- Nguyên nhân, đặc điểm phát sinh phát triển bệnh: Bệnh được gây ra do nấm
c. Biện pháp phòng trị.
- Có thể áp dụng các biện pháp sau đây để phòng và trị sùng đục gốc chuối, nhưng đặc
biệt lưu ý đến biện pháp vệ sinh vườn chuối.Vệ sinh vườn chuối là phần duy nhất có thể làm giảm mức độ gây hại của Sùng đục gốc chuối vì phá hủy chỗ ẩn nấp của thành trùng và ấu trùng. Vệ sinh vườn chuối gồm các phần sau:
Diệt cỏ ở vườn chuối, nhất là chung quanh gốc chuối.
Những cây chuối đã chặt quày xong cần phải đốn bỏ ngay và phải đốn thật sát gốc; nếu có thể, phủ lên mặt cây vừa đốn một lớp đất nhão để tránh thành trùng đẻ trứng vào.
Khi trồng cần chú ý loại trừ các cây có sâu.
Khi đào cây con đem trồng tránh để tập trung thành đống vì dễ thu hút thành trùng tới. Nếu cần, có thể gọt bỏ phần ngoài của các củ chuối bị hại để loại trừ ấu trùng.
- Làm bẫy: những nơi nào có điều kiện thì có thể sử dụng bẫy bằng cách chặt thân hoặc gốc cây chuối thành đoạn ngắn từ 20 - 50 cm theo chiều dọc, khoét thành đường rỗng bên trong, xong úp xuống đất, thành trùng bị thu hút tới sẽ chui vào ẩn bên trong, xong có thể bắt bằng tay hoặc dùng thuốc trừ sâu để tiêu diệt. Bẩy nên thay mới ít nhất một tuần một lần để thu hút nhiều thành trùng.
- Thuốc hóa học:
Ngâm cây con trước khi trồng trong dung dịch thuốc Basudin 10H hay Furadan 3H.
Khoảng một tháng sau khi trồng, vườn chuối nên được phun thuốc để ngừa sùng tới đẻ trứng. Sau đó nên áp dụng thuốc định kỳ, thời gian dài ngắn tùy điều kiện của từng địa phương và mật số của sùng vào bẩy như đã nêu trên. Thuốc được áp dụng thẳng vào gốc chuối hay trên đất xung quanh gốc chuối. Ngoài ra có thể sử dụng thuốc bột rải chung quanh gốc chuối với đường kính khoảng 40 - 50 cm.
- Vườn chuối sau 3 năm nên đốn bỏ toàn bộ và trồng lại.