Đánh giá kỹ năng vận dụng thông qua phúc trình

Một phần của tài liệu Thực trạng, kết quả thực hiện chính sách trợ giúp xã hội và vận dụng công tác xã hội cá nhân đối với trẻ em bị lạm dụng sức lao động tại Yên Khánh – Ninh Bình (Trang 87 - 88)

- L: Vâng! đúng rồi đấy, bố mẹ P đã vậy rồi đến cả P cũng…

5.2.Đánh giá kỹ năng vận dụng thông qua phúc trình

Trong quá trình trợ giúp cho thân chủ hiểu rõ vấn đề khó khăn gặp phải từ đó giúp thân chủ nhìn nhận vấn đề trước mắt và tự giải quyết khó khăn sao cho phù hợp với hoàn cảnh của mình thì trước hết đòi hỏi nhân viên xã hội cần phải có những kiến thức, kỹ năng chuyên môn áp dụng vào thực tế với mức độ quan trọng tùy từng hoàn cảnh khác nhau, trong quá trình giúp đỡ cho thân chủ của mình bước đầu đã đạt được những kết quả tốt đẹp, những kỹ năng sinh viên đã vận dụng thông qua quá trình tiếp xúc với thân chủ như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tạo lập mối quan hệ, kỹ năng quan sát, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng quan sát, kỹ năng tạo bầu không khí thoải mái, kỹ năng tóm lược, kỹ năng tự bộc lộ bản thân, kỹ năng phản hồi cảm xúc được sinh viên sử dụng rất linh hoạt và hiệu quả cụ thể:

+ Kỹ năng tạo lập mối quan hệ: Trước hết để bắt đầu tiến trình giúp đỡ thân chủ thì công việc đầu tiên của NVXH đó là cần thiết lập mối quan hệ từ phía thân chủ với NVXH vì vậy sinh viên đã sử dụng kỹ năng tạo lập mối quan hệ nhằm để tạo nên sự tin tưởng từ phía thân chủ đối với SV.

+ Kỹ năng giao tiếp: Trong quá trình giúp đỡ thân chủ thì kỹ năng giao tiếp có vai trò rất quan trọng và được sử dụng xuyên suốt tiến trình can thiệp, trị liệu cho thân chủ của mình, thông qua giao tiếp thì sinh viên đã có được cái nhìn tổng thể về vấn đề đang gặp phải của thân chủ từ cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, thái độ... để từ đó tìm hiểu và đưa ra phương pháp giải quyết phù hợp .

+ Kỹ năng lắng nghe: lắng nghe là một trong những kỹ năng mà sinh viên đã sử dụng xuyên suốt tiến trình giúp đỡ thân chủ, thông qua lắng nghe sẽ giúp cho sinh viên thấy được sự đồng cảm trong chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ, mong muốn của thân chủ.

+ Kỹ năng quan sát: kỹ năng quan sát được sinh viên sử dụng rất tốt trong suốt tiến trình giúp đỡ cho thân chủ của mình, thông qua quan sát sinh viên có thể nắm bắt được tâm trạng, suy nghĩ của thân chủ, cảm xúc vui, buồn, xúc động.

+ Kỹ năng đặt câu hỏi: Việc kết hợp sử dụng nhiều loại câu hỏi đóng, mở để tránh tạo ra sự nhàm chán của thân chủ khi trả lời và cũng để tiện cho việc thu thập và xử lý thông tin.

5.3. Đánh giá mặt mạnh, mặt hạn chế của bản thân trong quá trình trợ giúp* Mặt mạnh: * Mặt mạnh:

Sinh viên có được nền tảng kiến thức về công tác xã hội cá nhân, cũng như những nền tảng kiến thức về tâm lý học nên trong quá trình trợ giúp sinh viên có cảm giác tự tin hơn, và dễ dàng hiểu hơn về đặc điểm tâm lý của mỗi thân chủ khi tiếp xúc, trò chuyện.

Nhanh chóng thiết lập đươc mối quan hệ với thân chủ để tạo sự tin tưởng trong thân chủ, có sự chia sẻ cởi mở với thân chủ và cũng được đáp lại bằng sự chia sẻ cởi mở của thân chủ với mình.

Được sự hướng dẫn và tận tình chỉ bảo của giáo viên hướng dẫn cũng như của các thành viên trong nhóm đã thúc đẩy tiến trình giúp đỡ đối tượng đạt kết quả tốt.

Luôn tỏ ra đồng cảm, cởi mở, chia sẻ với thân chủ cũng như có sự thay đổi về nét mặt cho phù hợp với tâm trạng của thân chủ.

* Hạn chế:

Mặc dù không phải là lần đầu tiên đi thực tế nhưng cách tiếp cận với các ca chưa nhiều nên trong quá trình trợ giúp sinh viên còn gặp nhiều khó khăn trong cách xử lý tình huống nảy sinh do khả năng còn hạn chế nên việc áp dụng những kiến thức, kỹ năng vào thực tế chưa đạt hiệu quả cao, quá trình trợ giúp còn chưa linh hoạt triệt để, chưa đáp ứng được đầy đủ các nhu cầu của thân chủ.

Bản thân sinh viên chưa có nhiều kinh nghiệm trong tiếp nhận và quản lý ca nên sự trợ giúp cho thân chủ gặp phải nhiều khó khăn và chưa triệt để.

Chưa có nhiều thời gian để chuẩn bị kỹ hơn những buổi tiếp xúc với thân chủ vì vậy trong quá trình giúp hỗ trợ còn nhiều hạn chế.

Thời gian thực tập của sinh viên không nhiều nên quá trình theo dõi sự chuyển biến của thân chủ gặp nhiều khó khăn vì vậy sinh viên cần chuyển ca cho gia đình, nhà trường, chính quyền địa phương… theo dõi, động viên để tạo ra sự thay đổi tích cực.

Một phần của tài liệu Thực trạng, kết quả thực hiện chính sách trợ giúp xã hội và vận dụng công tác xã hội cá nhân đối với trẻ em bị lạm dụng sức lao động tại Yên Khánh – Ninh Bình (Trang 87 - 88)