Hướng dẫn thi hành pháp luật về thừa kế

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH THỪA KẾ TRONG LUẬT DÂN SỰ (Trang 63 - 67)

- Từ chối nhận di sản

3.2.2. Hướng dẫn thi hành pháp luật về thừa kế

Hiện nay, mặc dù pháp luật về thừa kế đã được áp dụng rất rộng rãi và có vai trò quan trọng trong nên kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, việc hướng

dẫn thi hành pháp luật về thừa kế còn chưa theo kịp với xu thế nên nảy sinh nhiều vướng mắc trong quá trình giải quyết vụ án liên quan, đặc biệt vấn đề liên quan đến thừa kế có yếu tố nước ngoài nên chúng ta cần có những văn bản hướng dẫn thực thi thừa kế một cách chi tiết và có hệ thống khoa học trong hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam. Điều này không những nâng cao được hiệu quả giải quyết thừa kế mà còn đơn giản hóa pháp luật trong thừa kế giúp bộ máy giải quyết đơn giản, không còng kềnh...

Hiện nay, đội ngũ cán bộ giải quyết thừa kế còn có những hạn chế về năng lực chuyên môn nên cần có chính sách mở cửa để đào tạo, mở rộng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, thường xuyên cập nhật những thông tin mới về các vụ án thừa kế.

Chúng ta cần đề cao vị thế của pháp luật thừa kế trong đời sống nhân dân để quá trình giải quyết tranh chấp về thừa kế các đương sự chấp nhận những quyết định có hiệu lực pháp luật, hạn chế những cách ứng xử mang tính truyền thống trọng nam.

KẾT LUẬN

Thừa kế là một trong những quan hệ xã hội ra đời và phát triển cùng với sự xuất hiện và phát triển của xã hội loài người. Trong bất kỳ chế độ xã hội có giai cấp nào, vấn đề thừa kế cũng có vị trí quan trọng trong hệ thống pháp luật và bản thân nó cũng phản ánh phần nào bản chất của chế độ xã hội đó, thậm chí còn phản ánh được tính chất từng giai đoạn trong quá trình phát triển của một chế độ xã hội.

Ở Việt Nam, từ khi hình thành cho đến nay, pháp luật thừa kế luôn được xây dựng và hoàn thiện phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội qua từng giai đoạn nhất định. pháp luật thừa kế ở giai đoạn sau thường kế thừa và tiếp tục phát huy những quy định có nội dung tiến bộ của giai đoạn trước, đồng thời bổ sung những quy định mới cho phù hợp với yêu cầu của xã hội lúc bấy giờ. Điều này được minh chứng từ khi nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, Nhà nước ta luôn bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân. Từ đó đến nay, các quy định pháp luật thừa kế không ngừng hoàn thiện; mở rộng, phát triển để đảm bảo cho quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Sau quá trình bày những nội dung nghiên cứu, ta nhận thấy chế định thừa kế là một chế định quan trọng trong hệ thống các quy phạm pháp luật dân sự Việt Nam.. Quyền để lại thừa kế và quyền thừa kế là những quyền cơ bản của công dân luôn luôn được pháp luật ở nhiều nước trên thế giới quan tâm, theo dõi và bảo hộ.

Việt Nam là một trong những nước đang phát triển và có nền văn hóa với các truyền thống đạo đức lâu đời được truyền từ đời này qua đời khác. Do đó đối với người Việt Nam hiện nay, việc coi trọng các phong tục, tập quán, tình cảm cha con, vợ chồng, anh em gắn bó keo sơn…đã khiến cho không ít người bỏ qua việc đảm bảo quyền để lại thừa kế của mình bằng cách thảo một bản di chúc. Bên cạnh đó có những người đã lập di chúc

nhưng lại chưa hiểu rõ về pháp luật khiến cho những bản di chúc này không rõ ràng khiến cho những người thừa kế phải nhờ pháp luật phân xử hộ (đưa ra tòa) làm giảm sút đi mối quan hệ tình cảm thân thuộc vốn có. Do đó,việc nghiên cứu các chế định về thừa kế nhằm nắm bắt được thực trạng của chế định này trong xã hội đồng thời có các biện pháp hoàn thiện là rất cần thiết, để mọi công dân điều được đảm bảo quyền lợi công bằng trong các mối quan hệ về tài sản nói chung và quyền thừa kế nói riêng....hướng đến công bằng ổn định xã hội.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH THỪA KẾ TRONG LUẬT DÂN SỰ (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w