Một số triệu chứng lâm sàng của thỏ 1 tuần đến 4 tuần tuổi bị bệnh tiêu chảy

Một phần của tài liệu khảo sát hiệu quả của quy trình phòng và điều trị bệnh tiêu chảy trên thỏ (Trang 39 - 40)

chảy

Tiêu chảy là triệu chứng quan trọng và là cơ sở để chúng tôi xác định thỏ bệnh. Phân thỏ bệnh ở trạng thái sệt và lỏng bết hậu môn và đi nhiều lần trong ngày. Đa số thỏ con bệnh tiêu chảy có biểu hiện mệt mỏi, lông xù, giảm tăng trọng, cơ thể gầy yếu, chậm chạp: do tiêu chảy đã làm cho thỏ con bị mất nước, mất điện giải và các chất dinh dưỡng.

+ Phân thỏ bệnh lúc 1 tuần tuổi thường có màu vàng nhạt, và lúc thỏ con từ 4 tuần tuổi thì phân có màu xám.

+ Theo Hồ Văn Nam và ctv, (1982) thì màu sắc của phân động vật được quyết định bởi hai thành phần là màu sắc thức ăn (chủ yếu) và hàm lượng sắc tố mật (Sterkobilin).

+ Do vậy chúng tôi cho rằng màu phân của thỏ bệnh thay đổi theo các giai đoạn tuổi chính là do sự thay đổi của thức ăn: Lúc 1 tuần tuổi thức ăn của thỏ con hoàn toàn là sữa đầu và sữa nên phân hơi màu vàng nhạt. Thỏ con từ ngày 15 đã được tập ăn thức ăn xanh và thức ăn hổn hợp, phân thỏ bệnh còn có màu xám đen của thức ăn xanh và thức ăn hổn hợp.

Thân nhiệt của đa số thỏ bệnh tiêu chảy đều không tăng (nhiệt độ trung bình khoảng 39,50

C).

+ Thỏ con bị tiêu chảy thì thường dính phân ở hậu môn, hậu môn ướt, đuôi xụ… đây cũng là một trong những triệu chứng xác định thỏ bệnh.

Từ những kết quả trên chúng tôi nhận thấy:

+ Các yếu tố về chuồng trại, vệ sinh chăm sóc tốt cùng với việc bổ sung thuốc phòng là chủ yếu và kết hợp sử dụng men vi sinh đã có tác dụng tổng hợp tích cực trong việc hạn chế bệnh tiêu chảy ở thỏ con nên giảm thấp tỉ lệ tiêu chảy ở cả 2 nghiệm thức.

Hình 4.1 Thỏ bị tiêu chảy phân dính ở hậu môn

Một phần của tài liệu khảo sát hiệu quả của quy trình phòng và điều trị bệnh tiêu chảy trên thỏ (Trang 39 - 40)