Thực tiễn áp dụng chế định thừa kế ở Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh năm

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH THỪA KẾ TRONG LUẬT DÂN SỰ (Trang 52 - 54)

Quảng Ninh năm 2014

Tỉnh Quảng Ninh nằm ở phía Đông Bắc Bộ. Phía Bắc giáp Trung Quốc với 118,8 km đường biên giới; phía Đông giáp vịnh Bắc Bộ; phía Tây giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương; phía Nam giáp thành phố Hải Phòng. Có vị trí địa chiến lược về chính trị, kinh tế, quân sự và đối ngoại; nằm trong khu vực hợp tác “Hai hành lang, một vành đai” kinh tế Việt-Trung; hợp tác liên vùng Vịnh Bắc Bộ mở rộng, cầu nối ASEAN-Trung Quốc, Hành lang kinh tế Nam Ninh-Singapore…

Tỉnh có 14 huyện, thị, thành phố và 186 xã, phường, thị trấn. Trong đó, là tỉnh duy nhất cả nước có 04 thành phố trực thuộc. Dân số hiện nay là 1,185 triệu người, trong đó dân số thành thị chiếm tỷ lệ 50,3%. Có tổng diện tích trên 12.200 km2, trong đó có trên 6.100 km2 diện tích đất liền và trên 6.100 km2 diện tích mặt nước biển. Vùng biển và hải đảo của Quảng Ninh là một vùng địa hình độc đáo. Hơn hai nghìn hòn đảo chiếm hơn 2/3 số đảo cả nước, trải dài theo đường ven biển hơn 250 km.

Theo thống kê của Tòa án nhân dân tỉnh, năm 2014 có 37 vụ án liên quan đến vấn đề thừa kế, trong đó có 30 vụ giải quyết được, 7 vụ chưa thể giải quyết được vì một số lý do khách quan nên gây ra tình trạng đọng án.

Theo đánh giá của cơ quan Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh thì tỷ lệ án liên quan đến thừa kế ngày càng tăng cao nhưng vẫn chiếm tỷ lệ ít so với những tranh chấp khác mà tòa án thụ lý và giải quyết.

Trên cơ sở những số liệu và nhận định về lượng án liên quan đến thừa kế, hàng năm sau khi đánh giá kết quả đạt được, Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã có một số nhận xét khách quan về những thuận lợi và khó khăn trong quá trình nhận đơn, thụ lý và giải quyết án thừa kế.

Về thuận lợi:

+ Tòa án đã phân định được rõ ràng từng phần của từng người trong quá trình giải quyết tranh chấp liên quan, điều này phần nào đã thỏa mãn quyền lợi chính đáng của đương sự.

+ Trong quá trình chưa xét xử một số vụ án đã tiến hành hòa giải được, các đương sự đã nhận biết được quyền và nghĩa vụ của mình trong vấn đề liên quan đến tranh chấp trong thừa kế, đồng thời với sự tư vấn pháp luật của thẩm phán tòa án nên các đương sự đã hiểu các quy định hiện hành.

Về khó khăn:

+ Về văn hóa: Như chúng ta đã biết,Quảng Ninh là một trung tâm kinh tế, văn hóa của vùng Đông Bắc, mặc dầu bước sang chế độ xã hội mới – Xã hội chủ nghĩa nhưng nếp sống phong kiến “trọng nam” vẫn ăn sâu trong đời sống của người dân tỉnh Quảng Ninh. Theo đó, những quyền lợi liên quan đến thừa kế cũng được ưu tiên cho con trai trong gia đình, họ tộc. Với những phong tục ấy nên nhiều vấn đề tranh chấp liên quan đến thừa kế người dân khó chấp nhận chia theo quy định của pháp luật.

+ Về đội ngũ thẩm phán còn mỏng so với nhu cầu thực tế trên địa phương, điều này cũng gây ra một số khó khăn cho đội ngũ cán bộ tòa án khó đảm nhiệm hết các công việc liên quan đến án thừa kế. Điều này được thể hiện qua quy trình chuẩn bị giải quyết một vụ án thừa kế, cán bộ tòa án

làm rất nhiều công việc đòi hỏi thời gian và công sức như đi thu thập tài liệu, tiến hành xác minh tài liệu, triệu tập đương sự, lấy lời khai nhân chứng và phối hợp với chính quyền địa phương trong việc tìm hướng giải quyết vụ án theo đúng quy định của pháp luật. Không những thế, đội ngũ cán bộ tòa án, nghiệp vụ thẩm phán cũng có một số hạn chế trong giải quyết án. Việc cập nhật thông tin, tài liệu đổi mới cũng vấp phải những hạn chế… khiến cho quá trình giải quyết án thừa kế còn những vấn đề cần khắc phục hoàn thiện hơn.

+ Về vướng mắc nghiệp vụ: Theo nhận định của một số thẩm phán thuộc tòa án tỉnh Quảng Ninh thì hiện nay một số văn bản quy định về giải quyết án liên quan đến thừa kế còn chồng chéo, thẩm quyền giải quyết vụ việc còn nhập nhằng nên làm cho các cơ quan đùn đẩy trách nhiệm và nhiều khi không biết thuộc cơ quan nào giải quyết cho người dân.

Như trường hợp sau đây, theo quy định tại điều 203 Luật Đất đai, Nghị định 02/2009 xác định quyền sử dụng đất là một tài sản thừa kế nhưng trên thực tế có một số di sản không có tại các quy định tại Khoản 1, khoản 2, khoản 5 điều 100 Luật đất đai. Theo hướng dẫn 1568 thì sổ mục kê, sổ dã ngoại không quy định tại khoản 1, khoản 2 điều 100 Luật đất đai. Vì vậy, những quy định này gây vướng mắc thẩm quyền giữa ủy ban nhân dân và tòa án nhân dân. Nếu tính theo thực tế thì xem như không giấy tờ thì ủy ban nhân dân xã vẫn chưa tiến hành giải quyết vụ việc cho cho công dân.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH THỪA KẾ TRONG LUẬT DÂN SỰ (Trang 52 - 54)