nghiệp vụ cho đội ngũ cố vấn học tập
3.2.3.1. Mục đích
Biện pháp này giúp cho việc nâng cao trình độ đội ngũ CVHT về mọi mặt, có đủ năng lực tham gia vào quá trình đổi mới đào tạo, thích ứng với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, khoa học công nghệ, theo kịp với sự phát triển xã hội và đổi mới của giáo dục đại học trong thời kì hội nhập. Mặt khác, hoạt động CVHT là hoạt động sáng tạo, đòi hỏi mỗi CVHT và cả đội ngũ phải có kiến thức sâu và toàn diện, luôn bổ sung cái mới nhằm hoàn thiện nghệ thuật sư phạm.
CVHT có vai trò hết sức quan trọng trong chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ. Mỗi CVHT là cầu nối trong mối quan hệ nhà trường – sinh viên – thị trường lao động. CVHT giống như là một “chuyên gia tư vấn” vềhọc tập và việc làm cho sinh viên. Và cần khẳng định rằng, CVHT sẽ là bạn đồng hành cùng sinh viên trong suốt quá trình học tập của sinh viên. Do đó, việc bồi dưỡng phẩm chất, năng lực, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cố vấn học tập là một việc làm cần thiết và quan trọng.
3.2.3.2. Nội dung và cách thực hiện
Thứ nhất, tập huấn, bồi dưỡng phẩn chất chính trị, đạo đức cho đội ngũ CVHT
- Chú trọng công tác bồi dưỡng nhận thức cho ĐN CVHT và thường xuyên tổ chức có hiệu quả công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức trong ĐN CVHT.
Thực hiện công tác bồi dưỡng tư tưởng, phẩm chất chính trị và đạo đức Nhà giáo trong ĐNCHT bằng cách thường xuyên quán triệt các văn bản, chỉ thị của Đảng, Nhà nước, của ngành, của địa phương và của trường. Làm cho mỗi giáo viên ngoài chức trách của mình phải đồng thời là những tấm gương mẫu mực, những tuyên truyền viên tích cực về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là các chỉ thị, Nghị quyết về Giáo dục - Đào tạo cho quần chúng, cho học sinh, cho gia đình, có những biện pháp kiên quyết ngăn chặn, xử lý nghiêm những cán bộ, giáo viên có biểu hiện sa sút về đạo đức, lối sống, tự do vô kỷ luật, thiếu tinh thần trách nhiệm và có những thái độ, hành vi làm tổn hại đến danh dự nghề giáo - nghề dạy học.
- Thường xuyên quán triệt các văn bản, chỉ thị của Đảng, Nhà nước, của Ngành, của địa phương và của nhà trường
Thường xuyên triển khai và thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 06/CT-TW của Bộ Chính trị về cuộc vận động “học tập và làm theo tấm gương tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh”; Chỉ thị 33/2006/CT với bốn nội dung “nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, với vi phạm đạo đức nhà giáo”.
Phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với các tổ chức đoàn thể quần chúng, gia đình và xã hội trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức lối sống, phòng chống các tệ nạn xã hội cho cán bộ, giáo viên và SV.
- Động viên khuyến khích ĐN CVHT tích cực tham gia các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức nghề nghiệp trong nhà trường.
trị của từng cán bộ, giáo viên trong nhà trường, giúp người giáo viên có ý thức cao hơn và luôn thể hiện tính tiên phong trong công việc.
Thứ hai, tập huấn, bồi dưỡng năng lực, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ CVHT
Công việc cố vấn học tập là một công việc rất đa dạng, đòi hỏi nhiều về thời gian và tâm huyết của người làm cố vấn học tập. Công tác CVHT đòi hỏi người làm cần có những kỹ năng sư phạm như: lập kế hoạch hoạt động, kế hoạch tổ chức hoạt động, kỹ năng tìm hiểu và nắm bắt tâm lý đối tượng, kỹ năng tìm hiểu đặc điểm tâm lý lứa tuổi, kỹ năng giáo dục thuyết phục, kỹ năng hòa nhập cộng đồng,…
Do đó, để nâng cao chất lượng đội ngũ CVHT, Nhà trường cần lập kế hoạch bồi dưỡng ngay từ đầu năm học, trong đó có các kế hoạch ngắn hạn, kế hoạch dài hạn:
- Phòng giáo vụ nên tổ chức buổi cập nhật hoá chương trình đào tạo, các quy chế, quy định mới về đào tạo theo HCTC, các quy định về quản lý SV, chế độ chính sách đối với SV và các quy định liên quan đến quyền và nghĩa vụ của SV, bên cạnh hình thức thông báo qua thư điện tử hoặc sổ tay hướng dẫn công tác cố vấn để CVHT hiểu chính xác yêu cầu quản lý của nhà trường và có thêm cơ hội giao lưu, chia sẻ thông tin giữa các cố vấn.
- Tăng cường bồi dưỡng phát triển năng lực tư vấn- một trong những kỹ năng quan trọng nhất đối với người làm công tác CVHT bằng những con đường sau:
Tổ chức tập huấn bồi dưỡng kỹ năng tư vấn, hướng dẫn học tập cho giảng viên – cố vấn học tập.
Đa dạng hóa các thành phần và hình thức tư vấn học tập. Tùy theo tình hình thực tế của các đơn vị đào tạo, có thể tổ chức mạng lưới cố vấn học tập ở các khoa/bộ môn. CVHT là cán bộ giảng dạy có kinh nghiệm về chương trình đào tạo và giảng dạy sẽ giúp SV lựa chọn học phần /môn học phù hợp, vạch kế hoạch hợp lý để đáp ứng mục tiêu tốt nghiệp và khả năng tìm được việc làm thích hợp. CVHT là cán bộ trẻcó thể đôn đốc, theo dõi thành tích học tập của SV giúp SV điều chỉnh kịp thời trong quá trình học tập, tư vấn về phương pháp học tập, NCKH hoặc quản lý, hướng dẫn, chỉ đạo lớp được phân công phụ trách. CVHT là nhân viên giáo vụ hay trợ lý khoangoài công việc thủ tục hành chánh, hồ sơ SV, phối hợp, liên hệ các đơn vị và GV,… cần được tập huấn kỹ về CTĐT, nắm được quy định, yêu cầu và hình thức giảng dạy cũng như thi cử, xếp loại học lực, rèn luyện, tủ sách tham khảo, lịch trực hay lịch hẹn của đội ngũ lãnh đạo và GV, đăng ký môn học, học phí, học
bổng… và cả các lãnh vực khác (xã hội, rèn luyện nhân cách, kỹ năng mềm, hoạt động ngoại khóa,…) nhằm tư vấn kịp thời cho SV học theo HCTC.
Phát huy vai trò tự bồi dưỡng của giảng viên thông qua hệ thống tài liệu hướng dẫn tư vấn trợ giúp sinh viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ.
Thường xuyên phản hồi thông tin từ sinh viên về hoạt động trợ giúp của giảng viên - cố vấn học tập đối với hoạt động học tập của sinh viên nhằm giúp giảng viên - CVHT tự hoàn thiện năng lực tư vấn và phát huy vai trò trách nhiệm cá nhân trong công việc của người cố vấn.
- Bồi dưỡng các kỹ năng sư phạm cho đội ngũ cố vấn học tập như: kỹ năng tư vấn, kỹ nằn giao tiếp, kỹ năng lập kế hoạch hoạt động, kỹ năng tổ chức hoạt động, kỹ năng nhận xét, đánh giá, kỹ năng nghiên cứu tâm lý lứa tuổi, kỹ năng tìm hiểu và nắm vững đối tượng kỹ và khả năng nhạy cảm sư phạm để có thể dự đoán đúng, chính xác những yêu cầu, thắc mắc của sinh viên trong quá trình học tập tại trường.
- Tổ chức các cuộc thi nghiệp vụ tìm hiểu về vai trò, nhiệm vụ của CVHT để trao đổi các kinh nghiệm quý báu về công tác CVHT giữa các Khoa/ bộ môn với nhau.
- Khuyến khích cố vấn học tập viết về vấn đề công tác cố vấn học tập để đề tham gia đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, tham gia viết bài đăng bản tin khoa học của nhà trường về nội dung cố vấn học tâp,
- Tổ chức các buổi sinh hoạt hoa học của bộ môn, khoa về vấn đề công tác cố vấn học tập; hàng năm tổ chức hội thảo chuyên đề về công tác CVHT để mỗi CVHT có điều kiện trao đổi, học tập kinh nghiệm lẫn nhau.
- Tiếp tục tổ chức các buổi tập huấn cấp trường cho đội ngũ cố vấn học tập về nghiệp vụ CNHT: quy chế đào tạo, quy chế SV, các quy định, văn bản liên quan khác, thủ tục hành chính liên quan đến học tập và rèn luyện của SV.
Thứ ba, định kỳ đánh giá hiệu quả và chất lượng của kế hoạch tập huấn và bồi dưỡng CVHT
Cần có quy định chặt chẽ về việc kiểm tra, giám sát và đánh giá hiệu quả công tác tập huấn và bồi dưỡng CVHT
dưỡng; cần xây dựng các tiêu chí để đánh giá một cách hệ thống kết quả cụ thể của một khoá bồi dưỡng, tập huấn.
3.2.3.3. Điều kiện thực hiện
- ĐN CVHT cần phải có trách nhiệm, tận tâm với công tác cố vấn học tập. - Cần sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời của Ban giám hiệu nhà trường tới công tác CVHT.