Mặc dù không khó khăn để hiểu biết khái niệm về sự ngẫu nhiên hóa và mù, nhưng rất khó để thực hiện trong thực tế. Bạn có thể thuyết phục giám đốc bệnh viện hay lãnh đạo thành phố về sự phân bố ngẫu nhiên không? Người tham gia có chấp nhận phân ngẫu nhiên không? Bạn có thể giải quyết
7 Karlowski TR, Chalmers TC, Frenkel LD, Kapikian AZ, Lew- is TL, Lynch JM. Ascorbic acid for the common cold. A prophylactic and therapeutic trial. JAMA. 1975; 231: 1038- 1042.
và thực hiện những việc liên quan tới quá trình mù không? Mặc dù giả thiết ban đầu của nghiên cứu can thiệp là bạn không biết hiệu quả của biện pháp can thiệp, nếu có một ít khả năng biện pháp can thiệp mới sẽ tốt hơn thì mọi người sẽ thích được vào nhóm can thiệp hơn. Nói chung những người chăm sóc y tế cộng đồng ở châu Á ưa thích cho mọi người có cơ hội ngang nhau để nhận được dịch vụ cung cấp. Do đó khái niệm ngẫu nhiên hóa sẽ không phù hợp.
Các nghiên cứu RCT đánh giá hiệu quả của biện pháp can thiệp trong bối cảnh lý tưởng. Một số tình huống không thực hiện được RCT, hoặc khi bạn muốn đánh giá tính khả thi và hiệu quả của biện pháp can thiệp trong thực tế trên cộng đồng mục tiêu của bạn. Những trường hợp như vậy thì nghiên cứu giống can thiệp có thể giúp ích. Các nghiên cứu này có thể phân loại theo một vài cách,8 nhưng thường chia thành hai loại: một loại không có nhóm chứng và một loại khác có nhóm chứng nhưng không phân ngẫu nhiên.
Bảng 9.1. Nghiên cứu giống can thiệp: các loại dữ liệu so sánh Không có nhóm chứng Có nhóm chứng Chỉ đánh giá sau can thiệp (Post-test only)
Đánh giá sau can thiệp của nhóm bệnh so với đánh giá sau can thiệp của nhóm chứng (Post-test of cases vs Post-test of controls)
8 Harris AD, McGregor JC, Perencevich EN, Furuno JP, Zhu J, Peterson DE, Finkelstein J. The use and interpretation of quasi-experimental studies in medical informatics. J Am Med Inform Assoc. 2006; 13: 16-23.
Đánh giá trước và sau can thiệp) (Pre- and post-tests) Đánh giá sau can thiệp so với đánh giá trước can thiệp (Post-test vs. Pre-test)
Đánh giá sự khác biệt trước& sau can thiệp của nhóm bệnh so với sự khác biệt trước& sau can thiệp của nhóm chứng
(Pre&post test difference of cases vs.
Pre&post test differences of controls)
Nghiên cứu giống can thiệp có ưu điểm là cung cấp chứng cứ về hiệu quả trong hoàn cảnh thực tế, nhưng cần lưu ý những nhược điểm chính của nó. Thứ nhất, khó kiểm soát những yếu tố nhiễu quan trọng. Thứ hai, khi lặp lại kiểm định của 1 nhóm có thể dẫn đến kết quả sẽ qui tụ về giá trị trung bình – sự giảm hay tăng của yếu tố chỉ dấu có thể xảy ra theo thống kê ngay cả khi không có sự can thiệp. Thứ ba, có thể có hiệu ứng trưởng thành (hiệu ứng chín mùi - matu- ration effect) liên quan với những biến đổi tự nhiên theo thời gian mà không phải do sự can thiệp