- Chủ động liên hệ và xin phép lãnh đạo, trao đổi thảo luận với giáo viên để có được sự lựa chọn lớp TN được chính xác.
12. Thực hiện dự án “Tàu lượn siêu tốc” Từ 7/1 – 21/1/
TNs và s DC2 là không có ý nghĩa.
Cụ thể ta tính như sau: 2 2 3, 30 1, 00 3, 28 TN DC s F F s α = = = < Sự khác nhau tổng thể giữa 2 TN s vàs2DClà không có ý nghĩa. Từ đó, chúng tôi tính tiếp đại lượng kiểm định t theo công thức:
0 20 40 60 80 100 120 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Nhóm TN Nhóm ĐC
.. . TN DC TN DC TN DC x x n n t s n n − = + Với ( 1) 2 ( 1) 2 2 TN TN DC DC TN DC n s n s s n n − + − = + −
Sau khi tính được t, ta đem so sánh với giá trị tới hạn tRα R được tra trong bảng phân phối Student ứng với mức ý nghĩa α = 0,05 và bậc tự do f =nTN +nDC − =2 62
Nếu t ≥ tRαR thì sự khác nhau giữa điểm trung bình của nhóm TN và nhóm ĐC là có ý nghĩa và
ngược lại.
Cụ thể, giá trị ta tính được: s = 1,81 và t = 3,16.
Tra bảng Student với mức ý nghĩa α = 0,05 và bậc tự do f = 62 ta được giá trị tới hạn tRαR ứng với các xác suất tương ứng là:
tR1R= 2,000 ứng với xác suất PR1R = 0,975 tR2R= 2,390 ứng với xác suất PR2R = 0,990 tR3R= 2,660 ứng với xác suất PR3R = 0,995
Với giá trị thực nghiệm t = 3,16 > tR1R, tR2R, tR3Rta có thể kết luận rằng: Sự chênh lệch về điểm trung bình của nhóm TN và nhóm ĐC là do kết quả tác động sư phạm mà có chứ không phải là do ngẫu nhiên với xác suất đáng tin cậy là 99,5% .
3.7.Kết luận chương 3
Qua các số liệu ghi chép và các số liệu tính toán từ điểm kiểm tra của HS, chúng tôi kết luận rằng việc áp dụng mô hình DHDA vào chương “Các định luật bảo toàn” Vật lý 10 THPT mang lại nhiều kết quả khả quan, tác động tới thái độ học tập tích cực của HS, hình thành khả năng hoạt động độc lập và phối hợp trong nhóm học tập, qua đó nâng cao hiệu quả dạy học một cách chắc chắn. DHDA là mô hình dạy học khả thi ở cấp độ THPT, có đầy đủ khả năng giúp HS lĩnh hội kiến thức đồng thời tăng cường tính tích cực, tự lực và khả năng làm việc theo nhóm của HS. Tuy còn nhiều khó khăn và nhiều điểm cần hoàn chỉnh nhưng quá trình TNSP cũng cho thấy tính ưu việt của mô hình DHDA so với các phương pháp dạy học truyền thống. Điều kiện tiên quyết để có được thành công từ DHDA là yếu tố con người. Người quản lý cần có cái nhìn toàn diện về mô hình DHDA, người dạy cần có sự tìm hiểu nghiêm túc và chuẩn bị chu đáo mỗi khi tổ chức một dự án học tập cho HS. Bên cạnh đó, việc lựa chọn dự án phù hợp với nội dung học tập, và sự tinh tế trong phân chia nhóm học tập cũng đóng vai trò không nhỏ trong sự thành công của DHDA.
Mở rộng ra, luận văn hướng đến khẳng định lợi ích từ việc triển khai rộng rãi mô hình DHDA ở các môn học, các lớp học ở trường THPT, không phải như một phương pháp thay thế toàn diện mà là một mô hình tổ chức linh hoạt, phù hợp với điều kiện môn học tạo cơ hội học tập công bằng cho học sinh, vừa đảm bảo yêu cầu hướng đến HS là trung tâm quá trình dạy học vừa hướng đến mục tiêu cá thể hóa trong dạy học.
KẾT LUẬN
Dạy học không còn là quá trình truyền thụ kiến thức đơn thuần. Dạy học ngày nay đòi hỏi không những cung cấp cho người học những kiến thức cần thiết mà còn xây dựng cho người học các kỹ năng tư duy bậc cao, kỹ năng tự học, kỹ năng độc lập nghiên cứu và cả kỹ năng phối hợp làm việc theo nhóm. Từ đó, định hướng dạy học là hướng đến tích cực hóa hoạt động của HS, tạo cơ hội học tập công bằng cho HS, phát huy khả năng tiềm tàng của người học, giúp họ tự lực xây dựng các kiến thức và phẩm chất cần thiết cho tương lai. DHDA là một mô hình dạy học thể hiện rõ các quan điểm này.
DHDA là mô hình dạy học phức hợp, trong đó người học được lôi cuốn tham gia một cách tích cực vào tìm hiểu một vấn đề hấp dẫn, vừa liên quan đến kiến thức cần học vừa liên quan đến thực tiễn. Các dự án với những nhiệm vụ đa dạng tạo nhiều cơ hội học tập hơn cho HS. Các vấn đề của DHDA thường mang tính thách thức và mới mẻ, không thể giải quyết chỉ nhờ kiến thức học thuộc lòng trong sách giáo khoa. DHDA đặt người học vào các vai trò tích cực, vừa là người đề xuất vấn đề, người giải quyết vấn đề và người đánh giá. Các dự án học tập luôn hướng đến các mục tiêu giáo dục cao hơn chứ không phải là mô hình hoạt động ngoại khóa.
Căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu, giả thuyết khoa học và những kết quả của quá trình
nghiên cứu đề tài “Vận dụng dạy học dự án vào dạy học chương “Các định luật bảo toàn” – Vật lý
10 THPT nhằm phát huy tính tích cực, tự lực và kỹ năng làm việc theo nhóm của học sinh”, chúng
tôi đã thu được một số kết quả sau:
- Tìm hiểu cơ sở lý luận của mô hình DHDA nhằm phát huy tính tích cực, tự lực và kỹ năng làm
việc theo nhóm của HS trong dạy học Vật lý.
- Nghiên cứu cấu trúc, nội dung, mục đích và nhiệm vụ dạy học của chương “ Các định luật bảo
toàn” Vật lý 10 THPT. Qua đó đánh giá thực trạng dạy và học chương này.
- Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về mô hình DHDA và thực tiễn dạy học, chúng tôi xây dựng tiến
trình dạy học chương “Các định luật bảo toàn” thông qua hai dự án học tập, thiết kế ý tưởng và xây dựng kế hoạch thực hiện chi tiết.
- Tiến hành xin phép nhà trường, lựa chọn đối tượng và tiến hành thực nghiệm với hồ sơ đã soạn
sẵn. Ghi chép tiến trình và các kết quả đạt được, từ đó xử lý kết quả bằng các thống kê toán học nhằm so sánh, đánh giá hiệu quả của mô hình DHDA áp dụng vào phần kiến thức đã chọn.
Trên cơ sở kết quả thu được chúng tôi có một số nhận xét sau:
- Áp dụng mô hình dạy học dự án vào dạy học Vật lý ở trường THPT là một hướng đi đúng, phù
- DHDA đã giúp quá trình dạy học đạt được các mục tiêu quan trọng và đặc thù như phát huy tính tích cực, tự lực của HS; rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề, phát triển tư duy sáng tạo và tăng cường kỹ năng hoạt động nhóm.
- Bên cạnh những thuận lợi, DHDA khi triển khai thực tế gặp một số khó khăn, nhưng khó khăn
nhất vẫn là ở yếu tố người học và người dạy. Khi đã quyết định áp dụng mô hình DHDA, người GV cần xác định phải đầu tư một cách nghiêm túc và bài bản, người học cần có sự chuẩn bị và tham gia một cách tích cực.
- Để có thể triển khai rộng rãi mô hình DHDA ở trường THPT, cần sự tác động từ nhiều phía, từ
nhà quản lý giáo dục, xã hội đến người GV và HS. Nhưng yếu tố quan trọng nhất vẫn là sự quyết tâm đổi mới và hướng đến các mục tiêu dạy học cao hơn của người GV.
Trong khuôn khổ giới hạn của luận văn, chúng tôi mới chỉ triển khai thực nghiệm được ở một
lớp của một trường THPT, do đó không tránh khỏi khiếm khuyết. Trong thời gian tới, với sự giúp đỡ của nhà trường và đồng nghiệp, chúng tôi sẽ triển khai ở nhiều khối lớp, nhiều trường với nhiều đối tượng khác nhau. Với hướng đi đó, chúng tôi tin tưởng luận văn sẽ đóng góp phần nào vào việc đổi mới phương pháp dạy và học Vật lý ở trường THPT.