CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC MỘT SỐ KIẾN THỨC CHƯƠNG “CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN” THEO MÔ HÌNH DHDA

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG MÔ HÌNH DẠY HỌC DỰ ÁN VÀO DẠY HỌC CHƯƠNG “CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN” – VẬT LÝ 10 THPT NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, TỰ LỰC VÀ KỸ NĂNG LÀM VIỆC THEO NHÓM CỦA HỌC SINH (Trang 31 - 34)

“CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN” THEO MÔ HÌNH DHDA

2.1. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học Vật lý ở trường THPT [2]

 Nghiên cứu áp dụng một cách sáng tạo một số chiến lược dạy học hiện đại

Dạy học trong giai đoạn hiện nay không chỉ đơn thuần là truyền thụ kiến thức mà phải chú trọng đến các phương pháp tạo cơ hội, tạo điều kiện cho người học tích cực, chủ động trong quá trình học. Bên cạnh đó cần hướng đến các mục tiêu khác như: coi trọng sự hiểu biết vượt khỏi chương trình học, hướng tới tư duy bậc cao, coi trọng sự phát triển đa nhân cách của người học, chú trọng đến thái độ sống và làm việc của con người hiện đại … Chính vì thế người dạy học cần nghiên

cứu, áp dụng một số chiến lược dạy học hiện đại, đáp ứng định hướng đổi mới. Thế nhưng, đổi mới

phương pháp dạy học không phải là xóa bỏ hoàn toàn phương pháp cũ và áp dụng rập khuôn phương pháp mới mà là áp dụng một cách sáng tạo, có chọn lọc và ứng biến phù hợp điều kiện hiện tại và tâm sinh lý của học sinh.

 Dạy học bằng hoạt động và thông qua hoạt động

Theo Vưgotxki, chỉ có bằng hoạt động và thông qua hoạt động, mỗi người tự sinh thành ra mình, tạo dựng và phát triển ý thức và nhân cách của mình. Các phương pháp và chiến lược dạy học của giáo viên phải tăng cường hoạt động chủ động của học sinh và coi đó như là một kênh chuyển giao kiến thức chủ yếu. Nhiệm vụ của người giáo viên là tổ chức, hướng dẫn và kiểm tra kết quả hoạt động của học sinh, giúp học sinh lĩnh hội được các kiến thức khoa học, xã hội, các thao tác tư duy, từ đó phát triển tâm sinh lý, hình thành nhân cách.

 Bồi dưỡng khả năng tự học của học sinh

Mục tiêu của đổi mới phương pháp dạy học là hướng đến người học là trung tâm, là chủ thể của quá trình học. Khả năng tự học, mà sau đó phát triển thành khả năng tự nghiên cứu, là thật sự cần thiết trong giai đoạn kiến thức trở lên quá nhiều, đa dạng và phong phú như hiện nay. Chính vì vậy, qua từng giờ học, từng nhiệm vụ học tập, người giáo viên phải bằng mọi cách phát huy tính tự lực và tăng cường khả năng tự học cho học sinh.

 Nghiên cứu đổi mới quá trình thực hành, thí nghiệm

Vật lý là môn khoa học thực nghiệm, các kiến thức vật lý được xây dựng từ thực nghiệm và phải được thực nghiệm kiểm chứng. Thông qua thực hành, thí nghiệm, học sinh được khắc sâu kiến thức, được thấy kiến thức trong thực tế, đồng thời phát huy các kỹ năng thao tác phù hợp với các yêu cầu nghề nghiệp trong tương lai (quan sát, lắp ráp, đo đạc, vẽ đồ thị, suy đoán …). Vì vậy, khi

tổ chức cho học sinh làm thì nghiệm, người giáo viên không được làm thay học sinh, mà nên tổ chức theo nhóm để học sinh cùng nhau thảo luận, tìm ra các phương án thực hành tối ưu.

 Nghiên cứu sử dụng các phương tiện dạy học và các tài liệu hỗ trợ khác.

Các phương tiện dạy học ngày các phát triển và góp phần tích cực và tăng cường chất lượng dạy học. Từ phấn, bảng, sách giáo khoa, tranh vẽ, nay chúng ta đã có thêm máy vi tính, máy chiếu, internet, phần mềm dạy học … Việc nghiên cứu và sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại sẽ giúp tăng lượng thông tin, tăng tốc độ trao đổi và tăng hiệu quả trao đổi thông tin giữa giáo viên và học sinh.

 Nghiên cứu cách soạn giáo án hiệu quả.

Giáo án là kế hoạch dạy học của giáo viên. Việc thay đổi mục tiêu, phương pháp dạy học dẫn đến việc thay đổi giáo án một cách phù hợp, đảm bảo tính hiệu quả cao. Giáo án của giáo viên phải là một bộ hồ sơ dạy học bao gồm các yếu tố: mục tiêu cần đạt được, các phương tiện hỗ trợ, các bộ câu hỏi học tập, các công cụ đánh giá, các tài liệu tham khảo …

 Nghiên cứu cách đổi mới kiểm tra đánh giá.

Đổi mới nội dung và phương pháp dạy học nhất thiết phải đồng thời đổi mới kiểm tra đánh

giá, nhất là khi áp dụng các chiến lượng dạy học hiện đại. Kiểm tra đánh giá cần theo hướng đánh

giá quá trình chứ không chỉ là kiểm tra đánh giá ở thời điểm cuối của khóa học. Các hình thức kiểm tra, đánh giá cũng cần được nghiên cứu và sử dụng một cách phối hợp và linh hoạt. Bên cạnh đó cũng cần quan tâm đến khía cạnh tự đánh giá và đánh giá phản hồi (học sinh đánh giá giáo viên).

2.2.Phân tích cấu trúc và nội dung chương “Các định luật bảo toàn” – Vật lý 10 THPT [3], [4],

[11]

2.2.1.Vị trí, đặc điểm chương “Các định luật bảo toàn”.

 Vị trí của chương “Các định luật bảo toàn”:

Chương trình Vật lý 10 THPT nhằm cung cấp cho HS những tri thức căn bản về tự nhiên cũng như nắm vững các phương pháp tư duy khoa học nhằm giúp HS có cái nhìn bước đầu về thế giới tự

nhiên xung quanh, có thế giới quan khoa học và nhân sinh quan đúng đắn. Chương trình Vật lý 10

bao gồm hai phần là cơ học và nhiệt học, trong đó phần cơ học chiếm 45/70 tiết (bao gồm cả kiểm

tra). Chương “Các định luật bảo toàn” là chương gần cuối của phần cơ học, chiếm 10 tiết, bao gồm

các kiến thức về cơ học cổ điển được nhìn nhận theo phương pháp năng lượng.

Cơ học là phần Vật lý nghiên cứu những hiện tượng gần gũi, bề ngoài của đối tượng, thường được đưa ra nghiên cứu đầu tiên trong tiến trình nghiên cứu Vật lý. Các kiến thức cơ học thường dễ dàng tiếp thu và không đòi hỏi mức độ trừu tượng cao của tư duy. Tuy nhiên, các kiến thức cơ học nhìn dưới phương pháp năng lượng đòi hỏi một khả năng tư duy cao, khả năng phân tích tổng hợp kiến thức của học sinh.

Trong cơ học, chúng ta có các đại lượng bảo toàn là động lượng, cơ năng, mô men động lượng nhưng trong phạm vi của chương trình phổ thông, HS được tìm hiểu về hai định luật bảo toàn là bảo toàn động lượng và bảo toàn cơ năng. Động lượng của một vật là tích số của khối lượng và vận tốc của một vật, do đó là một đại lượng véc tơ. Động lượng của một vật chỉ có thể thay đổi khi có ngoại lực tác dụng ∆ p=F . t

. Do đó nếu một hệ vật không có ngoại lực tác dụng hoặc ngoại lực cân bằng thì tổng động lượng của hệ sẽ được bảo toàn. Nguyên lý này giải thích thỏa đáng các cơ chế chuyển động trong tự nhiên như chuyển động của con mực, của động cơ phản lực...

Để nắm rõ định luật bảo toàn cơ năng, HS cần biết về khái niệm công cơ học, như là số đo của cơ năng biến đổi trong quá trình vật chuyển động. Khi một vật chuyển động, động năng và thế năng của vật hoàn toàn có thể thay đổi, do đó cơ năng thay đổi. Nhưng nếu vật chỉ chịu tác dụng của lực thế thì cơ năng của vật sẽ bảo toàn. Các kiến thức về năng lượng và tư duy giải quyết vấn đề bằng phương pháp năng lượng vượt xa khỏi phạm vi của phần cơ học. Nó được áp dụng ở hầu hết các lĩnh vực vật lý, gắn liền với thực tiễn. Vì vậy, nếu chỉ bám sát các kiến thức của phần này thì không tránh khỏi khô khan, nhàm chán hoặc đi lệch hướng với ý nghĩa vật lý của chương.

2.2.2.Mục tiêu dạy học của chương “Các định luật bảo toàn”.

Kiến thức:

- HS hiểu được các khái niệm động lượng, công, công suất, năng lượng, động năng, thế năng, cơ

năng.

- HS nắm được mối quan hệ giữa công, động năng và thế năng.

- HS nắm được các định luật bảo toàn động lượng, định luật bảo toàn cơ năng. Từ đó am hiểu

quy luật biến đổi và chuyển hóa năng lượng trong một số trường hợp đơn giản. Kỹ năng:

- Học sinh có thể vận dụng các kiến thức về động lượng, động năng, thế năng, cơ năng và nhất là

tư tưởng bảo toàn để giải thích một số hiện tượng vật lý đơn giản tron thực tế.

- Học sinh biết vận dụng các định luật bảo toàn trong việc giải thích một số hiện tượng và giải

một số bài toán liên quan. Thái độ:

- Học sinh có hứng thú với việc tìm hiểu các kiến thức vật lý, hăng hái xây dựng kiến thức và có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

2.2.3.Phân tích cấu trúc kiến thức của chương “Các định luật bảo toàn”.

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG MÔ HÌNH DẠY HỌC DỰ ÁN VÀO DẠY HỌC CHƯƠNG “CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN” – VẬT LÝ 10 THPT NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, TỰ LỰC VÀ KỸ NĂNG LÀM VIỆC THEO NHÓM CỦA HỌC SINH (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)