KHOÁNG VẬT VÀ QUẶNG ĐẤT HIẾM

Một phần của tài liệu Tìm hiểu sự tạo phức của các nguyên tố đất hiếm (Trang 32 - 34)

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.2.KHOÁNG VẬT VÀ QUẶNG ĐẤT HIẾM

Hàm lượng trung bình của các NTĐH ở vỏ trái đất vào khoảng 0,01% và có tới hơn 250 loại khoáng chất chứa đất hiếm. Nói chung, các khoáng đất hiếm có thể chia thành ba loại: Một là các khoáng chứa vết của các NTĐH. Đất đá nói chung đều rơi vào loại này. Thứ hai, là các khoáng chất chứa ít các nguyên tố ĐH mà trong đó chúng không phải là thành phần chính của khoáng vật. Hơn 200 khoáng vật loại này đã được phát hiện và

hàm lượng các NTĐH của chúng là hơn 0,01%. Loại thứ ba là khoáng chất chứa các NTĐH là chủ yếu. Có tới khoảng 70 khoáng chất loại này. Về phần các khoáng đất hiếm có thể thu được, chúng được chia thành hai nhóm: Nhóm thứ nhất: các khoáng chất chứa ít các nguyên tố đất hiếm mà các NTĐH này có thể thu hồi được ngay từ sản phẩm của quá trình xử lý làm giàu quặng.

Nhóm thứ hai: các khoáng vật chứa lượng đáng kể các NTĐH có thể sử dụng trực tiếp cho sản xuất chế tạo hợp kim đất hiếm.

Hai nhóm khoáng chất này được xử lý với các quá trình công nghệ khác nhau. Đôi khi các khoáng đất hiếm được phân nhóm theo thành phần hoá học của chúng và sự phân bố đất hiếm như sau:

Có 9 nhóm khoáng đất hiếm theo thành phần hoá học của chúng:

 Florua: yttofluorite, gagarinit, and fluocerite;

 Cacbonat và Fluocacbonat: bastnasite, ancylite, and huanghoite;

 Phosphates: monazite, and xenomite;

 Silicates: gadolinite, britholite, and thortveitite;

 Oxides: fegusorite, eschgnite, and euxenite;

 Arsenates: chernovite;

 Borates: braistchite;

 Sulphates: chukhrovite;

 Vanadates: wakefieldite;

Trong 9 nhóm trên, 5 nhóm đầu tiên rất quan trọng đối với công nghiệp đất hiếm, đặc biệt là fluocacbnat, photphat và oxít đất hiếm.

Các khoáng đất hiếm có thể được chia thành hai nhóm theo đặc điểm của sự phân bố đất hiếm, kiểu phân bố hoàn toàn và kiểu phân bố chọn lọc.

Trong các khoáng kiểu phân bố hoàn toàn, có đôi chút khác biệt giữa sự phân bố của họ xeri và họ ytri trong loại khoáng RE này, chẳng hạn như: britholite và yttofluorite.

Các khoáng kiểu phân bố chọn lọc bao gồm khoáng giàu họ xeri và khoáng giàu họ ytri. Việc xác định nhóm khoáng họ giàu xeri cho thấy rằng

loại khoáng này chứa các nguyên tố họ xeri nhiều hơn các nguyên tố họ ytri, ví dụ như bastnasite và monazite. Hàm lượng các nguyên tố họ ytri trong khoáng họ giàu ytri nhiều hơn họ xeri, như xenomite và fegusorite chẳng hạn. Bất kể rơi vào nhóm khoáng chất nào, mà nó chứa một hoặc hai nguyên

Một phần của tài liệu Tìm hiểu sự tạo phức của các nguyên tố đất hiếm (Trang 32 - 34)