Kỹ thuật nhân giống cây chuối in vitro:

Một phần của tài liệu KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG CÂY CHUỐI (Trang 27 - 30)

V. KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG 1 Hữu tính

d. Kỹ thuật nhân giống cây chuối in vitro:

Hệ thống nhân giống chuối in vitro:

Các bước tiến hành:

Nuôi cấy đỉnh sinh trưởng :

o Đỉnh sinh trưởng chuối được nuôi cấy bằng phương pháp huỷ đỉnh . o Củ chuối thu từ cây con 4 tháng tuổi , được cắt gọn , vỏ ngoài được tách

bỏ , chỉ chừa lại khoảng 5 lớp bên trong .

o Củ chuối được ngâm trong dung dịch khử trùng hypochlorite sodium trong tủ cấy vô trùng .

o Sau đó mẫu được lau sạch bằng bông gòn có thắm nước cất vô trùng và được tách bớt các lớp vỏ bên ngoài bằng dao nhọn và sắc đến khi còn lại 3 lớp vỏ trong cùng thìngưng tách.

o Huỷ đỉnh sinh trưởng để bỏ ưu thế ngọn, các chồi ở nách có đường kính 1-1,5 cm, dày 0,7-1,3 cm.

o Mẫu sau khi tách được cấy vào bình tam giác thể tích 300 ml chứa môi trường MS đặc có bổ sung BA 5 ppm, IAA 0,5 ppm , tyrosine 100 ppm và nước dừa 15% .

o Mẫu được nuôi trong điều kiện nhiệt độ 25-280C, cường độ chiếu sáng 3000 lux , ẩm độ 70-80% và thời gian chiếu sáng 8h/ngày.

o Sau 45 ngày , chồi xuất hiện và cao khoảng 3 cm, trung bình trên mỗi mẫu cấy có 5-8 chồi.

Tạo cụm chồi :

o Các chồi trên mẫu được tách riêng lẽ từng chồi một.

o Mỗi chồi đơn lại được tách bao lá và huỷ đỉnh tương tự như trên và cấy vào bình tam giác có chứa môi trường tạo chồi.

o Môi trường tạo chồi và điều kiện nuôi cấy giống như bước 1. Sau 30 ngày, từ 1 chồi đơn phát triển thành 1 cụm chồi (gồm 3-4 chồi nhỏ).

Nhân cụm chồi :

o Cụm chồi được cấy vào môi trường nhân chồi .

o Môi trường nhân chồi cũng giống như môi trường tạo chồi nhưng có nồng độ BA và IAA giảm xuống (BA 2-3 ppm và IAA 0,2-0,3 ppm). o Cụm chồi được cấy chuyền sau mỗi 3 tuần. Số lần cấy chuyền tổng cộng

là 7 lần. Hệ số nhân giống trung bình là 3 lần cấy chuyền.

o Trong mỗi lần cấy chuyền, chồi lớn vẫn được huỷ đỉnh và chồi nhỏ vẫn được giữ thành cụm có 2-3 chồi. Sau 7 lần cấy chuyền nhân chồi, từ 1 củ chuối ban đầu có thể cho 2000 cây chuối in vitro.

Tái sinh cây in vitro :

o Sau 7 lần cấy chuyền, chồi chuối được chuyển sang môi trường tái sinh. o Môi trường tái sinh là môi trường MS có bổ sung NAA 0,1 ppm và than

hoạt tính 1g/l.

o Sau 30 ngày, cây chuối con có thân lá phát triển mạnh mẽ được đưa ra luống ươm .

o Trong giai đoạn tái sinh , cây chuối con trong bình tam giác được nuôi trong điều kiện bình thường có nhiệt độ thấp, thoáng mát, ẩm độ cao, ánh sáng khuếch tán…nhằm mục đích thuần hoá dần dần cây chuối in vitro để nó dễ thích hợp với điều kiện bên ngoài.

Thuần hoá:

o Cây chuối con nuôi cấy mô sau khi đưa ra khỏi bình sẽ được cấy trên luống ươm có cơ chất là xơ dừa. Đây là giai đoạn trung gian giữa phòng thí nghiệm và ngoài tự nhiên.

o Cây con được giữ ẩm và phun thuốc kích thích ra rễ.

o Sau 15-20 ngày , cây con ra rễ, phát triển thân lá khoẻ mạnh , cao 5-7 cm.  Chăm sóc trên vườn ươm :

o Sau giai đoạn thuần hoá , cây con được cấy chuyền ra trồng trên luống đất đã được xử lí với thuốc trừ nấm bệnh .

o Cây con được bổ sung dinh dưỡng bằng dung dịch NPK(20-20-20)loãng 2 lần/tuần.

o Sau 20 ngày, cây con đạt kích thước 15-20 cm và được chuẩn bị chuyển đến các nông trường trồng chuối.

Cây bầu đất :

o Cây con được cấy vào bầu đất trước khi chuyển đi. Bầu đất có chứa phân hữu cơ với đất theo tỉ lệ 1:5 .

o Cây con được phun urea 5g/l ,2 lần/tuần ,phun thuốc phòng bệnh, đặt ở nơi có ánh sáng mạnh, được tưới giữ ẩm.

o Sau 45 ngày, cây con bầu đất cao 25-30 cm chuẩn bị đưa ra ruộng. Các cây tăng trưởng yếu ớt và không bình thường sẽ bị loại bỏ.

Trồng trên ruộng :

o Cây chuối con cấy mô được trồng trên đồng ruộng. Kĩ thuật trồng và chăm sóc giống như cây trồng từ củ. Tuy nhiên, trong thời gian ban đầu, cây cấy mô cần nhiều nước hơn cây trồng từ củ, do đó nên thường bắt đầu được trồng vào đầu mùa mưa .

o Thời gian sinh trưởng của cây cấy mô giống như cây trồng từ củ. Sau 9- 11 tháng cây trổ quày.

Ưu điểm:

 Cây giống sạch bệnh, giống khoẻ.

 Hệ số nhân cao, thời gian nhân giống nhanh.

 Năng suất quả giữa các cây giống đồng đểu.

 Thời gian ra quả nhanh. • Nhược điểm:

 Cần đầu tư phương tiện khoa học kỹ thuật cao.

 Kỹ thuật thao tác phức tạp.  Không tích luỹ được nhiều

biến dị.

Một phần của tài liệu KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG CÂY CHUỐI (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w