Thực trạng công tác chuẩn bị đầu tƣ xây dựng cơ bản tại Công ty Điện lực

Một phần của tài liệu Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại công ty điện lực tỉnh hà nam (Trang 54 - 67)

4. Kết cấu luận văn

3.2.2. Thực trạng công tác chuẩn bị đầu tƣ xây dựng cơ bản tại Công ty Điện lực

Điện lực tỉnh Hà Nam

3.2.2.1. Thực trạng xây dựng chiến lược, kế hoạch quản lý vốn đầu tư XDCB

Nhằm đánh giá hiệu quả công tác xây dựng chiến lược, kế hoạch quản lý vốn đầu tư XDCB, tác giả đã tiến hành điều tra, khảo sát (phỏng vấn trắc nghiệm) bằng bảng hỏi đến 100 đối tượng nghiên cứu là các CB lãnh đạo cũng như CB,CNV của Công ty Điện lực Hà Nam, tại các phòng ban tài chính kế toán, phòng xây dựng cơ bản, phòng kế hoạch đầu tư, phòng tổ chức lao động, phòng quản lý xây dựng, phòng thanh tra an toàn, phòng kỹ thuật,…

47

Bảng 3.3. Đánh giá của đối tƣợng nghiên cứu về thực trạng xây dựng chiến lƣợc, kế hoạch quản lý vốn đầu tƣ XDCB tại Công ty Điện lực Hà Nam giai đoạn

2010 – 2014

Nội dung đánh giá Rất không

hiệu quả Không hiệu quả Bình thường Hiệu quả Rất hiệu quả

1. Xây dựng chiến lƣợc, KH quản lý vốn đầu tƣ XDCB

1.1. Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đầu

tư XDCB

0% 26% 52% 22% 0%

1.2. Ban hành các văn bản liên quan đến đầu tư

XDCB

0% 24% 56% 20% 0%

1.3. Xác định, phân công cá

nhân, bộ phận thực hiện 0% 24% 54% 22% 0%

Nguồn: Tổng hợp từ 100 phiếu điều tra, khảo sát

Như vậy, tác giả đã tiến hành điều tra, khảo sát các đối tượng nghiên cứu trong ba nội dung: (1) Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đầu tư XDCB, (2) Ban hành các văn bản liên quan đến đầu tư XDCB, (3) Xác định, phân công cá nhân, bộ phận thực hiện.

Nhìn chung, kết quả đánh giá của các đối tượng nghiên cứu về ba nội dung này có kết quả tương đối giống nhau, cụ thể:

(1) Không có đối tượng nghiên cứu nào đánh giá ở mức độ rất không hiệu quả hoặc rất hiệu quả khi được hỏi về các nội dung thực trạng xây dựng chiến lược, KH quản lý vốn đầu tư XDCB tại Công ty Điện lực Hà Nam.

(2) Phần trăm đánh giá cao nhất là ở mức độ bình thường ở cả ba nội dung đánh giá: 52% đối tượng nghiên cứu đánh giá ở mức độ bình thường về hiệu quả xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đầu tư XDCB, 56% đối tượng nghiên cứu đánh giá ở mức độ bình thường về hiệu quả ban hành các văn bản liên quan đến

48

đầu tư XDCB và 54% đánh giá ở mức độ bình thường về hiệu quả xác định, phân công cá nhân, bộ phận thực hiện công tác quản lý vốn đầu tư XDCB tại Công ty.

(3) Phần trăm các đối tượng nghiên cứu đánh giá ở mức độ hiệu quả và không hiệu quả khá gần nhau, tuy nhiên, phần trăm các đối tượng nghiên cứu đánh giá ở mức độ không hiệu quả về thực trạng xây dựng chiến lược, KH quản lý vốn đầu tư XDCB tại Công ty Điện lực Hà Nam vẫn chiếm tỷ trọng cao hơn so với các đánh giá ở mức độ hiệu quả.

Cụ thể:

(a) Có 22% người được hỏi đánh giá hiệu quả về thực trạng xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đầu tư XDCB, nhưng có tới 26% người được hỏi đánh giá không hiệu quả.

(b) Có 20% người được hỏi đánh giá hiệu quả về thực trạng ban hành các văn bản liên quan đến đầu tư XDCB, nhưng có tới 24% người được hỏi đánh giá không hiệu quả.

(c) Có 22% người được hỏi đánh giá hiệu quả về thực trạng xác định, phân công cá nhân, bộ phận thực hiện công tác quản lý đầu tư XDCB, nhưng có tới 24% người được hỏi đánh giá không hiệu quả.

Như vậy, kết quả điều tra, khảo sát chỉ ra, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác xây dựng chiến lược, KH quản lý vốn đầu tư XDCB vẫn còn tồn tại những hạn chế cần được khắc phục trong giai đoạn tới. Sau khi tiến hành phỏng vấn sâu các đối tượng nghiên cứu và nghiên cứu thực tiễn tại Công ty Điện lực Hà Nam, tác giả rút ra được các nội dung cơ bản dưới đây liên quan đến thực trạng xây dựng chiến lược, KH quản lý vốn đầu tư XDCB.

(1) Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đầu tư XDCB

Về cơ bản, công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đầu tư XDCB được thực hiện khá tốt tại Công ty Điện lực Hà Nam. Các nội dung chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đầu tư XDCB hàng năm được lãnh đạo Công ty xây dựng. Lãnh đạo Công ty lập kế hoạch đầu tư xây dựng hàng năm của Công ty, đăng ký kế hoạch theo nhu cầu của phụ tải, theo nhu cầu kế hoạch phân bổ và gửi cho Tổng Công ty

49

Điện lực miền Bắc phê duyệt. Công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đầu tư XDCB tại Công ty được thực hiện dưới sự hỗ trợ của Phòng Kỹ thuật, Kinh doanh, P.QLXD, và các Điện lực trực thuộc.

Bên cạnh những kết quả đạt được, hiện nay, công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đầu tư XDCB vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần phải khắc phục, đó là: Nhiều nội dung trong chiến lược, quy hoạch và kế hoạch đầu tư XDCB chưa được cụ thể hóa, nhiều nội dung vẫn còn chung chung, chưa được chi tiết bằng các số liệu cũng như mục tiêu cụ thể.

(2) Ban hành các văn bản liên quan đến đầu tư XDCB

Hiện nay, về cơ bản, các văn bản liên quan đến đầu tư XDCB của Công ty đều thực hiện theo các văn bản quy định của nhà nước và Bộ Xây Dựng, tuân theo hướng dẫn chung về công tác ĐTXD. Số lượng các văn bản hướng dẫn liên quan đến đầu tư XDCB tại Công ty còn hạn chế, vẫn còn thiếu nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện, ví dụ như các văn bản quy định quy trình quản lý đầu tư, lưu đồ hóa các bước quy trình thực hiện đầu tư XDCB đến năm 2015 mới được ban hành tại Công ty, các văn bản quy định, quy chế liên quan đến trách nhiệm, quyền hạn của các bên trong quản lý vốn đầu tư XDCB cũng chưa được ban hành.

(3) Xác định, phân công cá nhân, bộ phận thực hiện

Nhìn chung, công tác xác định, phân công cá nhân, bộ phận thực hiện quản lý vốn đầu tư XDCB hiện nay khá là đơn giản là Công ty. Ban lãnh đạo giao nhiệm vụ cho Phòng Quản lý Xây dựng thực hiện các công tác liên quan đến quản lý vốn đầu tư XDCB tại đơn vị, tuy nhiên, việc phân công nhiệm vụ vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, hiện tượng chồng chéo trong nhiệm vụ, công tác vẫn còn diễn ra.

3.2.2.2. Thực trạng tổ chức, triển khai quản lý vốn đầu tư XDCB

Đánh giá hiệu quả tổ chức, triển khai quản lý vốn đầu tư XDCB tại Công ty Điện lực Hà Nam, tác giả đã tiến hành điều tra, khảo sát (phỏng vấn trắc nghiệm) bằng bảng hỏi đến 100 đối tượng nghiên cứu là các CB lãnh đạo cũng như CB,CNV của Công ty Điện lực Hà Nam, tại các phòng ban tài chính kế toán, phòng xây dựng cơ bản, phòng kế hoạch đầu tư, phòng tổ chức lao động, phòng quản lý xây dựng, phòng thanh tra an toàn, phòng kỹ thuật,…

50

Sau khi tiến hành xử lý các kết quả điều tra, khảo sát, kết quả thu được như Bảng 3.4 dưới đây:

Bảng 3.4. Đánh giá của đối tƣợng nghiên cứu về thực trạng tổ chức, triển khai quản lý vốn đầu tƣ XDCB tại Công ty Điện lực Hà Nam giai đoạn 2010 – 2014

Nội dung đánh giá Rất không

hiệu quả Không hiệu quả Bình thường Hiệu quả Rất hiệu quả

2. Triển khai thực hiện quản lý vốn đầu tƣ XDCB

2.1. Tổ chức thực hiện các hoạt động đầu tƣ XDCB

2.1.1. Lập dự án đầu tư 0% 29% 52% 19% 0%

2.1.2. Thẩm định và phê

chuẩn dự án đầu tư 0% 24% 56% 20% 0%

2.1.3. Đấu thầu dự án 0% 26% 54% 20% 0%

2.1.4. Tổ chức bộ máy

quản lý đầu tư XDCB 0% 30% 50% 20% 0%

2.1.5. Phân bổ, giải ngân

vốn đầu tư 0% 26% 52% 22% 0%

2.1.6. Nghiệm thu, thanh, quyết toán VĐT công trình

XDCB hoàn thành

0%

24% 56% 20% 0%

2.2. Kiểm tra, thanh tra,

giám sát đầu tƣ XDCB 0% 30% 50% 20% 0%

Nguồn: Tổng hợp từ 100 phiếu điều tra, khảo sát

Như vậy, tác giả đã tiến hành điều tra, khảo sát các đối tượng nghiên cứu về thực trạng tổ chức thực hiện quản lý vốn đầu tư XDCB trong hai nội dung lớn: (1) Tổ chức thực hiện các hoạt động đầu tư XDCB, (2) Kiểm tra, thanh tra, giám sát đầu tư XDCB. Trong đó, khâu tổ chức thực hiện các hoạt động đầu tư XDCB bao gồm sáu nội dung cơ bản: (1.1) Lập dự án đầu tư, (1.2) Thẩm định và phê chuẩn dự án đầu tư, (1.3) Đấu thầu dự án, (1.4) Tổ chức bộ máy quản lý đầu tư XDCB, (1.5)

51

Phân bổ, giải ngân vốn đầu tư, (1.6) Nghiệm thu, thanh, quyết toán VĐT công trình XDCB hoàn thành.

Nhìn chung, kết quả đánh giá của các đối tượng nghiên cứu về các nội dung này có kết quả tương đối giống nhau, cụ thể:

(1) Không có đối tượng nghiên cứu nào đánh giá ở mức độ rất không hiệu quả hoặc rất hiệu quả khi được hỏi về các nội dung thực trạng triển khai thực hiện quản lý vốn đầu tư XDCB, ở các sáu nội dung nhỏ và hai nội dung lớn như đã đề cập ở trên.

(2) Phần trăm đánh giá cao nhất là ở mức độ bình thường ở cả các nội dung đánh giá: 52% đối tượng nghiên cứu đánh giá ở mức độ bình thường về hiệu quả lập dự án đầu tư, 56% đối tượng nghiên cứu đánh giá ở mức độ bình thường về hiệu quả thẩm định và phê chuẩn dự án đầu tư, 54% đánh giá ở mức độ bình thường về hiệu quả đấu thầu dự án tại Công ty, 50% đánh giá ở mức độ bình thường về hiệu quả tổ chức bộ máy quản lý đầu tư XDCB, 52% đánh giá ở mức độ bình thường về hiệu quả phân bổ, giải ngân vốn đầu tư, 56% đánh giá ở mức độ bình thường về hiệu quả nghiệm thu, thanh, quyết toán VĐT công trình XDCB hoàn thành, 50% đánh giá ở mức độ bình thường về hiệu quả kiểm tra, thanh tra, giám sát đầu tư XDCB tại Công ty.

(3) Phần trăm các đối tượng nghiên cứu đánh giá ở mức độ hiệu quả và không hiệu quả khá gần nhau, tuy nhiên, phần trăm các đối tượng nghiên cứu đánh giá ở mức độ không hiệu quả về thực trạng triển khai thực hiện quản lý vốn đầu tư XDCB tại Công ty Điện lực Hà Nam vẫn chiếm tỷ trọng cao hơn so với các đánh giá ở mức độ hiệu quả.

Cụ thể:

(a) Có 19% người được hỏi đánh giá hiệu quả về thực trạng lập dự án đầu tư, nhưng có tới 29% người được hỏi đánh giá không hiệu quả.

(b) Có 20% người được hỏi đánh giá hiệu quả về thực trạng thẩm định và phê chuẩn dự án đầu tư, nhưng có tới 24% người được hỏi đánh giá không hiệu quả.

(c) Có 20% người được hỏi đánh giá hiệu quả về thực trạng đấu thầu dự án, nhưng có tới 26% người được hỏi đánh giá không hiệu quả.

(d) Có 20% người được hỏi đánh giá hiệu quả về thực trạng tổ chức bộ máy quản lý đầu tư XDCB, nhưng có tới 30% người được hỏi đánh giá không hiệu quả.

52

(e) Có 22% người được hỏi đánh giá hiệu quả về thực trạng phân bổ, giải ngân vốn đầu tư, nhưng có tới 26% người được hỏi đánh giá không hiệu quả.

(g) Có 20% người được hỏi đánh giá hiệu quả về thực trạng nghiệm thu, thanh, quyết toán VĐT công trình XDCB hoàn thành, nhưng có tới 24% người được hỏi đánh giá không hiệu quả.

(h) Có 20% người được hỏi đánh giá hiệu quả về thực trạng kiểm tra, thanh tra, giám sát đầu tư XDCB tại Công ty Điện lực Hà Nam, nhưng có tới 30% người được hỏi đánh giá không hiệu quả.

Như vậy, kết quả điều tra, khảo sát chỉ ra, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác tổ chức, triển khai thực hiện quản lý vốn đầu tư XDCB vẫn còn tồn tại những hạn chế cần được khắc phục trong giai đoạn tới. Sau khi tiến hành phỏng vấn sâu các đối tượng nghiên cứu và nghiên cứu thực tiễn tại Công ty Điện lực Hà Nam, tác giả rút ra được các nội dung chính liên quan đến thực trạng tổ chức triển khai quản lý vốn đầu tư XDCB tại Công ty như dưới đây:

* Tổ chức thực hiện các hoạt động đầu tƣ XDCB

Trước tiên, trong giai đoạn 2010 – 2014, Công ty chưa có quy trình đầu tư XDCB, Công ty chỉ mới ban hành vào đầu năm 2015 và có lưu đồ hóa các bước thực hiện quy trình đầu tư xây dựng tại Công ty.

Theo đó, lưu đồ chỉ ra các nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể của các bên liên quan đến công tác đầu tư xây dựng tại Công ty Điện lực Hà Nam. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2010 – 2014, lưu đồ này vẫn chưa có và quy trình quản lý vốn đầu tư XDCB tại Công ty chưa có cơ sở, căn cứ vững chắc để thực hiện một cách xuyên suốt, hiệu quả tại doanh nghiệp.

Cụ thể:

(1) Lập dự án đầu tư

Sau khi nhận Quyết định của Tổng Công ty Điện lực miền Bắc giao danh mục ĐTXD năm cho Công ty, Công ty Điện lực Hà Nam sẽ thực hiện lựa chọn đơn vị tư vấn. Đơn vị tư vấn và Phòng Quản lý Xây dựng của Công ty sẽ thực hiện xin thỏa thuận các cơ quan liên ngành, sau đó công tác lập dự án đầu tư sẽ do đơn vị tư vấn thực hiện.

53

Hình 3.4. Lƣu đồ hóa các bƣớc thực hiện quy trình đầu tƣ xây dựng tại Công ty Điện lực Hà Nam

54

Hiện nay, về cơ bản, công tác lập dự án đầu tư xây dựng cũng đã đạt được kết quả khá tốt, tuy nhiên, hiện tại, công tác này vẫn do bên thứ ba là đơn vị tư vấn thực hiện, vì vậy, Công ty tốn thêm khoản mục chi phí dành cho bên tư vấn, đồng thời, do là đơn vị tư vấn nên nhiều nội dung trong dự án đầu tư chưa được hiểu rõ. Công ty cũng chưa có bộ phận hay cá nhân nào trực tiếp phụ trách đánh giá kết quả lập dự án đầu tư từ phía đơn vị tư vấn. Mặc dù gặp những hạn chế từ đơn vị tư vấn, nhưng nhìn chung, công tác lập dự án đầu tư được Công ty giao phó cho đơn vị tư vấn uy tín và nhiều năm kinh nghiệm nên hiệu quả lập dự án đầu tư nhìn chung là đạt yêu cầu.

(2) Thẩm định và phê chuẩn dự án đầu tư

Sau khi nhận hồ sơ dự án đầu tư XDCB từ phía đơn vị tư vấn, Phòng QLXD, tổ thẩm tra - quyết toán của Công ty Điện lực Hà Nam sẽ tiến hành thẩm tra, thẩm định dự án đầu tư và đưa ra báo cáo thẩm định cụ thể. PGĐ XDCB, kết hợp với Phòng QLXD và đơn vị tư vấn sẽ trình phê duyệt dự án ĐTXD công trình, sau đó, các cấp phẩm quyền phê duyệt sẽ thực hiện phê duyệt hay không phê duyệt dự án căn cứ trên hồ sơ Công ty gửi.

Ngoài ra, Đơn vị tư vấn và Phòng QLXD cũng sẽ tiến hành thiết kế bản vẽ thi công, lập dự toán công trình. Phòng QLXD sẽ thẩm định lại và PGĐ XDCB kết hợp với Phòng QLXD, đơn vị tư vấn sẽ trình các cấp thẩm quyền phê chuẩn các nội dung về bản vẽ thi công và dự toán công trình.

Nhìn chung, công tác thẩm định, phê chuẩn dự án được Công ty thực hiện khá nghiêm ngặt và trải qua quy trình cụ thể với nhiều khâu khác nhau, Ban lãnh đạo Công ty cũng quan tâm đặc biệt đến nội dung này nên đạt hiệu quả khá tốt. Tuy nhiên, bên cạnh đó, công tác thẩm định, phê chuẩn vẫn gặp phải một số hạn chế, ví dụ như, công tác thẩm định hiệu quả chưa cao do hạn chế về kiến thức và nghiệp vụ thẩm định từ các CB trực tiếp thực hiện công tác này, vì vậy, ảnh hưởng tới kết quả phê chuẩn. Số lượng CB tại Phòng QLXD của Công ty hiện nay còn quá ít, chỉ có 09 người mà lượng công việc lại quá lớn, chính vì vậy, việc nâng cao năng lực thẩm

Một phần của tài liệu Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại công ty điện lực tỉnh hà nam (Trang 54 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)