Do đặc thù của ngành là liên quan đến bệnh tật con người nên ngành ngành dược phẩm- hóa chất ít chịu ảnh hưởng của biến động chu kì kinh tế. Do đó giai đoạn 2007-2013 cấu trúc vốn của ngành ít có sự biến động, chủ yếu cấu trúc vốn rất nhỏ (khoảng 1%).
Bảng 2.9 Cấu trúc vốn ngành dược phẩm-hóa chất giai đoạn 2007-2013
Biểu đồ 2.10 Thành phần cấu trúc vốn ngành dược phẩm-hóa chất
Tuy cấu trúc không biến động nhưng tỉ lệ nợ ngắn hạn trong tổn nguồn vốn biến động khá mạnh và theo chu kỳ kinh tế. Xu hướng giảm giần từ năm 2008 là 49% tới năm 2010 là 38%, các năm tiếp theo tỉ lệ này tương tự. Nguyên nhân cấu trúc vốn của ngành thấp là do các doanh nghiệp Dược Việt Nam chủ yếu có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) dưới dạng đóng góp vốn cổ phần chiếm tỉ lệ lớn và thu được siêu lợi nhuận.
Kết Luận: Qua phần trình bày thực trạng cấu trúc vốn của các doanh nghiệp Việt Nam ta thấy:
Đối với cấu trúc vốn chung của các doanh nghiệp Việt Nam, các doanh nghiệp có xu hướng huy động vốn tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu qua kênh vốn cổ phần (chỉ số DE hàng năm đều rất thấp), thứ hai đó là cấu trúc vốn của các doanh nghiệp Việt Nam thay đổi khá linh hoạt đối với sự biến động của kinh tế trong nước cũng như kinh tế thế giới.
Đối với các nhóm ngành trong nền kinh tế, có một sự liên hệ chặt chẽ, đó là với các ngành có lượng tài sản cố định hữu hình lớn, tỉ suất sinh lợi cao như: bất động sản, năng lượng, vật liệu xây dựng thì có DE cao và biến động mạnh theo các biến vĩ mô của nền kinh tế qua các năm. Còn lại với các ngành có lượng tài sản vô hình lớn, quá trình sản suất kinh doanh ít rủi ro và ổn định như ngành dược phẩm hóa chất thì đa phần họ sử dụng vốn cổ phần làm nguồn tài trợ chính và cấu trúc vốn rất ít biến động theo sự thay đổi của nền nền kinh tế.
Chương 3: KIỂM ĐỊNH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM