Theo quy định của địa phương

Một phần của tài liệu Thực trạng, kết quả thực hiện chính sách trợ giúp xã hội và vận dụng công tác xã hội cá nhân đối với trẻ em bị lạm dụng sức lao động tại Yên Khánh – Ninh Bình (Trang 33 - 37)

- Người nhiễm HIV/AIDS

3.2.Theo quy định của địa phương

6 Người bị đói do thiếu lương thực

3.2.Theo quy định của địa phương

3.2.1. Tình hình thực hiện chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên

Trong những năm qua, Đảng và nhà nước ta đã quan tâm chỉ đạo đến đời sống của các đối tượng gặp khó khăn như: người già cô đơn, trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, người nhiễm HIV/AIDS, người tàn tật... thông qua hàng loạt các chính sách trợ giúp xã hội luôn được ban hành và điều chỉnh cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Theo số liệu thống kê năm 2011 toàn huyện có 3.062 đối tượng BTXH thuộc diện trợ cấp thường xuyên với mức lớn hơn hoặc bằng mức trợ cấp quy định của nhà nước. Để thực hiện tốt chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn ổn định cuộc sống, tiếp tục sản xuất, góp phần giữ vững ổn định trật tự an toàn xã hội, phòng LĐTB&XH huyện đã chỉ đạo thực hiện chính sách trợ giúp xã hội với hàng loạt các văn bản như sau:

- Nghị quyết 92/2009/HĐND ngày 30/9/2009 về phát huy hiệu quả hoạt động của các trung tâm BTXH, các chính sách đảm bảo cuộc sống cho người già cô đơn, người tàn tật, người nhiễm HIV/AIDS…

- Quyết định 43/2009/QĐ – UBND ngày 15/01/2009 của UBND huyện Yên Khánh về việc quy định mức trợ cấp xã hội hàng tháng cho các đối tượng BTXH sống tại cộng đồng do xã, thị trấn quản lý và các cơ sở BTXH thuộc sở LĐTB&XH.

- Quyết định 102/2009/QĐ - UBND ngày 23/9/2009 của UBND huyện Yên Khánh về việc sửa đổi bổ sung một số điều lệ trong quyết định 43/2009/QĐ – UBND ngày 15/01/2009.

- Quyết định 16/2011 ngày 12/02/2011 của UBND huyện Yên Khánh quy định hệ số phụ cấp hàng tháng đối với từng nhóm đối tượng BTXH.

Ngoài hưởng trợ cấp hàng tháng theo quy định các đối tượng hưởng chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên còn được cấp thẻ BHYT và hưởng các khoản trợ giúp xã hội như:

- Tính đến năm 2011 có 213 đối tượng đang học văn hóa, học nghề được miễn giảm học phí, được cấp sách, vở, đồ dùng học tập theo quy định của pháp luật. - Thực hiện thanh toán, chi trả cho 56 đối tượng hưởng chính sách BTXH, khi chết được hỗ trợ mai táng phí 3 triệu đồng = 168 triệu đồng.

- Trợ cấp cho 100% trẻ em mồ côi, trẻ em không nơi nương tựa, 97,7% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS được chăm sóc, nuôi dưỡng tại gia đình và các trung tâm BTXH.

- Trợ cấp cho 154 người cao tuổi cô đơn với tổng số tiền là 23 triệu đồng để mua sắm tư trang, vật dụng sinh hoạt hàng ngày và mua thuốc chữa bệnh. Trợ cấp cho 156 cụ >85 tuổi không có lương hưu hoặc trợ cấp BHXH với tổng số tiền là 28.080 nghìn đồng trong đó có 12 cụ tròn 100 tuổi để phục vụ đời sống: ăn, mặc, ở, đi lại…

Việc tổ chức thực hiện chính sách trợ giúp đột xuất được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và chính quyền địa phương triển khai thực hiện kịp thời, đúng đối tượng, định mức quy định, bảo đảm tính dân chủ, công khai, minh bạch và có sự tham gia của người dân, đáp ứng kịp thời nhu cầu bức xúc của các thành viên trong xã hội khi họ gặp rủi ro.

Theo số liệu thống kê tính đến 12/2011 toàn huyện có 315 hộ gia đình có nhà bị sập đổ, trôi cháy hỏng nặng, 123 hộ phải di dời khẩn cấp do thiên tai, 123 số người bị chết, mất tích, số người thiếu lương thực bình quân hàng năm phải hỗ trợ lên đến 200 lượt người và phải hỗ trợ cứu đói trên 3.000 tấn gạo.

Theo Nghị định 148/NĐ – CP ngày 25/9/2007 về tổ chức hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện vì vậy công tác cứu trợ đột xuất ngày càng được quan tâm, phòng LĐTB&XH huyện đã chủ động theo dõi khảo sát tình hình, nắm chắc đối tượng, để đề nghị UBND huyện hỗ trợ và tổ chức trợ cấp kịp thời cho 122 hộ 476 nhân khẩu rơi vào hoàn cảnh rủi ro, thiếu đói gặp khó khăn trong dịp tết nguyên đán và kỳ giáp hạt năm 2011.

3.3.3. Tình hình thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo

* Chính sách vay vốn tín dụng: Thực hiện văn bản 1617/NHCS – TD ngày 28/8/2007: “Về việc nâng cao chất lượng tín dụng” và các văn bản của tỉnh. Giám đốc NHCSXH Huyện đã báo cáo với cấp ủy Đảng, chính quyền và trưởng Ban đại diện Hội Đồng Quản Trị NHCSXH huyện đã xin ý kiến chỉ đạo để tổ chức thực hiện và đã gửi văn bản 1617 văn bản 418 của NHCSXH tỉnh và các công văn của NHCSXH huyện tới các thành viên Ban đại diện Hội Đồng Quản Trị - NHCSXH huyện, UBND, ban xóa đói, giảm nghèo các xã, thị trấn để phối hợp chỉ đạo. NHCSXH cùng các cấp hội nhận ủy thác đang phối hợp để tổ chức thực hiện.

* Chính sách hỗ trợ người nghèo về nhà ở, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn:

Từ quỹ vận động vì người nghèo do ủy ban mặt trận tổ quốc huyện đã phát động các xã, thị trấn với khẩu hiệu: “Lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều”, trong 5 năm từ 2006 – 2010 đã vận động 379.160 triệu đồng đã hỗ trợ cho 178 hộ nghèo, hỗ trợ xóa 147 nhà tranh vách đất cho hộ nghèo với số tiền 1.400 triệu đồng trong đó tỉnh hỗ trợ 960 triệu đồng, huyện hỗ trợ 340 triệu đồng, nhân dân đóng góp 200 triệu đồng và hàng ngàn ngày công lao động.

Trên cơ sở nguồn vốn được phân bổ và nguồn vốn thu hồi, NHCSXH tỉnh Ninh Bình chi nhánh huyện Yên khánh đã tập chung giải ngân hết nguồn vốn từ

tháng 7/2011 với tổng kinh phí 127 triệu tăng so với 2010 là 5 triệu, chương trình cho vay nước sạch – vệ sinh môi trường nông thôn đã tiến hành kiểm tra được 14 hộ với số dư nợ là 74 triệu đồng, tỷ lệ các hộ vay đã xây dựng công trình vệ sinh nông thôn đến nay đã đảm bảo 100% hộ vay vốn đã có công trình và đã đem lại lợi ích kinh tế - xã hội lớn, cải tạo môi trường nông thôn, nâng cao sức khỏe cộng đồng.

* Chính sách đào tạo nghề, giải quyết việc làm: Theo Nghị quyết 120 của Chính Phủ trong 5 năm 2006 – 2010 huyện đã duyệt 650 dự án vay với số tiền >5 tỷ, tạo việc làm cho 5.670 lao động, chương trình vay vốn XĐGN đã giải quyết cho vay >11 tỷ đồng hỗ trợ giải quyết việc làm cho 5.690 lượt hộ nghèo. Và chỉ tính riêng tháng 12/2011 huyện đã duyệt 12 dự án vay với số tiền 563 triệu đồng hỗ trợ giải quyết cho 69 lao động có thêm việc làm mới. Đến nay trên toàn huyện đã phối hợp với một số đơn vị xuất khẩu lao động tổ chức 35 lớp tư vấn xuất khẩu lao động cho 2.030 người.

* Chính sách hỗ trợ về y tế dinh dưỡng: Trong n¨m 2011 tổng số người nghèo được cấp thẻ BHYT là 112.647 người. Tổng số người nghèo được khám chữa bệnh miễn phí là: 69.970 lượt người với số tiền khám chữa bệnh miễn phí là 34.210 triệu đồng, mổ đục tinh thể miễn phí cho 20 người nghèo.

* Chính sách giáo dục, đào tạo:

Số học sinh ở tất cả các cấp học gia đình thuộc hộ nghèo được miễn giảm học phí trong 5 năm từ 2007 – 2011 là: 6.550 em với kinh phí là: 237 triệu đồng. hỗ trợ tiền vở, giấy bút, sách giáo khoa cho 2.054 em với số tiền là 753.509 triệu đồng.

Thực hiện chính sách ưu đãi, thu hút đối với giáo viên công tác ở địa bàn khó khăn, khuyến khích xây dựng và mở rộng “Quỹ khuyến học”, ưu tiên đầu tư trước để đạt chuẩn cơ sở trường, lớp học ở các xã nghèo, thôn, xóm đặc biệt khó khăn.

Nhìn chung công tác thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo huyện Yên Khánh đã tạo điều kiện và góp phần cho người dân vươn lên thoát nghèo, đến nay toàn huyện không có hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo ngày càng giảm, đời sống nhân dân ngày càng nâng cao.

3.3.4. Tệ nạn xã hội

Là một huyện đồng bằng có nền kinh tế đang phát triển, trong những năm gần đây tình hình an ninh trật tự huyện Yên Khánh luôn được ổn định và giữ vững, góp phần quan trọng trong việc hoàn thành các mục tiêu phát triển kin tế - xã hội địa

phương. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả đề án 01/138 về: “phát động toàn dân tham gia phòng ngừa, phát hiện tố giác tội phạm, cảm hóa giáo dục, cải tạo người phạm tội tại gia đình và cộng đồng dân cư”. Năm 2011 tuyên truyền giáo dục các chủ trương chính sách của nhà nước về phòng, chống tệ nạn xã hội, tổ chức 127 cuộc có 2.000 lượt người dự (tăng 4 cuộc tuyên truyền tăng 117 lượt người dự so với năm 2010). Ngăn chặn, đẩy lùi phát sinh mới các tệ nạn xã hội, đảm bảo 80 - 90% đối tượng trộm cắp tài sản, lô đề cờ bạc, người nghiện ma túy được quản lý cai nghiện, chữa trị, dạy nghề, tạo việc làm, tái hòa nhập cộng đồng. Giảm 10 - 12% tỷ lệ tái nghiện.

Một phần của tài liệu Thực trạng, kết quả thực hiện chính sách trợ giúp xã hội và vận dụng công tác xã hội cá nhân đối với trẻ em bị lạm dụng sức lao động tại Yên Khánh – Ninh Bình (Trang 33 - 37)