Bệnh tiêu chảy trên thỏ

Một phần của tài liệu khảo sát hiệu quả của quy trình phòng và điều trị bệnh tiêu chảy trên thỏ (Trang 29)

2.6.1 Tiêu chảy do thức ăn

Bệnh gây ra do thỏ ăn phải thức ăn nước uống, bị ôi, mốc, hoặc do thay đổi thức ăn đột ngột làm rối loạn tiêu hóa hoặc thỏ ăn nhiều lá, rau củ, quả chứa nhiều nước hoặc thức ăn nước uống bị dính tạp chất bẩn, dính nước mưa, sương, nằm trên cao gió lùa vào bụng.v.v… Thỏ con từ sau cai sữa đến 3 tháng tuổi hay mắc bệnh này.

Bệnh dễ xảy ra trong giai đoạn thỏ con trước và sau khi cai sữa. Khi bệnh xảy ra trong trại nên kiểm tra lại các yếu tố về sự thay đổi điều kiện môi trường, chuồng trại, khẩu phần ăn, thức ăn bổ sung, kháng sinh hoặc thuốc sử dụng gần đây.

2.6.2 Tiêu chảy do Escherichia coli (E.coli)

2.6.2.1 Nguyên nhân

Do vi khuẩn Escherichia coli gây ra. E.coli là vi khuẩn Gram âm ( - ), bám dính vào niêm mạc ruột qua 2 quá trình: đầu tiên các lông tơ của vi khuẩn giúp vi khuẩn tiếp cận tế bào ruột, sau đó áp sát hơn và dùng yếu tố bám dính và yếu tố phá hủy để phá hủy vi nhung ruột gây tiêu chảy cho thỏ.

Trường hợp E.coli qua hệ thống mạch ở ruột xâm nhập vào máu gây nhiễm khuẩn huyết có thể tác động lên não, hệ thống thẩn kinh, tỉ lệ chết cao.

Yếu tố stress do cai sữa và sự giảm kháng thể thụ động từ mẹ làm thỏ con dễ cảm nhiễm giai đoạn 21 – 35 ngày tuổi.

2.6.2.2 Triệu chứng

- Thể nhiễm khuẩn huyết: Thỏ con có biển hiện thần kinh, tư thế không bình thường: niễng đầu hoặc ngoẹo đầu, co giật từng cơn, run bắn khi bị đụng vào. Tỉ lệ chết cao nếu không can thiệp. Mổ khám tử thấy não sung huyết, bụng căng do ứ nước bàng quang.

- Thể tiêu chảy: Thỏ bị tiêu chảy, phân dính bết phần lông hậu môn, nên rất dơ. Thỏ sốt bỏ ăn và uống nước nhiều hơn bình thường. Phù nề hoặc xuất huyết dưới màng nhầy ruột.

2.6.2.3 Bệnh tích

Viêm ruột rất điển hình niêm mạc ruột non dầy có lớp dịch màu vàng, xám nhạt phủ lên. Ở niêm mạc ruột già mổ khám thấy xuất huyết, ruột căng phòng lên.

2.6.3 Tiêu chảy do Salmonella (Salmonella enterica)

2.6.3.1 Nguyên nhân

do vi khuẩn Salmonella enterica, một loài vi khuẩn hiếu khí, Gram âm (-) gây ra. Bệnh truyền lây qua tiêu hóa do tiếp xúc trực tiếp với phân bị nhiễm, qua thức ăn, hoặc chất lây. Người có thể mắc bệnh từ thỏ bị nhiễm.

2.6.3.2 Triệu chứng

Bệnh cấp tính, đặc trưng bởi bỏ ăn, sốt, mất nước, tiêu chảy (có máu), chết, có thể xảy thai. Thỏ hồi phục từ bệnh cấp thì không còn triệu chứng bệnh.

2.6.3.3 Bệnh tích

Thỏ bị xuất huyết nội tạng, viêm và loét ruột kết, gan có nốt hoại tử trắng.

2.6.4 Tiêu chảy do cầu trùng

Là bệnh rất phổ biến trên thỏ, có 2 thể là thể gan và ruột.

2.6.4.1 Cầu trùng gan

- Nguyên nhân: do Eimeria stiedae gây ra. Nước hoặc thức ăn bị nhiễm phân có chứa noãn nang của cầu trùng E. stiedae bắt đầu ở tá tràng, thông qua máu hoặc hệ bạch huyết, xâm nhập các tế bào biểu mô của ống mật để bắt đầu sinh sản ở gan. Ẩm độ, chuồng dơ, đàn quá đông,… làm bệnh dễ lây lan.

- Triệu chứng: thường xảy ra ở thỏ con và có biểu hiện như chán ăn, ốm, suy nhược, thiếu máu, tiêu chảy ở giai đoạn cuối, lông khô, bụng phình và chết.

Luận văn tốt nghiệp Đại học

Trang 16

2.6.4.2 Cầu trùng ruột

- Nguyên nhân: Các loài thường thấy là: Eimeria magna, E .irresidua, E. perforans, và E. media. Chúng kí sinh trong đường ruột và nhân lên ở biểu bì niêm mạc ruột. Thỏ bị truyền lây do nuốt phải nang kén hợp tử. Tỉ lệ nhiễm cao.

- Triệu chứng: thường xảy ra ở thỏ con, làm tăng trọng giảm, tiêu chảy có màng nhầy, chảy nước mắt, chết đột ngột.

- Bệnh tích: Chất chứa trong ruột xốp có các tổn thương cở đầu ghim. Vách ruột có những mãnh màu trắng xám tróc ra. Trường hợp nặng vách ruột dầy lên, nhạt màu. Lấy mẫu ruột kiểm tra sẽ tìm thấy các noãn nang cầu trùng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chương 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.1 Nội dung nguyên cứu

Khảo sát tỷ lệ thỏ tiêu chảy ở 2 giai đoạn + Thỏ sơ sinh (1 tuần tuổi)

+ Thỏ cai sữa (4 tuần tuổi) Thử nghiệm phòng tiêu chảy Thử nghiệm điều trị tiêu chảy

3.1.2 Phương tiện nghiên cứu

Thời gian: 6 – 8/2013

Địa điểm: trại thỏ LONG TUYỀN, 333, Tổ 4, khu vực Bình Dương B, phường Long Tuyền, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ.

3.1.3 Đối tượng nguyên cứu

Thỏ từ sơ sinh (1 tuần tuổi) và cai sữa (4 tuần tuổi).

3.1.4 Vật liệu thí nghiệm

Chuồng nuôi, máng ăn, máng uống..

Tại trại: ống tiêm, kim, nhiệt kế, bình phun tiêu độc, dụng cụ mổ khám,…

3.1Phương pháp nghiên cứu 3.1.1 Điều tra cắt ngang

Chúng tôi khảo sát bệnh tiêu chảy trên thỏ bằng cách ghi nhận trực tiếp số thỏ mắc bệnh tiêu chảy ở các giai đoạn sau:

+ Giai đoạn thỏ 1 tuần tuổi + Giai đoạn thỏ 4 tuần tuổi

3.1.2 Bố trí thí nghiệm

Luận văn tốt nghiệp Đại học

Trang 18

Bảng 3.1 Bố trí thí nghiệm phòng thỏ 1 tuần tuổi

Nghiệm thức Số con thí

nghiệm Thuốc phòng Liều

P1 Aralis 3 giọt/lần

P2 Marbovitryl 250 3 giọt/lần

ĐC Không dùng thuốc

Bảng 3.2 Bố trí thí nghiệm phòng thỏ 4 tuần tuổi

Nghiệm thức Số con thí

nghiệm Thuốc phòng Liều

P1 Aralis 5 giọt/lần

P2 Marbovitryl 250 5 giọt/lần

ĐC Không dùng thuốc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Nghiệm thức phòng (P1) sử dụng kháng sinh Aralis cho thỏ uống bắt đầu từ 1 tuần tuổi và được lập lại lần 2 cách nhau 15 ngày.

-Nghiệm thức phòng (P2) sử dụng kháng sinh Marbovitryl 250 cho thỏ uống bắt đầu từ 4 tuần tuổi.

+ Thành phần thuốc Aralis Liều, liệu trình -Apramycin Uống 1ml/5kg P -Colistin sulfate 3-5 ngày

-Atropin sulfate

+ Thành phần thuốc Marbovitryl 250 Liều, liệu trình -Marbofloxacin Uống 1ml/5kg P -Phenyl carbinol 3-5 ngày

-Disodium ethylenediaminetetraacetate -Propylen glycol qs

3.1.2 Nghiệm thức điều trị

Thí nghiệm điều trị bệnh tiêu chảy được bố trí ở giai đoạn thỏ 1 tuần tuổi và 4 tuần tuổi.

Bảng 3.3 Cách bố trí thí nghiệm điều trị 1 tuần tuổi

NT

Số thỏ thí nghiệm

Tên thuốc Liều

lượng Đường cấp thuốc Số lần cấp (lần/ngày) Liệu trình điều trị (ngày) T 1 Aralis 6 giọt/ con Uống 2 3 T 2 Marbovitryl 250 6 giọt/ con Uống 2 3

ĐC không không không không Không

Bảng 3.4 Cách bố trí thí nghiệm điều trị 4 tuần tuổi

NT

Số thỏ thí nghiệm

Tên thuốc Liều

lượng Đường cấp thuốc Số lần cấp (lần/ngày) Liệu trình điều trị (ngày) T 1 Aralis 0,5ml/ con Uống 2 3 T 2 Marbovitryl 250 0,5ml/ con Uống 2 3

ĐC không không không không không

Luận văn tốt nghiệp Đại học

Trang 20

3.4.1 Phương pháp xử lý số liệu:

Kết quả thu được của các thí nghiệm phòng và điều trị bệnh tiêu chảy cho thỏ con, được phân tích và so sánh số liệu theo phương pháp thống kê Minitab 14.0 và Chi_spuare_Yates.

Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Kết quả khảo sát bệnh tiêu chảy trên thỏ

Trong thời gian thí nghiệm chúng tôi đã theo dõi và khảo sát 118 thỏ từ 1 tuần tuổi đến 4 tuần tuổi. Kết quả thu được 42 thỏ bệnh tiêu chảy được trình bày qua bảng 4.1.

Bảng 4.1: Tỷ lệ thỏ bệnh tiêu chảy

Giai đoạn Số con khảo sát Số con mắc bệnh Tỷ lệ (%)

1 tuần tuổi 64 18 28,13a (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4 tuần tuổi 54 24 44,45a

a các giá trị trong cùng một cột giống nhau thì sai khác không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).

Biểu đồ 4.1 Tỷ lệ thỏ bệnh tiêu chảy

Qua kết quả bảng 4.1 và biểu đồ 4.1 chúng tôi nhận thấy

Tỷ lệ thỏ mắc bệnh tiêu chảy giai đoạn 1 tuần tuổi là (28,13%) và giai đoạn 4 tuần tuổi chiếm (44,45%). Qua phân tích thống kê cho thấy tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy trên thỏ ở giai đoạn 1 tuần tuổi và 4 tuần tuổi khác nhau không có ý nghĩa

Luận văn tốt nghiệp Đại học

Trang 22

Bảng 4.2 Tỷ lệ thỏ không mắc bệnh tiêu chảy ở thỏ 1 tuần tuổi

1 tuần tuổi Số lượng (con) Số thỏ mắc bệnh

(con) Tỷ lệ (%)

P1 15 3 20.00a

P2 15 4 26,67a

ĐC 15 7 46,67a

a các giá trị trong cùng một cột giống nhau thì sai khác không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).

Biểu đồ 4.2 Tỷ lệ thỏ không mắc bệnh tiêu chảy ở thỏ 1 tuần tuổi

Qua bảng 4.2 và biểu đồ trên chúng tôi nhận thấy

Tỷ lệ thỏ bị tiêu chảy ở nghiệm thức phòng P1 giai đoạn 1 tuần tuổi là 20,0%, và nghiệm thức phòng P2 có tỷ lệ tiêu chảy là 26,67%. Qua tỷ lệ khảo sát thì thỏ bị tiêu chảy là 28,13% sau khi đưa thuốc phòng thì tỷ lệ bệnh giảm còn 20% ở 1 tuần tuổi và giai đoạn ở 4 tuần tuổi thì tỷ lệ từ 44,45% giảm còn 26,7% và nghiệm thức ĐC là 46,7%. Qua phân tích thống kê cho thấy tỷ lệ phòng bệnh tiêu chảy trên thỏ ở giai đoạn 1 tuần tuổi khác nhau không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).

Giai đoạn 1 tuần tuổi, ở cả 2 nghiệm thức phòng bị tiêu chảy ít theo tôi vì giai đoạn này là lúc thỏ được bảo vệ tốt bởi kháng thể sữa đầu, thức ăn của thỏ chỉ có một nguồn duy nhất, ổn định là sữa mẹ, mặt khác đây cũng là lúc thỏ con được chăm sóc tốt nhất (chuồng úm luôn được giữ ấm bằng đèn và khô). Mặt khác do các yếu tố tự nhiên: môi trường, thời tiết, điệu kiện nuôi tại trại…ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thí nghiệm.

Bảng 4.3 Tỷ lệ thỏ không mắc bệnh tiêu chảy ở thỏ 4 tuần tuổi

4 tuần tuổi Số lượng (con) Số thỏ mắc bệnh

(con) Tỷ lệ (%)

P1 10 3 30,00a

P2 10 3 30,00a

ĐC 10 5 50,00a

a các giá trị trong cùng một cột giống nhau thì sai khác không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).

Biểu đồ 4.3 Tỷ lệ thỏ không mắc bệnh tiêu chảy ở thỏ 4 tuần tuổi

Qua bảng 4.3 và biểu đồ 4.3 trên chúng tôi nhận thấy

Tỷ lệ thỏ con bị tiêu chảy ở nghiệm thức P1 ở giai đoạn từ 4 tuần tuổi là 30%, Nghiệm thức P2 ở giai đoạn từ 4 tuần tuổi có tỷ lệ tiêu chảy 30% . Tỷ lệ thỏ con bị tiêu chảy ở nghiệm thức ĐC ở giai đoạn từ 4 tuần tuổi là cao nhất là (50%). Như vậy thỏ ở giai đoạn 4 tuần tuổi tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy gần như nhau. Qua phân tích thống kê cho thấy tỷ lệ phòng bệnh tiêu chảy trên thỏ ở giai đoạn 4 tuần tuổi khác nhau không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).

Do có nhiều điều kiện tự nhiên như: thời tiết xấu và yếu tố chuồng trại không tốt…song với tỷ lệ khỏi bệnh thấp như trên của cả 2 nghiệm thức theo tôi vẫn có thể do các kháng sinh mà chúng tôi sử dụng chỉ nhạy trung bình với các vi khuẩn

Luận văn tốt nghiệp Đại học (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trang 24

4.3 Một số triệu chứng lâm sàng của thỏ 1 tuần đến 4 tuần tuổi bị bệnh tiêu chảy chảy

Tiêu chảy là triệu chứng quan trọng và là cơ sở để chúng tôi xác định thỏ bệnh. Phân thỏ bệnh ở trạng thái sệt và lỏng bết hậu môn và đi nhiều lần trong ngày. Đa số thỏ con bệnh tiêu chảy có biểu hiện mệt mỏi, lông xù, giảm tăng trọng, cơ thể gầy yếu, chậm chạp: do tiêu chảy đã làm cho thỏ con bị mất nước, mất điện giải và các chất dinh dưỡng.

+ Phân thỏ bệnh lúc 1 tuần tuổi thường có màu vàng nhạt, và lúc thỏ con từ 4 tuần tuổi thì phân có màu xám.

+ Theo Hồ Văn Nam và ctv, (1982) thì màu sắc của phân động vật được quyết định bởi hai thành phần là màu sắc thức ăn (chủ yếu) và hàm lượng sắc tố mật (Sterkobilin).

+ Do vậy chúng tôi cho rằng màu phân của thỏ bệnh thay đổi theo các giai đoạn tuổi chính là do sự thay đổi của thức ăn: Lúc 1 tuần tuổi thức ăn của thỏ con hoàn toàn là sữa đầu và sữa nên phân hơi màu vàng nhạt. Thỏ con từ ngày 15 đã được tập ăn thức ăn xanh và thức ăn hổn hợp, phân thỏ bệnh còn có màu xám đen của thức ăn xanh và thức ăn hổn hợp.

Thân nhiệt của đa số thỏ bệnh tiêu chảy đều không tăng (nhiệt độ trung bình khoảng 39,50

C).

+ Thỏ con bị tiêu chảy thì thường dính phân ở hậu môn, hậu môn ướt, đuôi xụ… đây cũng là một trong những triệu chứng xác định thỏ bệnh.

Từ những kết quả trên chúng tôi nhận thấy:

+ Các yếu tố về chuồng trại, vệ sinh chăm sóc tốt cùng với việc bổ sung thuốc phòng là chủ yếu và kết hợp sử dụng men vi sinh đã có tác dụng tổng hợp tích cực trong việc hạn chế bệnh tiêu chảy ở thỏ con nên giảm thấp tỉ lệ tiêu chảy ở cả 2 nghiệm thức.

Hình 4.1 Thỏ bị tiêu chảy phân dính ở hậu môn

4.4 Kết quả thí nghiệm điều trị

Từ 18 thỏ giai đoạn 1 tuần tuổi và thỏ 4 tuần tuổi chúng tôi đã bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 2 nghiệm thức và 1 nghiệm thức đối chứng, kết quả điều trị được trình bày ở bảng 4.4 sau:

Bảng 4.4 Tỷ lệ thỏ khỏi bệnh ở 1 tuần tuổi

1 tuần tuổi Thỏ (con) Số thỏ khỏi bệnh Tỷ lệ (%)

T1 6 5 83,34ab

T2 6 6 100,0a

ĐC 6 1 16,67b

a, b các giá trị trong cùng một cột giống nhau thì sai khác không có ý nghĩa thống kê (P>0,05), khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Luận văn tốt nghiệp Đại học

Trang 26

đối chứng là (16,67%). Điều này cho thấy tỷ lệ khỏi bệnh ở nghiệm thức T2 cao hơn T1 và lô đối chứng.

Bảng 4.5 Tỷ lệ thỏ khỏi bệnh ở 4 tuần tuổi

4 tuần tuổi Thỏ (con) Số thỏ khỏi bệnh Tỷ lệ (%)

T1 8 8 100a

T2 8 7 87,5a

ĐC 8 2 25,0b

a, b các giá trị trong cùng một cột giống nhau thì sai khác không có ý nghĩa thống kê (P>0,05), khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Biểu đồ 4.5Tỷ lệ thỏ khỏi bệnh ở 4 tuần tuổi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua bảng 4.5 và biểu đồ 4.5 chúng tôi nhận thấy

Khi sử dụng thuốc điều trị ở nghiệm thức T1 giai đoạn 4 tuần tuổi thì tỷ lệ khỏi bệnh là (100%) so với tỷ lệ khỏi bệnh ở nghiệm thức T2 là (87,5%) và tỷ lệ khỏi bệnh ở lô đối chứng là (25,0%). Điều này cho thấy tỷ lệ khỏi bệnh ở nghiệm thức T1 cao hơn T2 và lô đối chứng.

Lúc thỏ con được 15 ngày tuổi cũng là lúc sữa mẹ bắt đầu giảm, để bù đắp lượng dinh dưỡng thiếu hụt từ sữa mẹ thì thỏ con phải ăn thức ăn nhiều hơn, và cho ăn thêm thức ăn xanh nên giai đoạn này thỏ con rất dễ bị tiêu chảy.

Hình 4.2: Bệnh tích thỏ bị tiêu chảy

Luận văn tốt nghiệp Đại học

Trang 28

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

5.1 Kết luận

Tình hình tiêu chảy ở trại khá cao nhất là ở giai đoạn thỏ 1 tuần đến 4 tuần tuổi. + Kết quả phòng bệnh:

Kết quả phòng ở nghiệm thức P1 cho thỏ uống Aralis giai đoạn 1 tuần tuổi tỷ lệ tiêu chảy giảm còn (20%) và nghiệm thức P2 cho thỏ uống Marbovitryl 250 giai đoạn 1 tuần tuổi tỷ lệ tiêu chảy giảm còn (26,67%) và nghiệm thức ĐC là (46,67%).

Kết quả phòng ở nghiệm thức P1 cho thỏ uống Aralis giai đoạn 4 tuần tuổi tỷ lệ tiêu chảy giảm còn (30%) và nghiệm thức P2 cho thỏ uống Marbovitryl 250 giai đoạn 4 tuần tuổi tỷ lệ tiêu chảy giảm còn (30%) và nghiệm thức ĐC là (50%). Thỏ được chăm sóc tốt, theo dõi thường xuyên và được phòng bệnh đúng liệu trình và giai đoạn thì đạt hiệu quả phòng cao có tỷ lệ tiêu chảy thấp. Vì vậy khi nuôi thỏ cần kết hợp giữa vệ sinh chăm sóc và dùng thuốc phòng bệnh tiêu chảy để hạn chế bệnh xảy ra một cách thấp nhất.

+ Kết quả trị:

Cả 2 nghiệm thức đều cho hiệu quả điều trị tốt.

5.2 Đề nghị

Trại nên tiếp tục thực hiện qui trình vệ sinh chăm sóc nuôi dưỡng thỏ.

Khuyến cáo trại nên sử dụng thuốc phòng Aralis cho uống 1 tuần ngày tuổi và thuốc phòng Marbovitryl 250 cho uống 4 tuần tuổi.

Một phần của tài liệu khảo sát hiệu quả của quy trình phòng và điều trị bệnh tiêu chảy trên thỏ (Trang 29)