Nhằm mục đích ngăn ngừa sự ảnh hưởng thêm của ý định từ tất cả mọi người liên quan trong nghiên cứu, bạn cần thực hiện “mù” đôi. Quá trình làm “mù” này bao gồm các bệnh nhân tham gia nghiên cứu, thầy thuốc thực hiện phân phối cách điều trị cho bệnh nhân và đánh giá kết cục, và cả những nhà nghiên cứu quản lý nghiên cứu và xử lý dữ liệu. Nếu bệnh nhân biết họ được phân vào nhóm điều trị nào thì sẽ ảnh hưởng tới sự tuân trị và sự nhận thức về kết cục. Nếu thầy thuốc biết bệnh nhân thuộc nhóm nào có thể sẽ ảnh hưởng tới sự quan sát và đánh giá kết cục. Nếu nhà nghiên cứu biết nhóm nào dùng thuốc điều trị, sự phân tích của họ
sẽ bị sai lệch hệ thống do cố gắng có kết quả theo ý định nghiên cứu.
Để làm “mù” bệnh nhân, người ta dùng giả dược. Khi Kar- lowski và cộng sự7 thực hiện một nghiên cứu RCT nhằm đánh giá hiệu quả của acid Ascorbic ngăn ngừa cảm lạnh, quá trình mù đôi của họ bị thất bại. Nhiều người tham gia nghiên cứu có thể biết họ đang dùng thuốc gì (Ascorbic acid hay giả dược) do họ nhận biết qua vị giác. Dựa vào đặc điểm này, họ đã phân tích so sánh sự xảy ra cảm lạnh ở những người đã biết đúng, những người không biết và người đoán sai viên thuốc họ đang uống. Kết quả cho thấy sự phân bố rất lý thú trong nhóm người đoán sai. Nhóm đã dùng acid Ascorbic mà họ nghĩ là đang dùng giả dược cảm lạnh xảy ra nhiều hơn nhóm người dùng giả dược mà nghĩ là đang dùng acid Ascorbic. Ở đây bạn có thể thấy hiệu quả của giả dược. Giả dược không chỉ làm “mù” bệnh nhân để họ không biết thuộc nhóm nào, mà còn biết được hiệu quả thực của biện pháp can thiệp.