HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

Một phần của tài liệu NHỮNG ĐIỀU SINH VIÊN ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN CẦN BIẾT (Trang 90 - 94)

(Trích “Quyết định số 1357/QĐKH của Hiệu trưởng về việc ban hành Quyết định Nghiên cứu khoa học của Sinh viên và Căn cứ theo

công văn số 6716/BGDĐT-KHCNMT ngày 7/10/2011”)

Nghiên cứu khoa học (NCKH) của sinh viên là một nội dung quan trọng trong chƣơng trình đào tạo ở trƣờng đại học, qua đó hình thành tƣ duy và phƣơng pháp NCKH, thực hiện phƣơng châm “giảng dạy kết hợp với thực nghiệm và NCKH”.

Các kênh hỗ trợ Sinh viên Hệ thống hỗ trợ trực tuyến (http://khaothi- dbclgd.neu.edu.vn/) Hệ thống Trợ lý các Khoa Cuốn cẩm nang (http://neu.du.vn/)

1. Mục đích và yêu cầu của hoạt động NCKH

1.1. Mục đích hoạt động nghiên cứu khoa học nhằm:

- Thực hiện nguyên lý giáo dục của Đảng "Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội" góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo toàn diện;

- Nâng cao chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, góp phần phát hiện và bồi dƣỡng nhân tài cho đất nƣớc;

- Phát huy tính năng động, sáng tạo, khả năng nghiên cứu khoa học độc lập của sinh viên, hình thành năng lực tự học cho sinh viên;

- Góp phần tạo ra tri thức, sản phẩm mới cho xã hội.

1.2. Yêu cầu hoạt động nghiên cứu khoa học nhằm: - Hoạt động NCKH là nhiệm vụ của mọi sinh viên;

- Mức độ hoạt động NCKH phù hợp với trình độ và yêu cầu học tập của sinh viên từng năm, từng giai đoạn;

- Nội dung và kết quả nghiên cứu có giá trị khoa học, có tính mới và sáng tạo.

1.3. Đối tượng tham gia NCKH: gồm tất cả các sinh viên đang tham gia học tập tại Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân: sinh viên thuộc hệ đại học chính quy, hệ đại học VLVH, hệ liên thông lên đại học...

2. NCKH của sinh viên là một hoạt động chính khoá, bao gồm các nội dung chính sau đây: gồm các nội dung chính sau đây:

Trao đổi về phƣơng pháp, kinh nghiệm học tập ở bậc đại học, nghiên cứu trao đổi nội dung các môn học cơ bản thông qua các hoạt động khoa học nhƣ trao đổi kinh nghiệm học tập, viết tiểu luận, đề án môn học.

Nghiên cứu thông qua các buổi sinh hoạt khoa học để trao đổi về phƣơng pháp nghiên cứu một đề tài khoa học, viết tiểu luận và đề án môn học tham gia nghiên cứu, phục vụ thực tiễn, viết chuyên đề, luận văn tốt nghiệp.

Ngoài các nội dung hoạt động theo từng giai đoạn, hàng năm sinh viên có thể tham gia vào các cuộc thi chuyên đề, thi học sinh giỏi, nghiên cứu các đề tài khoa học của Trƣờng giao hay các hợp đồng với bên ngoài, dự các buổi sinh hoạt khoa học ở cấp Khoa/Viện, Trƣờng. Tham gia thực hiện các đề tài khoa học của giảng viên dƣới dạng điều tra, khảo sát thu thập số liệu phổ biến khoa học trong quần chúng nhân dân.

3. Xây dựng kế hoạch hoạt động NCKH của sinh viên

Hàng năm, trên cơ sở định hƣớng phát triển khoa học và công nghệ, Trƣờng xây dựng kế hoạch hoạt động NCKH của sinh viên.

Kế hoạch hoạt động NCKH của sinh viên là một phần của kế hoạch khoa học và công nghệ của trƣờng đại học, bao gồm các nội dung:

- Xác định danh mục đề tài NCKH của sinh viên và triển khai thực hiện đề tài theo quy định chung của Bộ GD&ĐT;

- Tổ chức hội nghị NCKH của sinh viên và các hình thức hoạt động khoa học và công nghệ khác của sinh viên;

- Tham gia xét Giải thƣởng “Tài năng khoa học trẻ Việt Nam” của Bộ GD&ĐT.

4. Quyền lợi của sinh viên trong NCKH

- Đƣợc chọn báo cáo khoa học ở Khoa/Viện, Trƣờng, dự các hội thảo khoa học trong và ngoài Trƣờng.

- Những sinh viên có đề tài nghiên cứu đƣợc chọn báo cáo sinh hoạt khoa học từ lớp trở lên đƣợc ƣu tiên khi xét các danh hiệu sinh viên xuất sắc, tiên tiến, xét các loại học bổng về học tập và khuyến khích tài năng.

- Sinh viên đạt kết quả tốt trong kỳ thi chuyên đề, học sinh giỏi, có các công trình NCKH đƣợc đánh giá xuất sắc, đƣợc Nhà trƣờng xét cộng điểm hoặc cho miễn thi môn học có liên quan.

Sinh viên có đề tài nghiên cứu đƣợc báo cáo tại Hội nghị khoa học từ cấp Khoa/Viện trở lên đƣợc cộng điểm khi xét ngành học giai đoạn hai.

Sinh viên đƣợc xét chuyển tiếp nghiên cứu sinh trong và ngoài nƣớc phải có ít nhất 1 công trình nghiên cứu đƣợc khen thƣởng từ cấp Trƣờng trở lên.

5. Phòng Quản lý Khoa học là cơ quan tham mƣu giúp Hiệu trƣởng thống nhất quản lý, chỉ đạo các hoạt động về NCKH sinh viên. Hàng năm lập kế hoạch về nội dung hoạt động NCKH sinh viên trình Hiệu trƣởng duyệt, sau đó thống nhất chỉ đạo tổ chức thực hiện.

6. Các Khoa/Viện QLSV căn cứ vào kế hoạch chung của Trƣờng

và nhiệm vụ NCKH của sinh viên, phối hợp với phòng Quản lý Khoa học và đơn vị có liên quan để tổ chức triển khai, thực hiện các hoạt động về NCKH của sinh viên trong đơn vị; xác nhận và đề nghị với nhà trƣờng về quyền lợi của sinh viên trong NCKH.

7. BCS lớp sinh viên từng nhiệm kỳ với sự giúp đỡ của Cố vấn

học tập, giáo viên chuyên môn có trách nhiệm tổ chức thực hiện các hoạt động về NCKH của lớp theo các nội dung và nhiệm vụ quy định nhƣ: Tổ chức sinh hoạt khoa học, các cuộc thi chuyên đề, học sinh giỏi...

8. Các cán bộ giáo viên tham gia tổ chức hƣớng dẫn NCKH cho

sinh viên tuỳ theo tính chất của công việc đƣợc hƣởng chế độ theo quy định.

9. Cá nhân sinh viên hoặc tập thể sinh viên có thành tích xuất sắc

trong hoạt động NCKH, ngoài việc đƣợc hƣởng quyền lợi nhƣ Điều 4 còn đƣợc Nhà trƣờng xét khen thƣởng hàng năm và đột xuất.

Những sinh viên có hành vi cản trở hoạt động NCKH thì tuỳ mức độ sẽ phải chịu các hình thức xử lý thích hợp.

Một phần của tài liệu NHỮNG ĐIỀU SINH VIÊN ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN CẦN BIẾT (Trang 90 - 94)