Nhóm bệnh do vi khuẩn: a Bệnh đốm lá hay bệnh cháy lá:

Một phần của tài liệu KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG CÂY CHUỐI (Trang 39 - 40)

VII. SÂU BỆNH HẠI CHÍNH:

2. Nhóm bệnh do vi khuẩn: a Bệnh đốm lá hay bệnh cháy lá:

a. Bệnh đốm lá hay bệnh cháy lá:

- Nguyên nhân: Do nấm Sigatoka vàng (Mycosphaerella musicola) và Sigatoka đen

(Mycosphaerella fijiensis).

- Biểu hiển bệnh: Trong thời kỳ đầu, triệu chứng bệnh thường xuất hiện ở mặt dưới

của phiến lá thứ 3 và thứ 4; hình thành 1 đốm sọc nhỏ màu nâu đỏ song song với gân lá, rộng khoảng 5-10mm * 0.1-1mm, thường tập trung ở phía bên trái và ở chóp lá chuối.Về sau đốm mọc loang ra, trở màu đen, đồng thời xuất hiện ở mặt trên của lá chuối. Đến thời kỳ giữa, đốm sọc loang rộng thành hình bầu dục màu nâu, xung quanh có quầng màu vàng. Đến thời kì cuối nó trở thành màu đen, sau cùng ngay giữa đốm biến thành màu xám và lá chuối sớm bị héo chết. Bệnh phát triển mạnh vào những tháng mùa mưa và mùa có sương, ẩm ướt, bệnh ảnh hưởng nặng tới năng suất cây.

Hình 7.3: bệnh cháy lá

- Biện pháp phòng bệnh:

 Dọn vệ sinh vườn chuối: Thường xuyên cắt tỉa lá già, loại bỏ những lá héo mắc bệnh và mang đi tiêu hủy ngay, nhằm giảm bớt khả năng gây bệnh và nâng cao hiệu quả phòng trị, thoát nước tốt cho vườn chuối trong mùa mưa.

 Dùng thuốc hóa chất: Trong thời gian từ tháng 5-10, thời tiết nóng và ẩm thì khoảng 2 tuần phun thuốc 1 lần, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, khoảng 3-4 tuần phun thuốc 1 lần.

 Thuốc diệt khuẩn: Dùng Mancozeb80% dạng bột hút ẩm hoặc polyram-M; lượng thuốc mỗi lần phun cho mỗi ha là 2-2.5 kg, được điều chỉnh tùy theo lượng mưa nhiều hay ít trong thời gian phun.

 Dầu khoáng, loại dùng cho chuối: Lượng phun cho chuối mỗi lần là 5 – 8 lít, nên điều chỉnh theo lượng mưa nhiều hay ít trong thời gian phun thuốc.

Một phần của tài liệu KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG CÂY CHUỐI (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w