2012 Chỉ tiêu Hệ số α ROA SIZE TANG TAX LIQUIDITY R
3.3.2.6 Kiểm định tổng hợp các nhân tố cho ngành năng lượng
Bảng 3.14: kết quả kiểm định tác động tổng hợp của các nhân tố lên cấu trúc vốn của ngành năng lượng
Variable coefficient t-Statistic prob r-
Squared C -0.769348 -1.770940 0.0808 0.674441 ROA -1.023948 -3.227421 0.0019*** SIZE 0.122480 3.459224 0.0009*** TANG -0.093385 -1.601393 0.1137 TAX -8.33E-14 -0.621042 0.5365 LIQUIDIT Y -0.053147 -7.625679 0.0000*** ***: có ý nghĩa thống kê ở mức 1% Nguồn: Nhóm tự tính và tổng hợp
Ngành năng lượng là ngành không có tài sản hữu hình lớn nên cấu trúc vốn không chịu tác động của biến TANG.
Các doanh nghiệp trong ngành ưu tiên nguồn lợi nhuận giữ lại để tài trợ cho các hoạt động kinh doanh của mình, nên biến ROA có tương quan âm với DE.
Biến quy mô tác động dương tới cấu trúc vốn của các doanh nghiệp, các doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì tỷ lệ nợ càng cao.
Kết luận: Các nhân tố: tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản, quy mô, tính thanh khoản tác động mạnh mẽ đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp trong ngành.
Tóm lại: Trong phần kiểm định bằng mô hình kinh tế lượng, nhóm tiến hành kiểm định 5 nhân tố đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp Việt Nam là tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản, quy mô, tỷ lệ tài sản cố định hữu hình, thuế, tính thanh khoản và kiểm định cho các ngành tiêu biểu ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy : tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản, quy mô, tính thanh khoản tác động mạnh mẽ đến tỷ lệ nợ trong cấu trúc vốn của các doanh nghiệp , tỷ lệ tài sản cố định hữu hình chỉ có tác động mạnh mẽ đến cấu trúc vốn của ngành bất động sản, thủy sản. Trong đó, tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản, tính thanh khoản có mối tương quan nghịch với tỷ lệ nợ. Quy mô, tỷ lệ tài sản cố định hữu hình có mối tương quan nghịch với tỷ lệ nợ. Thuế có tương quan nghịch nhưng không tác động đến tỷ lệ nợ của các doanh nghiệp.
Kết luận chương 3 :
Kiểm định hội tụ cấu trúc vốn: các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành có tỷ lệ tài sản cố định hữu hình lớn, phụ thuộc mạnh mẽ vào những biến động của nền kinh tế thì không có dấu hiệu hội tụ cấu trúc vốn về một tỷ lệ nào đó.Các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành có tỷ lệ tài sản vô hình lớn, ít bị phụ thuộc bởi những biến động của nền kinh tế thì có dấu hiệu hội tụ cấu trúc vốn.
Các nhân tố kiểm định bằng phương pháp định tính: đặc điểm chung của nền kinh tế, đặc điểm ngành. Kết quả là cả 2 nhân tố này đều có tác động mạnh đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp Việt Nam.
Các nhân tố vĩ mô của nền kinh tế : tốc độ tăng trưởng kinh tế, lãi suất,
tỷ lệ lạm phát, chỉ số VN-index tác động mạnh đến cấu trúc vốn của doanh
để các doanh nghiệp sản xuất và hoạt động kinh doanh, khả năng sinh lợi nhuận cao. Do đó lợi nhuận giữ lại của doanh nghiệp dùng để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh nên tỷ lệ nợ giảm. Trong khi đó, sự gia tăng trong lãi suất và lạm phát sẽ khiến cho doanh nghiệp rơi vào khó khăn, kèm theo khủng hoảng tài chính làm cho cổ phiếu mất giá khiến cho đòn bẩy tài chính theo giá trị thị trường của doanh nghiệp gia tăng. Thuế suất doanh nghĩa trong khoảng thời gian 2006 -2010 có giảm (từ 28% xuống 25%) nhưng không tác động nhiều đến đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp bởi vì tỷ lệ giảm thuế này là quá ít và chủ yếu là do chính phủ muốn hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khủng hoảng. Hơn nữa, trong khoảng thời gian này, tác động của khủng hoảng kinh tế đến doanh nghiệp mạnh hơn tác động của sự cắt giảm thuế này rất nhiều.
Đặc điểm ngành tác động quan trọng đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Các ngành có nhiều tài sản hữu hình sử dụng nhiều nợ vay do có khả năng thế chấp cao khi vay nợ, và các ngành có nhu cầu về nguồn vốn lớn như bất động sản, vật liệu xây dựng… sẽ có tỷ lệ nợ cao. Ngược lại những ngành có ít tài sản cố định hữu hình như dược phẩm, hóa chất, thủy sản, những ngành này có khả năng sinh lợi cao thường có tỷ lệ nợ thấp do ưu tiên sử dụng nguồn vốn nội bộ để tài trợ cho các khoản đầu tư. Đối với ngành thủy sản, tuy có tỷ lệ tài sản cố định ít nhưng lại có tác động đáng kể đến cấu trúc vốn.
Các nhân tố kiểm định bằng phương pháp định lượng.
Các kết quả kiểm định cho thấy, tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản có tác động mạnh đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp và có tương quan nghich với và tỷ lệ nợ. Các doanh nghiệp có khả năng sinh lợi cao thường ít sử dụng nợ do các doanh nghiệp này có thể sử dụng nguồn lợi nhuận giữ lại của mình để tài trợ cho các hoạt động của doanh nghiệp. Như vậy, doanh nghiệp sẽ có thể hạ thấp chi phí sử dụng vốn. Kết luận này ủng hộ cho thuyết trật tự phân hạng.
Quy mô doanh nghiệp tác động mạnh và có tương quan thuận với tỷ lệ nợ. Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp có quy mô lớn trên thị trường có xu hướng sử dụng nhiều nợ bởi vì lợi thế về quy mô giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn trên thị trường và có thể thoả thuận với bên vay để được hưởng lãi suất cho vay ưu đãi hơn. Hơn nữa, các doanh nghiệp lớn thường có khả năng đa dạng hoá tốt và ít có nguy cơ bị phá sản nên sẽ dễ dàng vay nợ hơn.
Tài sản cố định hữu hình có tương quan thuận với tỷ lệ nợ, tuy nhiên hầu như rất ít tác động đến tỷ lệ nợ, chỉ tác động mạnh mẽ đến cấu trúc vốn của ngành bất động sản. Vì thế các doanh nghiệp có tỷ lệ tài sản hữu hình lớn thường vay nhiều nợ do có nhiều tài sản hữu hình có thể thế chấp khi vay nợ.
Thuế có mối tương quan nghịch với tỷ lệ nợ, tuy nhiên hầu như không tác động đến cấu trúc vốn. Duy nhất chỉ tác động đến cấu trúc vốn của ngành vận tải.
Tính thanh khoản tác động rất mạnh đến tỷ lệ nợ, đối với các doanh nghiệp Việt thì tính thanh khoản có tác động nghịch. Các doanh nghiệp có nhiều tài sản thanh khoản có thể sử dụng các tài sản này tài trợ cho các khoản đầu tư của mình. Do vậy, tính thanh khoản của công ty có quan hệ tỷ lệ nghịch với đòn bẩy tài chính.
Chương 4: KIẾN NGHỊ GIÚP CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM XÂY DỰNG CẤU TRÚC VỐN TỐI ƯU
Sau đây là các kiến nghị để một doanh nghiệp có thể đạt được cấu trúc vốn tối ưu. Kiến nghị bao gồm các đề xuất đối với bản thân doanh nghiệp và đề xuất đối với sự quản lý hệ thống kinh tế của nhà nước.
Để giúp các doanh nghiệp Việt Nam có thể hoạch định cấu trúc vốn của doanh nghiệp tốt và thuận tiện hơn, nhóm đã đề xuất các kiến nghị như sau:
Thứ nhất, nâng cao năng lực hoạch định cấu trúc vốn của các nhà quản
lý doanh nghiệp, đầu tư cho công tác đào tạo chuyên môn.
Thứ hai, các nhà quản lý doanh nghiệp nên nghiên cứu và tìm cách ứng
dụng các mô hình hoạch định cấu trúc vốn trên thế giới vào thực tiễn của Việt Nam một cách phù hợp để có thể xây dựng được mô hình cấu trúc vốn tối ưu cho doanh nghiệp và có thể đo lường, dự báo tình trạng kiệt quệ tài chính.
Thứ ba, chính phủ nên có các biện pháp hoàn thiện và phát triển thị
trường chứng khoán như minh bạch hóa thông tin, chuẩn hóa chất lượng dịch vụ tư vấn và môi giới chứng khoán, chuẩn bị các chính sách và biện pháp quản lý cho sự ra đời và phát triển của thị trường chứng khoán phái sinh như một xu hướng phát triển tất yếu của thị trường.
Thứ tư, phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp bằng cách đơn giản
hóa các thủ tục niêm yết và giao dịch trái phiếu, tạo lập các kênh cung cấp thông tin đáng tin cậy và minh bạch, khuyến khích sự tham gia của các nhà tạo lập thị trường.
Thứ năm, hạn chế các khoản nợ xấu của ngân hàng bằng cách nâng cao
sự quản lý và giám sát hoạt động cấp tín dụng cho doanh nghiệp của các ngân hàng, hạn chế sự hỗ trợ tài chính của chính phủ cho các ngân hàng để nâng
cao ý thích trách nhiệm của hệ thống ngân hàng đối với các khoản cho vay dưới chuẩn.
Thứ sáu, chính phủ cần có các biện pháp ổn định kinh tế vĩ mô như
kiểm soát lãi suất, kiềm chế lạm phát, điều chỉnh linh hoạt tỷ giá hối đoái và có chính sách thu thuế phù hợp để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sử dụng lợi nhuận giữ lại tái đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính phủ cần công khai và minh bạch lộ trình tăng giá điện và xăng dầu để các doanh nghiệp có thể chủ động hoạch định kế hoạch sản xuất kinh doanh trong dài hạn.
Với những kiến nghị trên, chúng tôi mong rằng các doanh nghiệp sẽ có thêm nhiều điều kiện thuận lợi để hoạch định được một cấu trúc vốn tối ưu có thể tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp.
LỜI KẾT
Với lòng nhiệt huyết khi tiến hành thực hiện đề tài sau hơn 5 tháng, nhóm đã hoàn thành được mục tiêu nghiên cứu sau:
Thứ nhất, đề tài đã làm rõ được tầm quan trọng của việc xây dựng cấu trúc vốn đối với sự phát triển của doanh nghiệp; một cấu trúc vốn hợp lý, tiến gần tới cấu trúc vốn tối ưu sẽ làm tối đa hoá giá trị doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có đủ năng lực để cạnh tranh và phát triển mạnh hơn, đủ sức chống chọi với những biến động bất lợi của nền kinh tế. Việc này rất có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp Việt Nam, vẫn chưa thấy rõ vai trò của cấu trúc vốn, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi các doanh nghiệp vừa phải vật lộn để vượt qua hậu quả của cuộc khủng hoảng vừa phải thích nghi để hội nhập nền kinh tế sau khi Việt Nam gia nhập WTO.
Thứ hai, đề tài đã hệ thống được những lý thuyết về cấu trúc vốn của các
nhà kinh tế học lớn để giúp doanh nghiệp Việt Nam hiểu hơn về các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn. Hơn thế nữa, đề tài đã khảo sát thực trạng cấu trúc vốn của các doanh nghiệp Việt Nam và tiến hành kiểm định các nhân tố định tính cũng như định lượng ảnh hưởng đến cấu trúc vốn từ đó đưa ra bằng chứng thực nghiệm các nhân tố thực sự tác động đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp từ đó giúp cho các doanh nghiệp quyết định hợp lý cho cấu trúc vốn của mình.
Thứ ba, đề tài cũng đã tiến hành kiểm định hội tụ vốn của các doanh
nghiệp Việt Nam để thấy được liệu cấu trúc vốn của các doanh nghiệp Việt Nam có hội tụ theo thời gian hay không.
Đề tài còn một số hạn chế khách quan và chủ quan làm ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu như:
Thứ nhất, đề tài chỉ dừng lại ở những nhân tố có ảnh hưởng lớn và khá
Thứ hai, số lượng doanh nghiệp trong mỗi ngành còn ít nên cũng ảnh hưởng đến kết quả của kiểm định các nhân tố theo ngành, một số ngành có rất ít công ty nên nhóm không tiến hành kiểm định.
Thứ ba, dù đã cố gắng hết sức nhưng phần nào năng lực của các thành
viên cũng ảnh hưởng nhất định đến đề tài nghiên cứu.
Với những kết quả thu được từ bài nghiên cứu, hy vọng sẽ giúp các doanh nghiệp Việt có được một cái nhìn tốt hơn về vai trò của cấu trúc vốn và vận dụng được trong quá trình xây dựng một cấu trúc vốn tối ưu cho doanh nghiệp mình.
Trong tương lai hy vọng nhóm có thể hoàn thiện hơn nữa đề tài này để cung cấp được những chứng cứ tốt hơn nữa, có ý nghĩa hơn trong việc định hướng xây dựng cấu trúc vốn cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Và cũng mong có nhiều hơn các đề tài về cấu trúc vốn được nghiên cứu ở Việt Nam để việc xây dựng cấu trúc vốn không còn là vấn đề xa lạ với các doanh nghiệp như hiện nay, để các doanh nghiệp Việt có một tiền đề tốt hơn để phát triển trong nền kinh tế hội nhập toàn cầu, cạnh tranh toàn cầu.