0
Tải bản đầy đủ (.doc) (99 trang)

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ TRÌNH BÀY KẾT QUẢ 4.1 Thực trạng CBTT của các công ty bất động sản niêm yết trên

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP BẤT ĐỘNG SẢN NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (Trang 50 -53 )

d. Phân tích ANOVA: Để xác định ảnh hưởng của các biến định tính cho mức độ CBTT Phân tích phương sai là một bộ sưu tập các mô hình thống

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ TRÌNH BÀY KẾT QUẢ 4.1 Thực trạng CBTT của các công ty bất động sản niêm yết trên

SGDCKHà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Sau khi thu thập BCTC của các công ty đáp ứng được các yêu cầu đã được đề cập ở trên, kết quả được thống kê trong bảng sau:

Thống kê mô tả về chỉ số mức độ CBTT: Bảng 4.1: Thống kê về chỉ số mức độ CBTT Chỉ số CBTT Trung bình 0.761964 Trung vị 0.751515 Độ lệch chuẩn 0.0434480 Giá trị lớn nhất 0.955766 Giá trị nhỏ nhất 0.655320 Kích thước mẫu 58

Theo số liệu thống kê của bảng trên, ta nhận thấy:

Chỉ số CBTT trung bình là 76.20%, đạt giá trị lớn nhất là 95.58% và giá trị nhỏ nhất là 65.53%. Điều này chỉ ra rằng trung bình hơn 20% tổng số chỉ mục về CBTT đã không được trình bày trong các BCTC.

Có thể nhận thấy mức độ CBTT của các doanh nghiệp là không cao. Bằng thao tác đếm (dùng hàm COUNTIF) với các chỉ mục, ta thấy rằng chỉ khoảng 13.79% tổng số doanh nghiệp được nghiên cứu đạt mức độ CBTT cao hơn 85%. Đây là một tín hiệu cảnh báo với chất lượng CBTT hiện hành của các doanh nghiệp.

Thống kê mô tả cho từng chỉ mục

Theo kết quả thống kê trong bảng 4.2:

Bảng 4.2: Thống kê cho từng chỉ mục

Statistics

GTLN 0%

GTNN 100%

Số chỉ mục luôn được trình bày đầy đủ 36/165 = 21.82% Số chỉ mục có tần suất trình bày nhiều hơn

90% 63/165 = 38.18%

Các chỉ mục được trình bày với mức độ khác nhau. Mức thay đổi chạy từ 0 đến 1. Điều này nghĩa là có những chỉ mục mà tất cả các BCTC đều trình bày nếu chúng thực sự phát sinh. Có 36 chỉ mục luôn được trình bày đầy đủ. Đó là các chỉ mục quan trọng trong bất kì doanh nghiệp nào, như Tổng tài sản, Tổng tài sản ngắn hạn, Tổng doanh thu…Tuy nhiên, cũng có một số chỉ mục không được trình bày.

Bảng 4.3: Mức độ công bố của các chỉ mục.

Chỉ mục Mức độ công

bố

29. Chi tiết đầu tư ngắn hạn Không có

công ty nào công bố 31. Biến động dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn trong năm

42. Giá trị ghi sổ hàng tồn kho dùng để thế chấp, cầm cố đảm bảo khoản nợ phải trả

43. Các sự kiện dẫn đến giảm giá dự phòng hàng tồn kho 85. Chi tiết nợ phải trả dài hạn nội bộ

Trên 80% các doanh nghiệp không công bố dù có các giao dịch phát sinh 30. Dự phòng đầu tư tài chính ngắn hạn

37. Chi tiết dự phòng phải thu ngắn hạn khó 40. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

41. Chi tiết dự phòng giảm giá hàng tồn kho 48. Chi tiết phải thu dài hạn nội bộ

50. Dự phòng phải thu dài hạn khó

Trên 50% các doanh nghiệp không công bố

55. Giá trị tài sản cố định thuê tài

56. Chi tiết tài sản cố định thuê tài chính (tăng, giảm, kì thuê, giá trịn còn dư không được bảo lãnh…)

57. Tiền thuê phát sinh thêm trong năm dược ghi nhận, căn cứ xác định tiền thuê phát sinh thêm, điều khoản gia hạn thuê hoặc quyền được mua tài

70. Biến động dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn trong 90. Chi tiết tài sản thuế thu nhập hoãn lại

132. Chi tiết các giao dịch ảnh hưởng đến báo cáo lưu chuyển tiền tệ và tiền nắm giữ bởi doanh nghiệp nhưng chưa được sử dụng

150. Giá trị của các khoản nợ ngẫu nhiên từ liên doanh

152. Tóm tắt bản chất của các nghĩa vụ nợ, thời gian trả nợ dự tính, khă năng nhận được các khoản thu bồi hoàn, dự phòng phải trả trọng

155. Nghĩa vụ chủ yếu của hợp đồng mua, xây dựng, cải tạo, nâng cấp hoặc bảo dưỡng , sửa chữa bất động sản đầu tư 157. Các sự kiện ảnh hưởng đến xác định lãi suất cơ bản 162.Giải thích mối quan hệ giữa chi phí(hoặc thu nhập) và thuế lợi nhuận kế toán

Theo các số liệu thống kê ở trên và xem xét nội dung của các chỉ mục có mức độ công bố thấp trong các BCTC, ta thấy một số vấn đề sau:

Thứ nhất, một số chỉ mục thuộc nhóm chỉ mục tự nguyện trình bày trong BCTC ít được công bố. Điều này có thể được giải thích là do ý thức tuân thủ qui định về CBTT của các doanh nghiệp còn thấp. Bên cạnh đó, dường như kế toán và kiểm toán đã bị xem nhẹ trong các BCTC…Vì vậy, để hạn chế vấn đề này, cần nâng cao hiệu quả của hệ thống kiểm soát BCTC.

Thứ hai, nhóm chỉ mục theo Thông tư 210/2010 về các công cụ tài chính (Tài sản tài chính và nợ tài chính) cũng ít được công bố. Theo thông tư này,

các đơn vị thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế ở Việt Nam có các giao dịch liên quan đến công cụ tài chính được yêu cầu trình bày thông tin về công cụ tài chính. Tuy nhiên, nhiều công ty đã không thực hiện hoặc trình bày thiếu (nhiều chỉ mục ở trên đã được trình bày với mức độ rất thấp). Điều này xuất phát từ thực tế là các công ty không có thời gian để thích ứng với thông tư mới được ban hành. Ngoài ra, trình bày các yêu cầu không được hướng dẫn cụ thể làm cho các công ty dễ bị nhầm lẫn.

 Kết luận: Thực trạng CBTT trên BCTC của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên SGDCK Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh chưa thực sự cao và chưa đáp ứng được yêu cầu về CBTT bắt buộc. Điều này dẫn đến sự cần thiết của việc đấy mạnh kiểm soát, thanh tra đối với các BCTC đã được kiểm toán và hoàn thiện hệ thống các qui định của Nhà nước về việc CBTT kế toán của các doanh nghiệp.

4.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT của các công ty bất động sản niêm yết trên SGDCK Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP BẤT ĐỘNG SẢN NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (Trang 50 -53 )

×