Phần mềm HappyKid

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non (Trang 51 - 57)

Giao diện chính của HappyKid như sau

Giới thiệu

Thực hiện chuyên đề nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với văn học chữ viết trong nhiệm vụ năm học mới, Công ty CP Tin học Lạc Việt đã phối hợp với các chuyên gia ngôn ngữ của Vụ GDMN xây dựng Phần mềm Bé làm quen với chữ cái Happy Kid. Happy Kid và các hoạt động trong lớp học được tạo ra một cách sinh động, hấp dẫn lôi cuốn trẻ nhỏ vào một môi trường học hỏi đa dạng và sáng tạo.

Qua sáu hoạt động về văn học và chữ viết sẽ giúp trẻ làm quen với 29 chữ cái tiếng Việt, nhận dạng mặt chữ bằng cách nhìn theo những hình ảnh minh hoạ, cách viết các chữ cái và tập tô. Trẻ sẽ hình thành kỹ năng nghe và nhận biết ra các chữ cái trong từ. Trẻ tích lũy được các vốn từ nhờ các hình ảnh minh hoạ, âm nhạc và những câu từ thú vị trong phần mềm. Ngoài ra trẻ còn làm quen với các màu cơ bản, hình dạng, kích thước các bộ phận cơ thể đơn giản, cách liên hệ giữa hình ảnh và chữ viết, các từ chỉ vị trí và nhiều thứ khác. Trẻ hiểu được cách đọc từ trái sang phải trong ngữ cảnh của một câu nói hoàn thiện và là tác giả của những câu truyện hay những tấm thiệp độc đáo.

Nội dung

Bao gồm 6 chủ đề: Chữ cái, Tập tô chữ thường, Nhóm chữ cái, Người bạn ngộ nghĩnh, Tập kể chuyện, Bưu thiếp.

3.2.1 Làm quen chữ cái:

• Mục đích: Bé tập làm quen với các chữ cái trong tiếng Việt, học phát âm và nhận mặt chữ.

• Nội dung: Gồm 29 chữ cái tiếng Việt và các hình ảnh, âm thanh minh hoạ từng chữ cái. Mỗi chữ cái có một câu ví dụ. Bé có thể kiểm tra lại các chữ đã học

• Cách sử dụng

1. Nhấp chuột vào chủ đề trong màn hình chính để vào bài học chữ cái. 2. Nhấp chuột vào từng chữ để học. 3. Nhấp vào chú gấu đứng bên cạnh tấm bảng để bật chế độ kiểm tra . 4. Nhấp chuột

vào chữ trên đầu chú gấu để trở về chế độ học (tắt chế độ kiểm tra)

5. Thoát khỏi bài học: Nhấp vào nút bên góc trái phía dưới giao diện bài học

• Cơ hội học tập: Từ các thao tác trên phần mềm, giáo viên có những hoạt động kết hợp để hướng học sinh.

 Nhận biết tên của các chữ cái tiếng Việt

 Hiểu được rằng chữ hoa “A” và chữ thường “a” là cùng 1 chữ cái  Liên hệ giữa hình ảnh và phát âm

 Nhận biết được trình tự các chữ cái theo bảng chữ cái.  Làm giàu thêm vốn từ.

3.2.2 Tập tô chữ thường

• Mục đích

- Giúp trẻ nhận dạng được mặt chữ .

- Biết cách đọc 29 chữ cái tiếng Việt bằng cách nghe máy phát âm.

- Giúp trẻ biết được cách tô 29 chữ cái thông qua những hình ảnh minh hoạ. • Nội dung: Cách tạo 29 chữ cái tiếng Việt với đầy đủ hình ảnh, âm thanh tương

ứng.

• Cách sử dụng

 Nhấp chuột vào từng chữ cái để nghe phát âm, xem cách viết và xem hình ảnh minh hoạ.

 Nhấp vào nút mũi tên bên góc trái phía dưới giao diện bài học để trở về bài trước

 Bấm chọn nút in ra giấy cho trẻ tô theo.

• Cơ hội học tập: Từ các thao tác trên phần mềm, giáo viên có những hoạt động kết hợp để hướng trẻ.

 Nhận dạng các chữ cái tiếng Việt  Liên hệ giữa hình ảnh và cách tô.  Phát triển khả năng quan sát

 Phát triển kỹ năng nghe, nhìn và hiểu hình ảnh.  Làm giàu thêm vốn từ.

3.2.3 Nhóm chữ cái

• Mục đích

Nhận biết các chữ cái trong từ. Biết cách phân biệt chữ cái theo nhóm. Nhóm chữ cái là một nội dung giúp trẻ dễ dàng nhớ các chữ cái hơn.

• Nội dung:

Gồm 12 nhóm chữ cái, tương ứng mỗi nhóm chữ cái có các con vật mà tên chứa một chữ cái trong nhóm.

• Cách sử dụng :

 Nhấp chuột vào từng nhóm để học các chữ cái.

 Chọn và di chuyển các hình phía dưới đặt vào quả trứng, sao cho tên gọi của các hình đó tương ứng với từng chữ cái trên quả trứng.

• Cơ hội học tập: Từ thao tác trên phần mềm, giáo viên có những họat động kết hợp để hướng dẫn học sinh.

 Nhận dạng các chữ cái tiếng Việt  Phân loại theo chữ cái

 Phát triển khả năng quan sát

 Phát triển kỹ năng nghe, nhìn và hiểu hình ảnh  Làm giàu thêm vốn từ

 Rèn luyện trí nhớ.

3.2.4 Người bạn ngộ nghĩnh

• Mục đích

Làm quen với các màu cơ bản, hình dạng, kích thước, các bộ phận cơ thể. Biết cách mô tả về một người.

• Nội dung

Có các màu cơ bản: xanh lam, xanh lá cây, vàng, đỏ, tím, hồng, nâu, đen. Hình dạng, kích thước: dài, ngắn, to, nhỏ, tròn, nhọn. Các bộ phận cơ thể: tóc, tay, chân, mũi, miệng.

• Cách sử dụng

 Nhấp chuột vào các nút để chọn hình dạng, màu sắc cho hình cần tạo, bạn sẽ được hình tương ứng.

 Kiểm tra màu: Để chọn màu, nhấp chuột vào nút màu và nghe máy đọc, điền từ đúng theo yêu cầu của máy.

 Kiểm tra hình dạng: Để chọn hình dạng, nhấp chuột vào nút hình dạng và nghe máy đọc, điền từ đúng theo yêu cầu của máy.

• Cơ hội học tập: Từ các thao tác trên phần mềm, giáo viên có những họat động kết hợp để hướng dẫn học sinh.

 Học các từ chỉ màu sắc, hình dạng, kích thước và các bộ phận cơ thể.  Hình thành kỹ năng diễn đạt đơn giản

 Kết hợp các từ và hình ảnh thể hiện ý nghĩa của những từ đó 3.2.5 Tập kể chuyện

• Mục đích:

Giúp bé biết cách kể truyện về một nhân vật nào đó. Hiểu được ý nghĩa của từ trong mỗi câu ví dụ.

• Nội dung:

Chọn nhân vật và các tình tiết cho câu chuyện, trẻ sẽ được nghe các câu chuyện của mình và in ra thành tác phẩm.

• Cách sử dụng:

 Chọn 1 trong 4 nhân vật để tạo câu chuyện theo nhân vật đã được chọn.

 Tiếp tục chọn nút: điền từ tiếp là phương tiện

 Tiếp tục chọn địa điểm và cuối cùng là chọn trò chơi để hoàn thành câu chuyện.

 Nhấn vào nút Xem lại để xem và nghe hết câu chuyện.

• Các cơ hội học tập:

 Hiểu được rằng câu chuyện có những nhân vật, cách bố trí và những hành động.

 Nhận biết một câu chuyện sẽ có thay đổi khi thay đổi bất kỳ một từ trong câu.

 Liên hệ giữa hình ảnh và cách đọc  Tham gia xuất bản sách.

3.2.6 Làm bưu thiếp

• Mục đích

Biết cách sử dụng các câu chúc mừng trong một số truờng hợp. Làm quen với cách viết tiếng Việt.

• Nội dung

Có các câu chúc mừng gợi ý sẵn. Hình ảnh phân theo chủ đề. • Cách sử dụng

 Chọn ngày lễ để làm thiệp chúc mừng.

 Tiếp tục chọn nút mũi tên

 Sau đó chọn người được chúc mừng

 Nhấn vào mũi tên ở góc bên phải để chọn phông tùy thích.

 Để chọn hình ảnh trang trí nhấn vào hai nút mũi tên (góc bên trái) để lấy hình.

 Nhấp vào hình máy in (cạnh trái mũi tên bên góc phải) để xem và in tác phẩm ra giấy.

Chú ý: Xoá chữ hoặc ảnh bằng cách kéo chúng ra khỏi khung nền.

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non (Trang 51 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w