau 24h sau khi tiêm hormone, một lượng lớn tinh trùng đã được tiết ra từ tinh sào. Tinh dịch của cá đối được kích thích bằng Ovaprim có màu đậm hơn so với cá đối chứng [121].

Miuravà ctv (2013) sử dụng HCG (1IU/g KL) và 17α-hydroxyprogesterone (OHP) (1 µg/g KL) để đánh giá sự thay đổi của các đặc tính (hoạt lực tinh trùng, pH tinh dịch, nồng độ ion của dịch tương) trên tinh trùng cá chình Nhật Bản trong mùa sinh sản. Kết quả cho thấy việc tiêm bổ sung OHP sau khi tiêm HCG làm giảm đáng kể các đặc tính trên tinh trùng cá chình Nhật Bản [151].

Kalbassi và ctv (2014) đánh giá ảnh hưởng của LHRHa2 hoặc LHRHa2 kết hợp với chất đối kháng dopamine (MET), và CPE (Carp Pituitary Extract) lên chất lượng tinh trùng (thể tích tinh dịch, hoạt lực, độ quánh, các chỉ số sinh hóa của dịch tương, và hiệu quả sinh sản nhân tạo (tỷ lệ nở và dị hình của cá sau khi nở)) cá Barbus sharpeyi.

Phân tích sinh hóa của huyết tương tinh cho thấy rằng phần lớn các thông số bị ảnh hưởng bởi việc kích thích các nội tiết tố khác nhau. Nhóm tác giả kết luận rằng chất lượng tinh trùng cao nhất của cá Barbus sharpeyi có thể đạt được bằng cách sử dụng các hormone LHRHA2 (10 mg kg-1 + MET) sau 8h, LHRHA2 (5 mg kg-1 + MET) sau 12h và LHRHA2 (5 mg kg-1) sau 16h [117].

Tóm tắt một số loại hormone, liều lượng được áp dụng trên một số loài cá trên thế giới được thể hiện thông qua Bảng 1.3.

Bảng 1.3. Một số loại hormone áp dụng trên một số loài cá trên thế giới

Tên loài Hormone Tuổi/KL cá bố mẹ Liều lượng TGHU (h) TLN (%) TLTT/ Tham khảo

Cá Cirhinus mrigaha LHRHa Buserelin acetate ♀: 2+ ♂: 2+ ♀: 100-200 ♂: - 10-16 T: 5-87 [165] Cá lóc đông Channa striata LHRHa + Pimozide ♀: > 600g ♂: > 520g ♀ & ♂: 40-60 + Pimozide 5mg/kg 18-20 T: 75,3 -80 [103] Cá chẽm châu Á Lates calcarifer LHRHa ♀: 4-7 kg ♂: 2-3 kg ♀: 60-70 ♂:30-35 30-36 T: 70-90 [195] LHRHa - ♀: 60-70 ♂: 30-35 - T: 38-86 N: 60-92 [72] Cá giò Rachycentron canadum LHRHa ♀: 10-15 kg, > 3+ ♂: > 10 kg, > 1,5+ ♀: 20 ♂: 10 12-24 - [99] LHRHa + HCG ♀: > 12kg ♂: > 12 kg ♀: 10 + 300 ♂: 5 20 T: 30 [47] LHRHa ♀: đường kính trứng 0,7mm ♂: - ♀ & ♂: 20 - - [193]

LHRHa + HCG ♀ & ♂: 13-16 kg ♀ & ♂: 20+100-300 - - [74] LHRHa + HCG ♀: 15-18 kg

♂: 8-15 ♀: 20 ♂: 10 20 T: 30 [73]

Cá mú mỡ

Epinephelus tauvina LHRHa + HCG ♀ & ♂: > 2-3 kg, tuổi > 2+ ♀ & ♂: 40 + HCG

750-1000 72-144 - [47]

Cá đối mục Mugil

cephalus

LHRHa+PE+HCG ♀: đường kính trứng khoảng

0,57 mm ♀: 50 + 2mg + 1000 24 - [73]

LHRHa + HCG ♀ & ♂: 0,3-1,5 kg ♀ & ♂: 40-50+1000 - - [47] Cá chim vây vàng

Trachinotus blochii LHRHa ♀ & ♂: 750 g – 1,5 kg ♀ & ♂: 20 36-48 - [160]

Cá măng Chanos

chanos LHRHa ♀ & ♂: 2,5-7 kg ♀ & ♂: 50 - - [75]

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của hormone kích thích sinh sản lên đặc tính lý hóa sinh, hoạt lực và cấu trúc tinh trùng cá chẽm mõm nhọn psammoperca waigirnsis (cuvier và valenciennes, 1828) (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)