4.1.1.1 Phân tích số lượng hàng tồn kho
Trong sản xuất kinh doanh việc xác định lượng tồn kho hàng hóa là hết sức cần thiết bởi vì nó liên quan đến kết quả kinh doanh của công ty. Sự chênh lệch giữa hàng tồn kho cuối kỳ và đầu kỳ tăng hay giảm, nó phản ánh tốc độ luân chuyển vốn của công ty nhanh hay chậm, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty.
Nguồn: Công ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang
Hình 4.1 Số lượng hàng tồn kho giai đoạn 2010 - 2012
Lượng gas tồn kho tăng giảm không đều qua các năm, cụ thể năm 2010 là 350 tấn sang năm 2011 đã lên đến 421 tấn, tăng 71 tấn so với năm 2010, tương ứng tăng 20,29%, nguyên nhân là do giá gas tăng cao rất nhiều lần trong năm, nhiều người chuyển sang dùng điệndẫn đến hàng tiêu thụ chậm và tồn kho nhiều làm ảnh hưởng đến doanh thu tiêu thụ của công ty, ngoài ra còn do trên thị trường xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh, tình hình cạnh tranh trở nên gay gắt hơn và do xuất hiện một số sản phẩm công nghệ thay thế nên ảnh hưởng đến sản lượng tiêu thụ. Trước tình hình tồn kho tăng cao ở năm 2011, sang năm 2012 công ty đã áp dụng chính sách giảm giá để thúc đẩy tiêu thụ, tồn kho giảm. Bên cạnh đó nhu cầu thị trường về sản phẩm bếp gas tăng mạnh kết hợp với chiến lược marketing, chiến lược giá phù hợp và đúng thời điểm đã góp phần làm tăng sản lượng tiêu thụ, giảm hàng tồn kho. Tồn kho năm 2012 chỉ còn 210 tấn, giảm 211 tấn so với năm 2011, tương ứng giảm 50,12%,
0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 2010 2011 2012 350 421 210 T ấn Gas
27
tình hình tiêu thụ của công ty thu được kết quả tốt.Giá gas biến động sẽ ảnh hưởng đến chính sách tồn kho của công ty, khi giá gas tăng cao thì hàng tồn kho sẽ nhiều do sức tiêu thụ sụt giảm. Mặt khác, công ty không thể ngừng lấy hàng vì khối lượng lấy từng tháng từ các nhà cung cấp đã được cố định trong hợp đồng. Vì vậy để đẩy hàng, giảm tồn kho công ty đã áp dụng nhiều chính sách giảm giá cho các đại lý.
4.1.1.2 Phân tích hệ số luân chuyển hàng tồn kho
Đây là chỉ tiêu khá quan trọng bởi vì dự trữ hàng hóa giúp cho quá trình kinh doanh được liên tục không bị gián đoạn, hàng tồn kho giúp doanh nghiệp tự bảo vệ trước những biến động về nhu cầu và giá cả. Việc quản lý, kiểm soát tốt vòng quay hàng tồn kho có ý nghĩa vô cùng quan trọng, góp phần đảm bảo hiệu quả kinh doanh. Hệ số này càng lớn doanh thu bán hàng của doanh nghiệp càng nhiều, hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp càng cao.
Bảng 4.1: Hệ số luân chuyển hàng tồn kho giai đoạn 2010 - 2012
Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Chênh lệch T lệ (%) Chênh lệch T lệ (%) GVHB 1.579.936 1.530.166 1.551.110 (49.770) (3,15) 20.944 1,37 Giá trị HTK 5.855 8.355 2.937 2.500 42,7 (5.418) (64,85) HSLC HTK (lần) 269,84 183,14 528,13 (86,7) (32,13) 344,99 188,38 TG 1VQ (ngày) 1,33 1,97 0,68 0,64 48,12 (1,29) (65,48)
Nguồn: Công ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang Giải thích:
GVHB: Giá vốn hàng bán HTK: Hàng tồn kho
HSLCHTK: Hệ số luân chuyển hàng tồn kho TG1VQ: Thời gian 1 vòng quay
Qua bảng số liệu trên ta thấy hệ số luân chuyển hàng tồn kho và thời gian 1 vòng quay có xu hướng tăng giảm không đều qua 3 năm, năm 2011 có hệ số luân chuyển thấp nhất và năm 2012 thì có hệ số luân chuyển cao nhất. Năm 2010 hệ số luân chuyển hàng tồn kho là 269,84 lần, thời gian vòng quay là 1,33 ngày. Năm 2011 thì hệ số luân chuyển đã giảm xuống còn 183,14 lần, giảm 86,7 lần so với năm 2010, tương ứng giảm 32,13%. Điều này cho thấy tình hình kinh doanh của công ty đang gặp khó khăn so với năm 2010, thời gian 1 vòng quay của công ty thì tăng lên đến 1,97 lần, tương ứng tăng
28
48,12%. Số vòng quay ngày càng giảm mà thời gian 1 vòng quay ngày càng tăng cho thấy vốn của công ty luân chuyển chậm, nguyên nhân là do giá bán gas tăng đã ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ, từ đó làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của công ty, đi kèm là các chi phí liên quan đến việc bảo quản hàng tồn kho của công ty tăng. Sang năm 2012 thì hệ số luân chuyển hàng tồn kho đã tăng lên đến 528,13 lần, tương ứng tăng 188,38%, cho thấy tình hình kinh doanh của công ty đã có bước tiến triển, hàng tồn kho giảm đi rất nhiều so với năm 2011, thời gian 1 vòng quay cũng giảm xuống chỉ còn 0,68 ngày, tương ứng giảm 65,48%. Số vòng quay ngày càng tăng lên mà thời gian của 1 vòng quay ngày càng giảm cho thấy đơn vị hoạt động có hiệu quả, làm giảm chi phí đầu tư cho hàng hóa dự trữ, rút ngắn được chu kỳ chuyển đổi hàng dự trữ thành tiền mặt và làm giảm nguy cơ ứ đọng hàng hóa tồn kho. Lượng tồn kho quay nhanh là do giá vốn hàng bán tăng trong khi giá trị hàng tồn kho giảm. Theo lý thuyết điều này có thể dẫn đến nguy cơ công ty không đủ hàng hóa để bán dẫn đến tình trạng cạn kho, mất khách hàng và gây ảnh hưởng không tốt cho việc kinh doanh nhưng gas là một loại hàng hóa đặc biệt không thể dự trữ nhiều như những hàng hóa khác, mặt khác giá gas phụ thuộc vào giá xăng dầu thế giới nên tùy từng thời điểm khác nhau mà duy trì lượng tồn kho khác nhau. Khi hàng hóa có xu hướng tăng giá thì dự trữ nhiều là có lợi nhưng khi hàng hóa tụt giá dự trữ nhiều sẽ có nguy cơ bị lỗ nhưng dự trữ quá ít thì không đủ khả năng cung ứng. Do đó, công ty cần có những biện pháp dự đoán sự biến động của giá cả để duy trì lượng tồn đọng hợp lý nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng và góp phần tăng doanh thu cũng như lợi nhuận cho công ty.
4.1.2 Phân tích sản lƣợng tiêu thụ gas
4.1.2.1 Phân tích sản lượng tiêu thụ gas giai đoạn 2010 – 2012 so với kế hoạch
Bảng 4.2: Tình hình tiêu thụ gas giai đoạn 2010 - 2012
Đvt: Tấn
2010 2011 2012
Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện Gas 13.000 12.250 11.000 10.990 13.500 13.390 % 100 94,23 100 99,91 100 99,19
Nguồn: Công ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang
Qua bảng 4.2 ta thấy công ty không thực hiện được kế hoạch tiêu thụ gas (về mặt sản lượng) trong giai đoạn này. Sản lượng gas tiêu thụ được năm 2010 là 12.250 tấn, đạt t lệ 94,23% so với kế hoạch. Năm 2011 do tình hình kinh tế khó khăn nên công ty giảm chỉ tiêu kế hoạch xuống còn 11.000 tấn, thực tế công ty tiêu thụ được 10.990 tấn, đạt 99,91% so với kế hoạch, nguyên nhân của việc sụt giảm này la do đối thủ cạnh tranh xuất hiện ngày càng nhiều, sự
29
cạnh tranh trở nên gay gắt, hơn nữa do sự tăng giá xăng dầu, giá gas liên tục tăng giảm theo thị trường, sản phẩm thay thế cũng ngày càng được ưa chuộng hơn làm ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ của công ty.Giá gas nhập khẩu tăng cao làm cho giá gas nội địa tăng theo, mặt khác do nhà nước không còn khả năng bù lỗ để hạn chế tốc độ tăng giá nên đã điều chỉnh giá bán xăng dầu tăng lên, ngay sau khi xăng đầu tăng giá đã ảnh hưởng toàn diện đến nền kinh tế nói chung và giá gas nói riêng, làm giảm sức tiêu dùng trong nước.Đến năm 2012, đầu năm giá vẫn tăng nhưng công ty bán với giá bình ổn để giữ chân khách hàng và giữ mức nhu cầu của họ, đồng thời công ty kỳ vọng vào sự giảm giá trở lại của giá gas thị trường. Cuối cùng đến tháng 4 do ảnh hưởng của giá gas thế giới và chính sách điều chỉnh giá của nhà nước đã làm cho giá gas có xu hướng giảm xuống, đồng thời nhu cầu của người tiêu dùng tăng cao làm tăng sản lượng gas lên 13.390 tấn, đạt t lệ 99,19% so với kế hoạch.
4.1.2.2 Phân tích sản lượng tiêu thụ theo quý
Bảng 4.3: Tình hình tiêu thụ gas theo quý giai đoạn 2010 - 2012
Đvt: Tấn
2010 2011 2012
Sản lượng TT (%) Sản lượng TT (%) Sản lượng TT (%)
Quý I 3.212 26,22 3.077 28,00 3.734 27,89
Quý II 2.955 24,12 2.418 22,00 3.449 25,76
Quý III 2.695 22,00 2.638 24,00 3.206 23,94
Quý IV 3.388 27,66 2.857 26,00 3.001 22,41
Tổng 12.250 100 10.990 100 13.390 100
Nguồn: Công ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang
Năm 2010: sản lượng tiêu thụ gas có xu hướng giảm dần từ quý 1 đến quý 3, sau đó tăng lên ở quý 4. Cụ thể, sản lượng tiêu thụ gas cao nhất là vào quý 4 3.388 tấn, chiếm 27,66% và thấp nhất là 2.695 tấn ở quý 3, chiếm 22%. Trong các dịp cuối năm và Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng cao nên sản lượng tiêu thụ gas vào quý 1 và 4 chiếm t trọng cao nhất trong năm 2010, cũng vì nhu cầu tiêu dùng cao mà giá gas cũng tăng vọt so với 2 quý còn lại. Những tháng đầu năm tăng cao ở mức bình quân 290.000 đồng/bình 12 kg. Bắt đầu từ tháng 5 giá gas đã giảm xuống còn 260.000 đồng/bình 12 kg, nguyên nhân chính khiến các hãng đồng loạt giảm giá bán lẻ gas trong nước là do giá dầu thô trên thế giới thời gian qua giảm mạnh, đã kéo theo giá gas trên thế giới giảm. Trong các tháng tiếp theo giá gas ổn định lên xuống không đáng kể. Đến cuối tháng 10, đầu tháng 11 giá gas bắt đầu tăng mạnh, do giá gas thế giới tăng thêm 92,5 USD/tấn, lên mức 795 USD/tấn so với tháng trước đó khiến giá gas bán lẻ tăng vọt, giá gas quý 4 là 305.000đ/bình 12kg.
30
Năm 2011: sản lượng tiêu thụ gas quý 1 là 3.077 tấn, cao nhất năm 2011, chiếm 28%. Chỉ trong vòng 5 tháng, giá gas tăng 7 lần với mức tăng hơn 30%. Tính riêng từ đầu tháng 5 đến cuối tháng 6, giá gas thế giới tăng lên 970 USD/tấn đã làm cho tình hình tiêu thụ gas quý 2 giảm xuống còn 2.418 tấn, chiếm t lệ 22%. Bắt đầu từ quý 3 thì sản lượng có xu hướng tăng trở lại, quý 3 là 2.638 tấn, chiếm t trọng 24%. Việc giảm giá gas vào tháng 10 nhằm kích thích người tiêu dùng trong thời buổi khó khăn, ngoài ra còn do nguồn hàng khá dồi dào nên việc tiêu thụ đã có bước khởi sắc, tình hình tiêu thụ quý 4 là 2.857 tấn, chiếm t trọng 26% nhưng nếu so với cùng kỳ năm 2010 thì tình hình tiêu thụ năm naykhông được khả quan như năm trước.
Năm 2012: sản lượng tiêu thụ gas giảm dần qua các quý, do giá xăng dầu tăng đã làm ảnh hưởng đến chi phí vận chuyển, điều này đã tác động không nhỏ đến giá gas bán lẻ mà mảng khách hàng lẻ đang có xu hướng giảm sút do người dân sử dụng tiết kiệm khi giá tăng cao nên làm tình hình tiêu thụ chững lại và giảm dần từ quý 1 là 3.734 tấn, chiếm 27,89% xuống còn 3.206 tấn ở quý 3, chiếm 23,94%. Sản lượng quý 4 chỉ có 3.001 tấn, chiếm 22,41%, thường thì quý 4 là 1 trong 2 quý có sản lượng tiêu thụ tốt nhất trong năm nhưng năm 2012 thì tiêu thụ quý 4 là thấp nhất, nguyên nhân là vì cả hai đối tượng khách hàng sỉ, các đại lý và người tiêu dùng lẻ đều sụt giảm khi giá bán lẻ lên mức 433.000 đồng/bình 12kg từ đầu tháng 10. Nếu so với các quý cùng kỳ năm 2011 thì sản lượng tiêu thụ năm 2012 thu được nhiều kết quả tốt, doanh thu hàng quý đều tăng so với cùng kỳ năm 2011.
31
4.1.2.3 Phân tích sản lượng tiêu thụ theo thị trường
Bảng 4.4: Tình hình tiêu thụ gas theo thị trường giai đoạn 2010 - 2012
Đvt: Tấn Thị trường 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 CL TL (%) CL TL (%) ĐBSCL 11.057 10.706 11.197 (351) (3,17) 491 4,59 Long An 56 87 250 31 55,36 163 187,36 Tiền Giang 74 98 169 24 32,43 71 72,45 Trà Vinh 76 56 105 (20) (26,32) 49 87,5 Bến Tre 56 43 121 (13) (23,21) 78 181,4 An Giang 1.065 563 1.376 (502) (47,14) 813 144,4 Kiên Giang 1.187 980 1.023 (207) (17,44) 43 4,39 Cà Mau 2.254 2.154 2.398 (100) (4,44) 244 11,33 Bạc Liêu 1.452 1.254 1.325 (198) (13,64) 71 5,66 Sóc Trăng 1.142 987 1.091 (155) (13,57) 104 10,54 Hậu Giang 134 213 234 79 58,96 21 9,86 Vĩnh Long 321 687 143 366 114,02 (544) (79,18) Cần Thơ 2.698 2.897 2.561 199 7,38 (336) (11,6) Đồng Tháp 542 687 401 145 26,75 (286) (41,63) TP. HCM 432 76 672 (356) (82,41) 596 784,21 Bình Dương 530 34 643 (496) (93,58) 609 1791,18 Khác 231 174 878 (57) (24,68) 704 404,6 Tổng 12.250 10.990 13.390 (1.260) (10,29) 2.400 21,84
Nguồn: Công ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang
Đồng bằng sông Cửu Long: tình hình tiêu thụ ở đồng bằng sông Cửu Long tăng giảm không đều qua 3 năm, năm 2010 là 11.057 tấn, sang năm 2011 đã giảm xuống còn 10.706 tấn, giảm 351 tấn so với năm 2010, tương ứng giảm 3,17%.Gas trên thị trường xuất hiện tình trạng đầu cơ tăng giá, cạnh tranh không lành mạnh, kinh doanh hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng, gian lận thương mại gây mất ổn định thị trường làm giá cả tăng cao đã ảnh hưởng đến sức tiêu thụ trong nước. Mặc dù nguồn cung hàng hóa đa dạng, phong phú, nhưng giá nhiều mặt hàng đã bắt đầu tăng (kể cả hàng tiêu dùng và các mặt hàng thiết yếu) do giá nguyên liệu đầu vào và t giá đô la, giá vàng tăng mạnh. Từ khi giá gas tăng cao, nhiều gia đình đã chuyển sang sử dụng bếp điện. Để tiết kiệm điện, họ sử dụng bếp quang (còn gọi là bếp hồng ngoại), vừa sạch sẽ, an toàn lại tiết kiệm hơn dùng gas. Do nhiều người chuyển sang sử dụng các loại chất đốt khác nên sức tiêu thụ gas giảm mạnh. Bước sang năm 2012 tình hình kinh tế trong nước có chuyển biến tốt, giá gas
32
giảm mạnh, nhiều người đã quay lại sử dụng gas nên lượng tiêu thụ gas của công ty cũng tăng lên đáng kể 11.197 tấn, tăng 491 tấn so với năm 2011, tương ứngtăng 4,59%.
Do đặc điểm kinh tế và tốc độ phát triển kinh tế khác nhau làm cho nhu cầu về gas của từng thị trường thay đổi, dẫn đến doanh thu từ các thị trường này thay đổi theo. Bên cạnh đó còn do sự cạnh tranh gay gắt với các hãng gas khác đang có mặt ở các thị trường này đặc biệt là sự xuất hiện của các Công ty gas có vốn đầu tư nước ngoài sau khi Việt Nam gia nhập WTO cũng tác động không nhỏ đến tình hình tiêu thụ gas của công ty.
An Giang: năm 2010 thì tình hình tiêu thụ ở An Giang nằm trong top những tỉnh có số lượng tiêu thụ gas tốt nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long (trên 1.000 tấn) chiếm t trọng 9,63% trong tổng sản lượng tiêu thụ ở Đồng bằng sông Cửu Long nhưng bước sang năm 2011 do sự cạnh tranh gay gắt của các công ty khác và chưa có chiến lược kinh doanh hiệu quả nên lượng tiêu thụ giảm xuống gần phân nửa chỉ còn 563 tấn, giảm 502 tấn so với năm 2010, tương ứng giảm 47,14%. Năm 2012 do có những chính sách kinh doanh hiệu quả cộng thêm nhu cầu người tiêu dùng tăng trở lại nên tình hình tiêu thụ đã lạc quan trở lại tăng lên đến 1.376 tấn, tăng 813 tấn so với năm 2011, tương ứng tăng 144,4%. Năm này thị trường An Giang chiếm 12,29% tổng sản lượng tiêu thụ trong khu vực. Từ hạng 6 năm 2010 đã lên đến hạng 3 năm 2012.
Kiên Giang: tương tự như An Giang, tình hình tiêu thụ năm 2010 cũng trên 1.000 tấn (1.187 tấn) nhưng đến năm 2011 lại giảm xuống nhưng không nhiều bằng An Giang, giảm 207 tấn so với năm 2010, tương ứng giảm 17,44%. Sang năm 2012 thì lượng tiêu thụ tăng nhẹ lên 1.023 tấn, tăng 43 tấn so với năm 2011, tương ứng tăng chỉ có 4,39%. Tuy năm 2011 lượng tiêu thụ gas của tỉnh giảm ít hơn An Giang nhưng năm 2012 lại có sản lượng tiêu thụ tăng không bằng và năm này thị phần của thị trường này cũng thấp hơn so với