Thừa kế theo di chúc theo pháp luật Việt Nam

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH THỪA KẾ TRONG LUẬT DÂN SỰ (Trang 47 - 52)

Những nội dung phân tích, bình luận và lí giải trên tập trung nêu rõ những quy định của phần thừa kế theo pháp luật quy định trong luật pháp Việt Nam.

Như chúng ta đã biết, thừa kế ngoài những vấn đề được nêu rõ trong di chúc theo pháp luật thì cũng quy định mang tính Nhà nước về thừa kế theo di chúc. Những quy định này giúp cho các nhà làm luật, các nhà thực hiện pháp luật và mọi công dân có thể tìm hiểu, áp dụng và đối chiếu trong thực tiễn cuộc sống khi gặp vấn đề liên quan đến thừa kế.

Vậy trong Bộ luật dân sự Việt Nam thừa kế theo di chúc được quy định như thế nào?

Trong quy định về thừa kế theo di chúc, chúng ta cần làm rõ được giá trị pháp lý của nguyên tắc tự do định đoạt, tự do ý chí trong phần này; điều kiện để di chúc có giá trị pháp lý (chưa hẳn đã có hiệu lực pháp lý vì có

những quy định có thể sẽ vô hiệu hóa hiệu lực của di chúc cho dù di chúc đáp ứng các điều kiện về hình thức và nội dung theo quy định.

Trước hết ta xét điều kiện để di chúc có hiệu lực:

+ Người lập di chúc phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ: Người từ 15 đến chưa đủ 18 tuổi là người có hành vi dân sự chưa đầy đủ nhưng vẫn được lập di chúc và di chúc chỉ được coi là hợp pháp khi việc lập di chúc đó được sự đồng ý của cha mẹ hoặc người giám hộ và di chúc đó phải được lập thành văn bản. Về nội dung di chúc do người chưa thành niên đó quyết định nhưng nếu phát hiện thấy có hành vi lừa dối, cưỡng ép người chưa thành niên trong việc lập di chúc thì cha mẹ hoặc người giám hộ có thể giám sát nội dung di chúc, có quyền khởi kiện để yêu cầu tòa án giải quyết.

+ Nội dung di chúc không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội.

+ Người lập di chúc phải hoàn toàn tự nguyện, minh mẫn, sáng suốt, không bị đe dọa, nhầm lẫn, lừa dối.

+ Hình thức di chúc phải phù hợp với quy định của pháp luật (bằng văn bản hoặc lời nói).

Hình thức của di chúc gồm di chúc bằng văn bản và di chúc bằng lời nói

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho một người khác sau khi chết. Điều 649 Bộ luật dân sự.

Về lập di chúc: Từ khái niệm nêu trên, chúng ta nhận thấy rằng di chúc là một phương tiện để một người thể hiện ý chí khi muốn chuyển giao tài sản của mình cho một người khác và việc quyết định thừa kế theo di chúc nhằm đảm bảo cho chủ sở hữu được quyền định đoạt tài sản của mình ngay cả khi họ đã chết. Xuất phát từ các đặc điểm đã nêu, di chúc có thể

được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau và mỗi một hình thức phải tuân thủ một số điều kiện mà pháp luật quy định thì di chúc đó mới có giá trị pháp lý.

+ Di chúc bằng lời nói

Điều 651 Bộ luật dân sự quy định di chúc có thể được thể hiện dưới hình thức miệng (lời nói) nếu không được thể hiện được dưới hình thức văn bản. Theo quy định của pháp luật thì trong trường hợp tính mạng của con người bị cái chết đe dọa do bệnh tất hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc bằng miệng (khoản 1 điều 651).

Điều kiện để di chúc miệng có hiệu lực:

+ Người lập di chúc đang trong tình trạng tính mạng bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản được (sau ba tháng, tính từ thời điểm lập di chúc mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ).

+ Di chúc miệng phải có ít nhất hai người trở lên làm chứng và phải là người ngoài những người được để lại thừa kế và ngay sau đó những người làm chứng phải ghi chép lại cùng ký tên, điểm chỉ xác nhận nội dung di chúc.

+ Trong thời hạn 05 ngày, kể từ lúc người để lại di chúc thể hiện ý chí cuối cùng di chúc do những người làm chứng đó phải được công chứng, chứng thực.

+ Di chúc bằng văn bản

Nhằm ghi nhận một cách chính xác về việc thể hiện ý chí của người để lại di sản, di chúc bằng văn bản được xem là sự ghi nhận đầy đủ và chính xác ý chí của người để lại di sản, Điều 652 Bộ luật dân sự. Di chúc bằng văn bản bao gồm :

- Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng: - Di chúc bằng văn bản có người làm chứng:

- Di chúc bằng văn bản có chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; di chúc bằng văn bản có chứng nhận của Công chứng nhà nước:

Trong trường hợp người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được bản di chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được, thì phải:

- Nhờ người làm chứng và người này phải ký xác nhận vào bản di chúc trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

- Sau đó, những người có thẩm quyền chứng nhận bản di chúc trước mặt người lập di chúc và người làm chứng.

Nội dung của di chúc thể hiện bằng văn bản phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau: di chúc phải ghi rõ ngày, tháng, năm lập di chúc; họ, tên, và nơi cư trú của người lập di chúc; họ, tên của cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản; khối lượng, giá trị di sản và địa điểm nơi có di sản; việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung nghĩa vụ; di chúc không được viết tắt hoặc bằng ký hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang đều phải được đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc, Điều 661 Bộ luật dân sự.

Di chúc bằng văn bản có giá trị như công chứng, chứng thực: Di chúc của quân nhân tại ngũ, Di chúc của người đang đi trên máy bay, tàu biển, của người đang diều trị tại bệnh viện, của người đang làm công việc khảo sát, thăm dò, nghiên cứu ở vùng núi, hải đảo, di chúc của người Việt Nam đang ở nước ngoài, của người đang chấp hành phạt tù, đang bị tạm giam... Những trường hợp này, những người đứng đầu của các đơn vị tổ chức đó có thể xác nhận vào di chúc và di chúc có giá trị pháp lý như công chứng, chứng thực.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH THỪA KẾ TRONG LUẬT DÂN SỰ (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(69 trang)
w