g. Ngành thực phẩm
3.2 Kiểm định các nhân tố định tính 1 Đặc điểm chung nền kinh tế
3.2.1 Đặc điểm chung nền kinh tế
Các doanh nghiệp ra quyết định sản xuất kinh doanh chủ yếu dựa vào lượng cung cầu của thị trường cũng như kì vọng về tình hình phát triển kinh tế trong tương lai. Do đó đặc điểm chung của nền kinh tế có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và cụ thể ở đây là cấu trúc vốn của doanh nghiệp.
Bảng 3.1: Các nhân tố vĩ mô của nền kinh tế
Năm Tốc độ tăng trưởng
kinh tế Tỉ lệ lạm phát
Lãi suất cho vay bình quân Thuế TNDN DE 2007 6.46% 12.60% 12.10% 28.00% 22.89% 2008 6.31% 22.97% 19.23% 28.00% 30.37% 2009 5.32% 6.88% 10.01% 25.00% 36.88% 2010 6.78% 9.19% 14.37% 25.00% 34.03% 2011 5.89% 18.58% 18.01% 25.00% 30.10% 2012 5.03% 9.21% 17.75% 25.00% 32.65% 2013 5.42% 6.60% 14.28% 25.00% 31.65%
Biểu đồ trên thể hiện mối tương quan giữa cấu trúc vốn chung của nền kinh tế và các biến vĩ mô đặc trưng cho nền kinh tế cũng như có tác động rõ ràng nhất tới cấu trúc vốn như tốc độ tăng trưởng, tỉ lệ lạm phát, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp, lãi suất cho vay bình quân. Nhìn vào biểu đồ ta thấy DE biến động khá mạnh theo các biến này.
Ta thấy năm 2007, nền kinh tế đang trong giai đoạn đỉnh cao (tốc độ tăng trưởng 8.48% năm 2007); tỷ lệ lạm phát tuy cao (11.25%) nhưng phù hợp với nền kinh tế. Nền kinh tế tăng trưởng nóng, thị trường xuất hiện tượng “bong bóng bất động sản” và “bong bong chứng khoán”. Đây cũng là năm bùng nổ hiện tượng IPO của các doanh nghiệp Việt Nam. Do đó cấu trúc vốn DE của các doanh nghiệp đều ở mức rất thấp do họ tận dụng sự bùng nổ của thị trường chứng khoán để huy động vốn và tăng giá trị của doanh nghiệp. Đến năm 2008, khi nền kinh tế lâm vào khủng hoảng, tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm xuống chỉ còn 6.23% trong khi tỷ lệ lạm phát lại tăng cao chóng mặt (lên đến 24.4%), thị trường chứng khoán gần như tê liệt, chỉ số VN-index liên tục rớt từ 927 điểm cuối năm 2007 xuống 286 điểm và dần lên mức 315.6 điểm vào cuối năm 2008 thì việc lựa chọn vay nợ thay vì phát hành vốn cổ phần trở thành một lựa chọn chung của các doanh nghiệp trong giai đoạn này
bất chấp sự điều chỉnh lãi suất cho vay bình quân tăng cao lến đến 19.23%. Một phần của hiện tượng này là do thị trường chứng khoán quá ảm đạm, kinh tế khó khăn, nhà đầu tư lựa chọn giải pháp an toàn hơn là gửi tiền vào ngân hàng, mua vàng, mua đô thay vì mua cổ phiếu nên dù việc đi vay gặp rất nhiều khó khăn, lãi suất quá cao nhưng các doanh nghiệp cũng không còn cách nào hơn. Chính vì thế, tỷ lệ nợ trong cấu trúc vốn của các doanh nghiệp giai đoạn này tăng cao với DE của nền kinh tế là 30.37%.
Năm 2009, nền kinh tế tiếp tục đà suy thoái do tác động tiêu cực từ sự suy thoái của các nền kinh tế lớn; tốc độ tăng trưởng kinh tế tiếp tục giảm xuống mức 5.32%; chính phủ tung ra gói kích cầu 1 tỷ USD, hỗ trợ lãi suất cho vay nên đã hạ mức lãi suất cơ bản xuống còn 6%-8%/năm, đồng thời giảm mức thuế TNDN xuống còn 25% đã phần nào giúp các doanh nghiệp vượt qua nguy cơ phá sản, kích thích thị trường chứng khoán tăng điểm lên mức 494.8 điểm và dao động quanh ngưỡng 500 điểm trong thời gian này, góp phần kiềm chế lạm phát giảm xuống mức 7%. Chính điều này đã giúp các doanh nghiệp có thể tiếp cận được nguồn vốn dễ dàng hơn, tuy nhiên cơ hội đầu tư vẫn chưa nhiều nên các doanh nghiệp chỉ vay để ổn định kinh doanh chứ không dám mở rộng sản xuất, vì thế tỷ lệ vốn vay tiếp tục tăng mạnh trong cấu trúc vốn theo giá trị sổ sách (36.88%).
Đến năm 2010, gói kích cầu không còn, tỷ lệ lạm phát tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế (lạm phát năm 2009 là 6.88%, năm 2010 là 9.19% trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2009 là 5.23%, năm 2010 chỉ nhích lên mức 6.78%), lãi suất cho vay bình quân của ngân hàng tiếp tục tăng (14.37%), việc đi vay lại trở nên khó khăn vì thế các doanh nghiệp thu hẹp sản suất, giảm lượng nợ vay trong cấu trúc vốn (theo giá trị sổ sách). Tiếp đó với việc thực hiện kiên quyết nghị quyết 11 vào năm 2011 tuy nhiên thành công không được như mong đợi khi tốc độ tăng trưởng giảm chỉ còn 5.89%
kèm theo đó là tỉ lệ lạm phát tăng cao (18.58%) và lãi suất cho vay bình quân cũng tăng rất cao (18.01%). Nhưng với tình hình lúc này thì việc so sánh việc phát hành thêm cổ phần hay vay nợ thì rõ ràng việc vay nợ vẫn có lợi hơn do thị trường chứng khoán tiếp tục giảm điểm mạnh. Do đó DE của các doanh nghiệp vẫn được duy trì ở mức cao (30.1%).
Năm 2012, tốc độ tăng trưởng của cả nước tiếp tục giảm tốc (5.03%), tuy nhiên tỉ lệ lạm phát đã được kiềm chế (9.21%) và lãi suất cho vay bình quân giảm nhẹ (17.75%) trong khi thị trường chứng khoán vẫn trong trạng thái đóng băng. Do đó cấu trúc vốn của các doanh nghiệp tăng mạnh (32.65%). Tới năm 2013, chính phủ đã rất nỗ lực để hồi phục nền kinh tế với chính sách tiền tệ nới lỏng cùng một loạt các gói kích cầu thị trường nhằm phá băng thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán. Với nỗ lực đó, tốc độ tăng trưởng đã tăng nhẹ (5.42%), tỉ lệ lạm phát đã được kiềm chế (6.6%) lãi suất cho vay bình quân giảm mạnh (14.28%) và thị trường chứng khoán đã có dấu hiệu phục ( VN-INDEX đóng cửa phiên cuối năm là 501 điểm). Với những dấu hiệu hồi phục của nền kinh tế như vậy, do lợi thế ngắn hạn của vay nợ và thị trường chứng khoán chưa đủ thời gian để xác nhận xu hướng thì DE của các doanh nghiệp giảm nhẹ (31.65%) và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cũng được cải thiện.
Tóm lại, mỗi doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế nào đều chịu ảnh hưởng sâu sắc từ điều kiện kinh tế chung của nền kinh tế đó; cấu trúc vốn của các doanh nghiệp cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng to lớn này. Khi nền kinh tế khởi sắc, điều kiện thuận lợi cho huy động vốn cổ phần thì các doanh nghiệp nghiêng về sử dụng vốn cổ phần; khi nền kinh tế gặp khó khăn, nguồn vốn cổ phần khó tiếp cận được họ lại nghiêng về sử dụng nợ nhưng cũng không đưa tỷ lệ nợ lên quá cao vì chi phí kiệt quệ tài chính cộng với điều kiện kinh tế khó khăn là một nguy cơ lớn cho các doanh nghiệp.