Môi trƣờng vi mô

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động phát triển nhãn hiệu café G7 Trung Nguyên thị trường nội địa Việt Nam (Trang 39 - 43)

I. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ CỦA MÔI TRƢỜNG BÊN NGOÀI

2. Môi trƣờng vi mô

2.1 Đối thủ cạnh tranh

Tính cho đến thời điểm hiện nay, thị trường cà phê hòa tan Việt Nam có 5 gương mặt tiêu biểu là Maccoffee (công ty FOOD Empire Holdings – Singapore); Vinacafe (Công ty Cổ phần Cà phê Biên Hòa – Vinacefe); Nsecafe (Nestlé – Thụy Sĩ); G7 (Công ty Trung Nguyên); Moment &Vinamilk Café (Công ty Sữa Vinamilk); bên cạnh các nhãn hàng nhập khẩu khác.

Vinacafe: Bắt đầu đi vào sản xuất từ năm 1979, sản phẩm của Vinacafe chủ yếu để xuất khẩu. Sau đó, khi Việt Nam chuyển sang cơ chế thị trường, Vinacafe đã tập trung phát triển cà phê hòa tan phục vụ thị trường nội địa. Với nhà máy sản xuất cà phê hòa tan công suất 3.000 tấn/năm, Vinacafe trở thành doanh nghiệp dẫn đầu về năng lực và công nghệ sản xuất cà phê hòa tan tại Việt Nam.

Nescafe: Là nhãn hiệu cà phê hòa tan hàng đầu trên thế giới với bề dày lịch sử 70 năm, Nescafe là thương hiệu nước uống lớn thứ hai của thế giới, chỉ sau Coca-Cola. Tại Việt Nam, Nescafe có một nhà máy sản xuất cà phê hòa tan với công suất 1.000 tấn/năm.

Moment & Vinamilk Café: Vinamilk đã mạnh dạn đầu tư một nhà máy cà phê hiện đại với tổng vốn gần 20 triệu USD, trên diện tích 60.000 m2 tại Bình Dương, công suất

34

1.500 tấn/năm để tham gia vào thị trường cà phê. Sau khi thương hiệu cà phê hòa tan Moment không thành công, Vinamilk đang dồn lực vào thương hiệu mới: Vinamilk Café.

Đối thủ cạnh tranh chính mà café G7 Trung Nguyên quan tâm chính là Nescafe và Vinacafe.

2.2 Ngƣời mua

Với Trung Nguyên ai cũng có thể sử dụng sản phẩm nhưng với Trung Nguyên khi tung bất kì một sản phẩm nào ra thị trường Trung Nguyên đều nhắm đến một đối tượng khách hàng mục tiêu, và mục tiêu của cà phê hòa tan G7 là người dùng có “gu” cà phê đặc.Sử dụng âm nhạc cho hệ thống quán cà phê nhượng quyền của Trung Nguyên để tạo một phong cách thưởng thức cà phê Trung Nguyên thật mới mẻ và ấn tượng. Âm nhạc là một món ăn tinh thần không thể thiếu của con người, còn cà phê là một thức uống tuyệt vời để thưởng thức, sẽ rất hiệu quả đó là mong đợi của Trung Nguyên khi áp dụng phương thức này.

2.3 Ngƣời cung cấp

Số lượng nhà cung cấp sẽ quyết định đến áp lực cạnh tranh, quyền lực đàm phán của họ đối với ngành, doanh nghiệp. Nếu trên thị trường chỉ có một vài nhà cung cấp có quy mô lớn sẽ tạo áp lực cạnh tranh, ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành. Ngày nay xuất hiện một làn sóng các công ty sản xuất theo đơn đặt hàng muốn tạo lập ra thương hiệu riêng của mình, bất chấp việc này có thể khiến họ mất hợp đồng từ các công ty đặt hàng. Đó cũng là một trong những rủi ro cần phải kiểm soát.

Tuy nhiên, Trung Nguyên luôn áp dụng nguyên tắc: “Đối xử với đối tác và nhà cung cấp như một phần mở rộng công việc kinh doanh của bạn.” Điều này có nghĩa Trung Nguyên duy trì nguyên tắc hiệp hội, xem các nhà cung cấp như các đối tác làm ăn. Trung Nguyên đòi hỏi ở các nhà cung cấp khá tỉ mỉ và gắt gao về mặt chất lượng cũng như các thông số chất lượng. Tuy nhiên, cũng phải nói rằng, nhà cung cấp nào được Trung Nguyên lựa chọn đều coi đó một điều may mắn lớn. Vì như thế họ đã khẳng định được độ tín nhiệm của mình trên thị trường cafe. Trung Nguyên thường đặt hàng hợp đồng dài hạn và ít thay đổi người cung cấp trừ khi xảy ra sai lầm tai họa. Ngoài ra thì các nhà cung cấp cũng được

35

Trung Nguyên hướng dẫn và cùng phát triển. Tất cả những điều này đã làm áp lực cạnh tranh của nhà cung cấp cho Trung Nguyên giảm đi đáng kể.

Hiện nay, Trung Nguyên có các nguồn cung cấp chính:

 Nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài(Jamaica, Philippine, Panama): Khó khăn trong khâu vận chuyển, chi phí cao

 Nguồn nguyên liệu từ Tây nguyên: Phong phú, chi phí thấp nhưng chất lượng không ổn định

2.4 Các đối thủ tiềm ẩn

Bên cạnh 4 đối thủ chính ở trên thì Trung Nguyên đang phải đối mặt với những đối thủ cạnh tranh trong nước như: Thái Hòa, An Thái, Phú Thái, CADA, VICA…..

Tuy nhiên 5 thương hiệu trên đã trở nên quen thuôc với người tiêu dùng từ rất lâu, việc thay đổi thói quen là rất khó. Vì vậy, rào cản nhập cuộc của các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng là không cao.

2.5 Hàng hóa, sản phẩm thay thế

Sản phẩm và dịch vụ thay thế là những sản phẩm, dịch vụ có thể thỏa mãn nhu cầu tương đương với các sản phẩm dịch vụ trong ngành.

Bên cạnh việc sử dụng café hòa tan, hiện nay người tiêu dùng còn có sự lựa chọn khác đó là café phin và gần đây sự xuất hiện của café lon hòa tan.

a) Café lon hòa tan

Trong những năm gần đây, người tiêu dùng Việt Nam đã bắt đầu làm quen với sản phẩm café đóng lon có thể uống ngay mà không cần pha chế. Loại sản phẩm này thu hút được nhiều người vì tính tiện dụng và phù hợp với cuộc sống hiện đại luôn bận rộn. Nói đến café lon hòa tan chúng ta có nhắc đến các sản phẩm sau:

 Cafe lon Birdy do công ty Ajinomoto Việt Nam phân phối, có mặt trên thị trường từ năm 2008.

36

 Cafe lon hòa tan VIP của công ty Tân Hiệp Phát tung ra thị trường vào ngày 15/11/2009.

 Cafe lon hòa tan của Nestle. b) Cafe rang xay

Café rang xay là sản phẩm thứ 2 có thể thay thế cho café hòa tan. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại café rang của nhiều công ty như: café bột của Trung Nguyên, café Moment của Vinamilk…

37

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động phát triển nhãn hiệu café G7 Trung Nguyên thị trường nội địa Việt Nam (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)