Bệnh do Myxoma virus

Một phần của tài liệu khảo sát hiệu quả của quy trình phòng và điều trị bệnh tiêu chảy trên thỏ (Trang 25 - 28)

Do Virus Myxoma gây ra bệnh Myxomatosis, đây là loại virus thuộc nhóm

Leporipoxvirus. Do độc tính của các chủng khác nhau, với tỷ lệ tử vong dao động từ 30 – 99%. Bệnh thường xảy ra ở các quốc gia ven biển Thái Bình Dương với tỷ lệ tử vong cao. Bệnh lây chủ yếu do côn trùng như muỗi, bọ chét, ruồi và cũng có thể do tiếp xúc với thỏ đã bị nhiễm bệnh.

2.5.2 Bệnh do vi khuẩn

2.5.2.1 Viêm có mủ do Staphylococcus

- Nguyên nhân: Do vi khuẩn Staphylococcus aureus, một loài vi khuẩn Gram dương (+) gây ra. Bệnh truyền lây trực tiếp qua tiếp xúc với con vật bệnh hoặc gián tiếp qua không khí (vi khuẩn hiện diện trong xoang họng vật mang trùng nhưng không có triệu chứng bệnh)

- Triệu chứng: Dấu hiệu đặc trưng là áp xe dưới da, viêm vú dưới sự hình thành áp xe, viêm da, nhiễm trùng đường hô hấp trên với dịch mũi nhầy dẫn đến nhiễm trùng huyết với biểu hiện bên ngoài là thỏ suy kiệt, bỏ ăn, sốt cao và chết.

* Thể áp xe: có thể là áp xe dưới da hoặc phủ tạng. Vách ổ áp xe hoại tử dầy lên, chứa đầy mủ. Nhiễm trùng lan tỏa và xuất huyết li ti có thể thấy ở các phủ tạng. Tổn thương bệnh học lâm sàng gần giống với bệnh tụ huyết trùng. Có thể chuẩn

đoán phòng thí nghiệm, lấy mẫu nuôi cấy phân lập vi khuẩn làm kháng sinh đồ để có kết quả chính xác.

* Thể viêm vú: hay còn gọi là bệnh ngực xanh, thường gặp ở đàn tăng cường sản xuất. Nhiễm trùng tuyến vú xảy ra qua vết thương ở đầu vú, dẫn đến nhiễm trùng ống sữa hoặc kế phát nhiễm khuẩn huyết. Viêm vú xảy ra ngay sau khi phối. Tuyến vú bị sưng, thường không đổi màu, và có thể tiến triển thành áp xe. Thường tuyến sữa không mất chức năng và hiếm khi làm thỏ mẹ chết, nhưng thỏ con có thể chết do sữa bị nhiễm khuẩn hoặc thỏ con không phát triển tốt.

2.5.2.2 Bệnh tụ huyết trùng

Nguyên nhân: do vi khuẩn Pasteurella multocida gây ra. Tỷ lệ nhiễm bệnh cao (có thể trên 90%). Bệnh phát khi có sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ, ẩm độ, hoặc thông gió kém, vệ sinh kém, mật đô nuôi dầy,… hoặc do tiếp xúc trực tiếp với thỏ bệnh. Về sinh bệnh học có liên quan đến tuổi (quá nhỏ hoặc quá già), tình trạng dinh dưỡng, mang thai, giống. Một số thỏ có mang mầm bệnh nhưng không thể hiện triệu chứng lâm sàng sẽ là nguồn truyền lây.

Triệu chứng: bệnh chủ yếu xảy ra ở đường hô hấp có nhiều thể:

- Thể nghẹt mũi: là triệu chứng phổ biến nhất của thỏ bệnh tụ huyết trùng. Thỏ có nhiều dịch nhầy đục ở mũi, quanh mũi với triệu chứng nhảy mũi và ho.

- Thể viêm phổi: Thỏ bị ảnh hưởng thường chết cấp khi chưa có biểu hiện lâm sàng, đặc biệt ở thỏ nhỏ. Thỏ ủ rủ, bỏ ăn.Tổn thương phổi cấp gồm các ổ viêm màu đỏ xám ở mặt lưng lá phổi, có hoặc không có xuất huyết. Viêm phổi mãn hình thành các áp xe có phủ tơ huyết hoặc mủ ở viêm màng phổi hoặc viêm phổi mủ.

- Thể viêm tai: Thường không có triệu chứng lâm sàng. Chứng vẹo cổ xảy ra nếu chức năng tai giữa bị tổn hại do vi khuẩn trực tiếp tấn công hoặc do độc tố vi

Luận văn tốt nghiệp Đại học

Trang 12

- Thể nhiễm trùng sinh dục: Sự nhiễm trùng lây qua đường sinh dục hoặc qua đường máu có thể xảy ra. Thỏ bệnh có thể có dịch tiết âm đạo từ dạng huyết thanh tới có mủ qua phối giống. Tử cung nở to với mủ. Nhiễm trùng tử cung cấp tính thể hiện 2 sừng tử cung hơi sưng chứa dịch xám. Ở nhiễm trùng mãn sừng tử cung sưng to, đầy dịch mủ và dễ vỡ. Ở thỏ đực tinh hoàn viêm sưng, đau, cứng ở 1 hoặc cả 2 bên, có thể có áp xe. Để giảm ảnh hưởng sức khỏe thỏ có thể giải phẫu lấy mô bị bệnh kết hợp kháng sinh điều trị.

- Thể áp xe: Vết thương nhiễm trùng và sự nhiễm trùng huyết là đường phổ biến làm các áp xe phát triển ở nhiều vị trí, nhưng đặc biệt là mô dưới da. Sự hiện diện của các mô bị sưng, chứa đầy dịch rỉ viêm dạng kem có sự dẫn lưu các lỗ rò là thể áp xe của tụ huyết trùng thỏ. Điều trị bằng cách giảm đau hoặc gây mê, nạo rửa vết thương, tiêm kháng sinh toàn thân 5-7 ngày.

- Viêm kết mạc: Triệu chứng gồm sự chảy nước mắt với sự co thắt mi, mí mắt đóng bởi nhiều chất tiết dạng mủ và dính bết mắt. Kết mạc đỏ có thanh dịch hoặc mủ dính bết. Sự viêm gây hẹp ống mũi lệ, cuối cùng gây chảy nước mắt mãn tính và mất lông. Dùng thuốc nhỏ mắt kết hợp điều trị tổng hợp.

- Thể bại huyết: Thường gây chết cấp. Tuy nhiên có thể kết hợp cùng thể viêm phổi hoặc thể nhiễm trùng sinh dục trước khi chết. Sung huyết lan tỏa và xuất huyết đinh ghim phần nội tạng ở ngực, bụng, cũng như các áp xe có khi hoại tử ở thận, gan, phổi.

2.5.3 Bệnh ký sinh trùng

2.5.3.1 Bệnh cầu trùng

Là bệnh phổ biến ở các trại thỏ và gây tử vong cao dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn so với các bệnh khác. Thỏ mắc bệnh nặng trong độ tuổi 1 – 3 tháng làm giảm sức đề kháng của cơ thể.

Nguyên nhân: Do các bào tử ký sinh ở niêm mạc ruột và ống mật.

Triệu chứng: Ðối với bệnh cầu trùng ruột, thỏ bị đau bụng tiêu chảy, chướng hơi, kém ăn, xù lông, gầy yếu và có thể chết 10-15 ngày, mức độ thiệt hại có thể đến 50% đàn. Ở bệnh cầu trùng gan có thêm triệu chứng niêm mạc vàng và thiếu máu.

2.5.3.2 Bệnh ghẻ ở tai thỏ

- Nguyên nhân: do bị ve Psoroptescuniculi ký sinh trên tai thỏ. Ve không đào hang, có vòng đời trong khoảng 21 ngày. Ve có hình bầu dục, có chân, có vòi hút hình cuống nhọn.

- Triệu chứng: có thể thấy vết thương ở tai của thỏ, thỏ gãi tai bằng chân sau và có dịch chảy ra ở màng ngoài của tai do bị viêm. Ve không gây viêm tai giữa do không xâm nhập qua màng nhĩ. Có thể lấy mẫu da soi kính hiển vi ðể tìm thấy ve.

2.5.3.3 Bệnh ghẻ da

- Nguyên nhân: do bị ve Cheyletiella parasitovorax ký sinh trên da thỏ. Ve nhỏ màu trắng với chân có móc cong bám vào da, trứng ve bám vào lỗ chân lông của thỏ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Triệu chứng: rụng lông ở lưng hoặc xương bả vai, vảy xám ở vùng da bị đỏ do ve kí sinh và có thể bị viêm, làm cho thỏ bị ngứa (thường gọi là gàu).

2.5.4 Bệnh khác

Một phần của tài liệu khảo sát hiệu quả của quy trình phòng và điều trị bệnh tiêu chảy trên thỏ (Trang 25 - 28)