Một số giải pháp trong công tác thực hiện chính sách trợ giúp xã hội tại huyện Yên Khánh – Ninh Bình

Một phần của tài liệu Thực trạng, kết quả thực hiện chính sách trợ giúp xã hội và vận dụng công tác xã hội cá nhân đối với trẻ em bị lạm dụng sức lao động tại Yên Khánh – Ninh Bình (Trang 44 - 46)

- Người nhiễm HIV/AIDS

8. Một số giải pháp trong công tác thực hiện chính sách trợ giúp xã hội tại huyện Yên Khánh – Ninh Bình

huyện Yên Khánh – Ninh Bình

8.1. Đối với cơ quan chủ quản cấp trên

Chuyển biến mạnh mẽ nhận thức của cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành

đoàn thể nhất là cơ sở phải coi trọng công tác trợ giúp xã hội, tăng cường công tác tuyên truyền bằng các hình thức sâu rộng đều khắp để mọi người dân biết và thực hiện nhất là người già, người tàn tật, người nhiễm HIV/AIDS… để họ vươn lên ổn định cuộc sống.

Tăng cường đồng bộ (cả cơ sở vật chất, kinh phí, lực lượng, cơ chế chính sách) huy động nguồn lực nhằm thực hiện tốt chính sách trợ giúp xã hội.

Tập trung ổn định và phát triển nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao, cơ giới hóa vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm nông nghiệp, góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân, đảm bảo an ninh lương thực. Đồng thời chuyển dịch mạnh về cơ cấu kinh tế, cùng với nông nghiệp cần chú trọng đến sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Chú trọng công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị góp phần giữ vững ổn định công bằng xã hội.

Phối hợp chặt chẽ với các ban ngành, đoàn thể chỉ đạo tốt các biện pháp tuyên truyền, kiểm tra, kiểm soát, triệt phá các ổ nhóm, nhằm đẩy lùi phát sinh mới các tệ nạn xã hội, nhất là ma túy, cờ bạc, trộm cắp, mại dâm.

Thực hiện tốt các chính sách trợ giúp xã hội của nhà nước như hỗ trợ về y tế, giáo dục, đào tạo nghề, hỗ trợ chính sách ưu đãi tài chính tín dụng, miễn giảm các loại thuế… đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động, phòng chống các tệ nạn xã hội: cờ bạc, nghiện hút, ma túy, mại dâm, tại nạn giao thông… coi đây là những giải pháp và nhiệm vụ cơ bản, quan trọng trong chiến lược giảm nghèo vững chắc của huyện cụ thể:

Đảm bảo cơ bản các đối tượng “yếu thế” tiếp tục được hưởng trợ cấp xã hội và nuôi dưỡng tập trung tại các cơ sở BTXH.

Cần phải có sự gắn kết, lồng ghép, đan xen giữa các phong trào hành động của các ngành, các đoàn thể quần chúng với các chương trình đào tạo nghề, xuất khẩu lao động, dân số gia đình và trẻ em, phòng chống tệ nạn xã hội, phát triển nông nghệp nông thôn, y tế, giáo dục, đào tạo… ban chỉ đạo quản lý điều hành chương trình các cấp và cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo từ huyện đến cơ sở.

Các tổ chức: Hội Phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên phối kết hợp chặt chẽ với NHCSXH huyện để có kế hoạch cụ thể chỉ đạo tổ chức hội, cơ sở thực hiện đúng quy trình, quy định sử dụng vốn. Vay vốn đúng mục đích, đúng đối tượng. Rà soát, phân tích nguyên nhân nghèo của hội viên mình và có biện pháp hướng dẫn giúp đỡ mọi mặt để hội viên vay vốn và sử dụng vốn vay có hiệu quả.

8.3. Đối với Phòng LĐTB&XH huyện Yên Khánh

Hỗ trợ tích cực, duy trì hoạt động cho các hội như: Hội Người cao tuổi, Hội người khuyết tật, Hội người mù, Hội phụ nữ, Hội nông dân, đoàn thanh niên hỗ trợ kinh phí tổ chức họp mặt thăm hỏi, tặng quà nhân ngày quốc tế người cao tuổi 1/10, ngày chăm sóc sức khỏe người tàn tật 18/4, ngày quốc tế người tàn tật 03/12, ngày quốc tế thiếu nhi 01/6…

Hỗ trợ về cơ sở vật chất, phương tiện: xe lăn, xe đẩy, thuốc men… phục vụ cho đời sống sinh hoạt hàng ngày phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng.

Chủ động phối hợp với các cơ quan truyền thông để tuyên truyền sâu rộng về chế độ chính sách trợ giúp xã hội của Nhà nước đến toàn thể nhân dân đồng thời nêu gương một số đối tượng hưởng trợ giúp xã hội vươn lên làm giàu chính đáng để các hộ khác học hỏi kinh nghiệm.

Xây dựng đội ngũ cán bộ vững chắc được đào tạo bài bản, chuyên môn, có kinh nghiệm để hướng dẫn hộ nghèo cách sản xuất, thường xuyên kiểm tra, đánh

giá sát sao trong việc triển khai các chính sách, dự án để tránh dẫn đến hiện tượng sai lệch, nhầm đối tượng.

Tăng cường các hoạt động hỗ trợ trực tiếp để đào tạo, giải quyết việc làm cho người lao động thiếu việc làm sao cho phù hợp với tình trạng sức khỏe của các đối tượng, thường xuyên tổ chức đưa lao động đi xuất khẩu lao động phấn đấu mỗi năm có từ 200 đến 300 người lao động ở nước ngoài.

Tuyên truyền, phổ biến kiến thức sâu rộng để người dân hiểu biết tác hại của TNXH từ đó nâng cao trách nhiệm và nghĩa vụ phòng chống các TNXH nảy sinh: trộm cắp, cờ bạc, ma túy, mại dâm…

Một phần của tài liệu Thực trạng, kết quả thực hiện chính sách trợ giúp xã hội và vận dụng công tác xã hội cá nhân đối với trẻ em bị lạm dụng sức lao động tại Yên Khánh – Ninh Bình (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w