Đặc điểm ngành kinh tế

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn, kiểm định tại thị trường việt nam (Trang 35 - 38)

g. Ngành thực phẩm

3.2.2.Đặc điểm ngành kinh tế

Yếu tố thứ hai tác động mạnh tới cấu trúc vốn của doanh nghiệp đó là ngành kinh tế, như đã phân tích ở chương 1, có rất nhiều yếu tố của ngành tác động tới cấu trúc vốn đó là: tính chất của sản phẩm kinh doanh, tỉ lệ lợi nhuận từng ngành, tài sản cố định hữu hình, chu kì kinh doanh của từng ngành, yếu tố độc quyền của ngành...Do giới hạn về dung lượng bài viết, nhóm chỉ so sánh cấu trúc vốn của từng ngành để thấy được đặc điểm nổi bật của từng ngành thể hiện qua cấu trúc vốn đó.

Biểu đồ 3.10 DE theo ngành kinh tế giai đoạn 2007-2013

Nguồn: Nhóm tự tổng hợp

Qua biểu đồ trên ta thấy sự phân hóa rõ ràng về cấu trúc vốn giữa các nhóm ngành.

Nhóm ngành có tỉ suất sinh lời cao, tài sản cố định hữu hình lớn, sản phẩm có giá trị lớn là: Bất động sản, Năng lượng, Vật liệu xây dựng. Với những ngành này DE hàng năm rất lớn (bình quân khoảng 45%).

Đầu tiên nói về ngành điện: đây là ngành công nghiệp quan trọng nhất đối với sự phát triển kinh tế, có tính đặc thù cao, có tài sản hữu hình lớn và có mức độ độc quyền cao, lại có sự bảo hộ của nhà nước nên khả năng tiếp cận nguồn vốn khá dễ dàng với lãi suất ưu đãi nên việc các doanh nghiệp trong ngành thâm dụ nợ là điều dễ hiểu.

Ngành bất động sản: là một ngành khá phát triển trong những năm qua với đặc thù là ngành kinh doanh tài sản có khả năng đảm bảo cao cho các khoản vay, đòi hỏi nguồn vốn kinh doanh lớn, hàng hoá đồng thời là tài sản nên nhu cầu vay vốn và khả năng tiếp cận nguồn vốn là rất cao.Vì thế đây là một ngành thâm dụng nợ.

Ngành vật liệu xây dựng cũng có tỷ lệ nợ tương đối so với những ngành khác do đây là ngành sản xuất và kinh doanh các mặt hàng phục vụ phát triển cơ sở hạ tầng, một bước chuẩn bị tất yếu cho phát triển kinh tế, có nhu cầu vốn khá cao nhưng do mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong ngành này còn yếu nên việc huy động vốn có gặp nhiều khó khăn. Tuy vậy, xu hướng gia tăng tỷ lệ nợ trong cấu trúc vốn trong bảy năm qua cho thấy sức mạnh của ngành đang ngày được củng cố trong nền kinh tế.

Tiếp theo là ngành Cao su và Ngành thủy sản với tài sản cố định hữu hình không quá lớn, tỉ suất sinh lời không cao do đó cấu trúc vốn của 2 ngành này ở mức vừa phải so với những ngành khác.

Cuối cùng là nhóm ngành có tỉ lệ nợ thấp nhất là: Dược phẩm hóa chất, thực phẩm, công nghệ viễn thông

Ngành dược: một ngành sản xuất và kinh doanh sản phẩm thiết yếu nên vị thế khá vững trong nền kinh tế. Đây là ngành cần có lượng vốn đầu tư lớn, tài sản vô hình chiếm tỷ lệ khá cao, và được xem là ngành “siêu lợi nhuận” nên nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp này là rất thấp vì đặc thù của ngành có tỷ lệ tài sản vô hình lớn và lợi nhuận cao khiến cho các doanh

nghiệp nghiêng về sử dụng nguồn tài trợ nội bộ theo Lý thuyết Trật tự phân hạng. Do vậy đây là ngành có tỉ lệ nợ dài hạn rất thấp.

Ngành thực phẩm: là ngành cũng có tài sản vô hình lớn, giá trị sản phẩm

không cao và là một hàng hóa có đáp ứng nhu cầu thiết yếu do đó việc sử dụng vốn cổ phần để tài trợ cho sản xuất kinh doanh sẽ có lợi hơn việc huy động vốn bằng vay nợ.

Cuối cùng là ngành công nghệ viễn thông, với đặc thù của ngành là sử dụng các nguyên vật liệu là công nghệ, trang thiết bị cơ sở hạ tầng có giá trị tương đối thấp, sản phẩm là các phần mềm và các đồ dùng công nghệ do đó nó có lượng tài sản vô hình chiếm tỉ lệ rất lớn trong tổng tài sản. Chính vì vậy đây là một trong những ngành có tỉ lệ sử dụng nợ thấp nhất.

Tóm lại, những ngành có tỷ lệ nợ cao là những ngành có tài sản cố định hữu hình lớn (như vật liệu xây dựng tổng hợp, sản xuất kinh doanh điện, bất động sản, dịch vụ xăng dầu, vận tải) nên nhu cầu về vốn cũng như khả năng tiếp cận nguồn tài trợ là khá cao. Những ngành có tỷ lệ nợ thấp như thuỷ sản (đa phần là các công ty chế biến và xuất nhập khẩu thuỷ sản), ngành dược (ngành có tỷ lệ tài sản vô hình khá cao và được xem là ngành có khả năng sinh lợi cao trên thị trường Việt Nam) là những ngành có tỷ lệ tài sản cố định hữu hình thấp hoặc có tỷ suất lợi nhuận cao, nhu cầu vay vốn ít hoặc khả năng tiếp cận nguồn vốn khó khăn (vì có ít tài sản cố định hữu hình). Vì thế những ngành này thường thiên về sử dụng vốn cổ phần hơn là nợ.

3.3 Kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn các doanh nghiệp Việt Nam bằng mô hình kinh tế lượng nghiệp Việt Nam bằng mô hình kinh tế lượng

Mục đích của việc kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp là giúp các doanh nghiệp nhận diện được những nhân tố nào thực sự ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp từ đó cung cấp cho các nhà quản trị công cụ để nhận diện, đánh giá và đưa ra những quyết

định một cách hợp lý để xây dựng cho doanh nghiệp mình một cấu trúc vốn hợp lý.

Để xem xét tác động của các nhân tố trên đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp Việt Nam chúng tôi sử dụng mô hình kinh tế lượng để ước lượng các hệ số hồi quy được kiểm định trong mô hình. Mẫu kiểm định gồm 103 doanh nghiệp phi tài chính đang niêm yết trên sàn HOSE theo báo cáo tài chính từ năm 2007 đến năm 2013. Bài nghiên cứu ứng dụng phần mềm Eviews 6.

Biến phụ thuộc : DE: Tỷ lệ nợ / Tổng tài sản

Biến giải thích:

1.Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA), được tính bằng lợi nhuận ròng trên tổng tài sản.

2.Quy mô doanh nghiệp (SIZE), được tính bằng logarit tự nhiên của tổng tài sản – ln(TTS)).

3.Tỷ lệ Tài sản hữu hình/Tổng tài sản (TANG).

4.Tính thanh khoản (LIQUIDITY), được tính bằng tổng tài sản ngắn hạn trên tổng nợ ngắn hạn.

5.Thuế thu nhập doanh nghiệp (TAX)

Hàm hồi quy tuyến tính cho biến phụ thuộc:

DE = f (ROA, SIZE, TANG, TAX, LIQUIDITY)

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn, kiểm định tại thị trường việt nam (Trang 35 - 38)