Những vướng mắc trong việc thực hiện chính sách trợ giúp xã hội tại huyện Yên khánh – Ninh Bình

Một phần của tài liệu Thực trạng, kết quả thực hiện chính sách trợ giúp xã hội và vận dụng công tác xã hội cá nhân đối với trẻ em bị lạm dụng sức lao động tại Yên Khánh – Ninh Bình (Trang 42 - 43)

- Người nhiễm HIV/AIDS

6.Những vướng mắc trong việc thực hiện chính sách trợ giúp xã hội tại huyện Yên khánh – Ninh Bình

huyện Yên khánh – Ninh Bình

6.1. Trợ giúp xã hội thường xuyên

Mặc dù Đảng, Nhà nước luôn dành nguồn lực lớn cho công tác thực hiện chính sách trợ giúp xã hội nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu, bên cạnh đó một số chương trình, chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên chưa đồng bộ, còn mang tính ngắn hạn, thiếu sự gắn kết chặt chẽ, cơ chế quản lý, chỉ đạo điều hành, phân công phân cấp còn chưa hợp lý. Phần lớn các văn bản pháp luật về chính sách xã hội của Nhà nước là những văn bản dưới luật, giá trị pháp lý không cao, cho nên thường phải sửa đổi bổ sung cho phù hợpvới tình hình thực tế, do đó mà trở nên chồng chéo, mâu thuẫn và chắp vá, rất khó vận dụng.

Công tác BTXH còn khó khăn, hạn chế về nguồn lực nên vấn đề dạy nghề, tạo việc làm cho người tàn tật, người cao tuổi, người nhiễm HIV/AIDS còn gặp khó khăn, cơ sở BTXH ngoài công lập để dạy nghề, giới thiệu việc làm, chăm sóc cho các đối tượng còn quá ít, số lượng trẻ em đặc biệt khó khăn được chăm sóc và hòa nhập cộng đồng còn thấp.

Độ bao phủ của các chính sách chưa rộng khắp, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng: người già cô đơn, trẻ em mồ côi, người tâm thần, người tàn tật, người nhiễm HIV/AIDS…được chăm sóc, nuôi dưỡng tại các trung tâm BTXH phần lớn là còn thiếu và chưa đồng đều, chất lượng các loại hình dịch vụ, các phương tiện hỗ trợ cho ăn ở, đi lại còn gặp nhiều khó khăn.

Việc cấp thẻ BHYT còn sai sót về họ tên, năm sinh dẫn đến khó khăn trong việc khám, chữa bệnh.

Đội ngũ cán bộ thực hiện chính sách trợ giúp xã hội ở nhiều xã, nhiều thôn có trình độ chuyên môn còn hạn chế, chưa nắm vững nội dung, ý nghĩa của

chương trình, thiếu chủ động trong quá trình triển khai thực hiện các chính sách trợ giúp xã hội.

6.2. Trợ giúp xã hội đột xuất

Việc triển khai thực hiện các chính sách trợ giúp xã hội đột xuất còn thấp, tỷ lệ các hộ gia đình gặp rủi ro, thiếu đói chưa được tiếp cận với các chương trình chính sách trợ giúp xã hội còn cao, việc triến khai thực hiện các dự án còn thiếu chặt chẽ do thiếu cán bộ và sự giám sát thường xuyên dẫn đến sai lệch, thiếu xót và nhầm lẫn đối tượng. Công tác tuyên truyền vận động chưa được tiến hành thường xuyên, thiếu sâu rộng.

6.3. Xóa đói giảm nghèo

Tỷ lệ giảm nghèo giữa các xã không đồng đều một số xã vẫn có tỷ lệ hộ nghèo cao như: Khánh Công, Khánh Tiên, Khánh Hồng… Các biện pháp chưa cụ thể còn chung chung và tính khả thi không cao, việc lồng ghép nguồn lực các chương trình phát triển kinh tế - xã hội chưa được thực hiện tốt, việc huy động nguồn lực tại chỗ trong dân chưa tương xứng với khả năng của địa phương chủ yếu trông chờ vào nguồn ngân sách nhà nước. Ngoài ra, một bộ phận người nghèo còn tâm lý ỷ lại, chưa tích cực, chủ động vươn lên thoát nghèo.

Thủ tục vay vốn rườm rà, việc cấp thẻ BHYT khám chữa bệnh cho hộ nghèo còn thiếu và chưa đầy đủ, quy định về chuẩn nghèo (nông thôn 200.000 đồng/người/tháng, thành phố 260.000 đồng/người/tháng) hiện nay không phù hợp và rất khó khăn trong việc bình xét hộ nghèo.

Một số cán bộ cơ sở xã, thôn còn thiếu nhiệt tình, trách nhiệm, chưa chủ động. Do vậy khi triển khai chính sách, rà soát thống kê các hộ nghèo còn chậm, thiếu xót gây ảnh hưởng đến tiến độ công việc.

6.4. Tệ nạn xã hội

Số người mắc các tệ nạn xã hội vẫn còn nhiều trong khi đó việc đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất, tạo việc làm còn thấp quy mô còn nhỏ gây khó khăn trong quá trình giáo dục cảm hóa các đối tượng mắc tệ nạn xã hội tái hòa nhập cộng đồng.

Đội ngũ cán bộ làm công tác phòng chống tệ nạn xã hội còn manh mún trung bình 1 xã chỉ có 3 – 5 người trong khi đó số lượng đối tượng mắc các tệ nạn xã hội chiếm số lượng đông đảo.

Một phần của tài liệu Thực trạng, kết quả thực hiện chính sách trợ giúp xã hội và vận dụng công tác xã hội cá nhân đối với trẻ em bị lạm dụng sức lao động tại Yên Khánh – Ninh Bình (Trang 42 - 43)