Các hành vi bị nghiêm cấm

Một phần của tài liệu pháp luật về hoạt động đưa người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng – bất cập và giải pháp hoàn thiện (Trang 62)

Hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là một trong những hoạt động đang được Đảng và Nhà nước quan tâm, và xem đó là chiến lược trong phát triển kinh tế hiện nay. Hoạt động này không chỉ góp phần giải quyết việc làm, hạn chế được tình trạng thất nghiệp đang diễn ra ở hầu hết các quốc gia mà bên cạnh đó nó còn là một hoạt động góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, cải thiện đời sống của người lao động. Ngoài ra đây còn là nguồn thu ngoại tệ đáng kể của quốc gia, giúp nước ta tạo được mối quan hệ hợp tác quốc tế với nhiều nước trên thế giới. Chính vì vậy, mà hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là một hoạt động đem lại hai lợi ích cơ bản góp phần vào mục tiêu phát triển kinh tế xã hội chung của đất nước đó là lợi ích về kinh tế và lợi ích xã hội. Bên cạnh các mặt tích cực mà hoạt động mang lại thì vẫn còn những hạn chế, mà điển hình ở đây là các hành vi vi phạm bị nghiêm cấm đối hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Các hành vi bị pháp luật nghiêm cấm đối hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được quy định cụ thể tại Điều 7 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006 và Điều 1 Nghị định 126/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài bao gồm:

1. Cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (sau đây gọi là Giấy phép) cho doanh nghiệp không đủ điều kiện theo quy định của Luật

hợp đồng – Bất cập và giải pháp hoàn thiện

GVHD: Ths. Diệp Thành Nguyên Trang 63 SVTH: Trịnh Thị Muội

người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Nếu trường hợp mà một doanh nghiệp không thỏa mãn tất cả các điều kiện mà pháp luật quy định đối với doanh nghiệp được phép hoạt động trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì tuyệt đối cơ quan nhà nước có thẩm quyền không được cấp giấy phép cho doanh nghiệp đó hoạt động trong lĩnh vực này để góp phần bảo vệ lợi ích của người lao động và lợi ích của nhà nước.

2. Sử dụng Giấy phép của doanh nghiệp khác hoặc cho người khác sử dụng Giấy phép của mình để hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Không được phép sử dụng giấy phép hoạt động trong lĩnh vực hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài của bất cứ doanh nghiệp nào mà chỉ được sử dụng giấy phép mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã trực tiếp cấp cho doanh nghiệp của mình.

3. Giao nhiệm vụ điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài cho người đã quản lý doanh nghiệp bị thu hồi Giấy phép hoặc người đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên do vi phạm quy định của pháp luật về người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Trường hợp này nếu pháp luật có quy định rõ ràng như vậy thì doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài không được phép giao nhiệm vụ lại cho đối tượng mà trong trường hợp này pháp luật đã cấm nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro có thể xãy ra cho người lao động, doanh nghiệp, và lợi ích của nhà nước.

4. Đi làm việc hoặc đưa người lao động đi làm việc ở khu vực, ngành nghề và công việc bị cấm theo quy định của Chính phủ hoặc không được nước tiếp nhận người lao động cho phép. Quy định này nhằm tránh những rủi ro ảnh hưởng đến lao động Việt Nam và nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động khi ra nước ngoài làm việc.

5. Sau khi nhập cảnh không đến nơi làm việc hoặc bỏ trốn nơi đang làm việc theo hợp đồng. Hiện tượng này xảy ra thường xuyên đối với lao động Việt Nam khi sang nước ngoài làm việc. Nguyên nhân chính là do ý thức chấp hành pháp luật của người lao động Việt Nam còn yếu kém. Mặc dù pháp luật có quy định về hình thức xử phạt đối với hành vi này, nhưng xem ra vẫn chưa được thực thi một cách hiệu quả. Mặt khác, người sử dụng lao động đã lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người lao động mà giảm mức lương đã quy định hay đã thỏa thuận trong hợp đồng trước đó, buộc người lao động phải làm việc ở những nơi nguy hiểm, độc hại, bị đối xử tệ bac… Môi trường làm việc quá khắc khe cũng ảnh hưởng đến người lao động bỏ trốn khỏi nơi đang làm việc theo hợp đồng lao động. Từ đó, người lao động cảm thấy chán nản, họ thấy mức lương không phù hợp nên

hợp đồng – Bất cập và giải pháp hoàn thiện

GVHD: Ths. Diệp Thành Nguyên Trang 64 SVTH: Trịnh Thị Muội

đã bỏ ngang hợp đồng đang làm việc mà bỏ trốn đi nơi khác tìm việc thích hợp với mình và mức lương cao hơn.

6. Ở lại nước trái phép sau khi hết hạn hợp đồng lao động. Đáng lẽ khi đã hết hạn hợp đồng lao động, lao động Việt Nam phải về nước, nhưng họ lại không về trốn lại và cư trú bất hợp pháp ở nước tiếp nhận người lao động. Chính vì họ muốn có thu nhập cao từ nước mà họ đã làm việc hơn là về lại nước mà không biết họ có việc làm hay trở nên thất nghiệp. Ngoài ra, nếu có việc làm thì mức lương ở quê vẫn thấp hơn so với ở nước tiếp nhận người lao động ba đến bốn lần. Chính vì lẽ đó, không ít lao động Việt Nam sau khi hết hạn hợp đồng đã có hành vi ở lại trái phép chủ yếu vì mục đích kinh tế. Họ đâu biết rằng hành vi đó của họ đã làm vi phạm đến quyền lợi chính đáng của người lao động khác, khi mà họ có ý định ra nước ngoài làm việc.

7. Lôi kéo, dụ dỗ, lừa gạt người lao động Việt Nam ở lại nước ngoài trái quy định pháp luật. Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm hành vi dụ dỗ, lôi kéo, lừa gạt người lao động ở nước ngoài khi không có sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền. Nhằm giảm chi phí và thời gian thuê mướn nhân công, tuyển dụng người lao động mới, tiết kiệm được lợi nhuận mà người sử dụng lao động không ngần ngại lôi kéo, dụ dỗ người lao động Việt Nam ở lại làm việc tiếp cho họ, trong khi đó người lao động đã hết hạn hợp đồng lao động với nước tiếp nhận người lao động. Hành vi này còn xảy ra đối với đa số lao động Việt Nam, cũng chính vì ý thức pháp luật còn hạn chế nên đã lôi kéo đồng hương ở lại làm việc trái quy định mà họ không biết có rất nhiều nguy cơ đe dọa đến tính mạng, sức khỏe của họ.

8. Lợi dụng hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức đưa công dân Việt Nam ra nước ngoài. Nghiêm cấm mọi hành vi đưa người lao động ra nước ngoài vì mục đích khác như buôn bán lao động, bóc lột lao động…sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

9. Lợi dụng hoạt động đưa người đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức tuyển chọn, đào tạo, thu tiền người lao động. Pháp luật Việt Nam có quy định rõ ràng về việc thu phí dịch vụ của người lao động sau cho phù hợp nếu doanh nghiệp cố tình lợi dụng việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để đạt được mục đích riêng của bản thân doanh nghiệp thì sẽ bị xử lý theo đúng pháp luật.

10. Tổ chức đưa người lao động ra nước ngoài làm việc khi chưa kí hợp đồng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

hợp đồng – Bất cập và giải pháp hoàn thiện

GVHD: Ths. Diệp Thành Nguyên Trang 65 SVTH: Trịnh Thị Muội

11. Gây phiền hà, cản trở, sách nhiễu người lao động hoặc doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, tổ chức cá nhân đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

12. Khu vực có chiến sự hoặc có nguy cơ xảy ra chiến sự, khu vực bị nhiễm xạ, khu vực bị nhiễm độc, khu vực đang có dịch bệnh đặc biệt nguy hiểm. Ở những khu vực có tình hình lao động quá khắc nghiệt hay những nơi lao động có thể ảnh hưởng đến tính mạng của người lao động thì không được tiến hành hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ra những nơi nguy hiểm đó tránh tình trạng sức khỏe và tính mạng bị xâm hại.

2.6.2. Các hình thức xử lý vi phạm pháp luật về hoạt động đƣa ngƣời lao động đi Việt Nam đi làm việc ở nƣớc ngoài theo hợp đồng

Việc xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài nó có ý nghĩa rất quan trọng, vì thông qua việc xử lý vi phạm pháp luật này nhằm loại bỏ hành vi vi phạm pháp luật này, bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động, các tổ chức, doanh nghiệp và nhà nước. Trong pháp luật có quy định đầy đủ về xử lý vi phạm pháp luật đối với từng chủ thể có liên quan đến hoạt động đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; đối với cán bộ, công chức vi phạm pháp luật trong khi thi hành công vụ sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật về cán bộ công chức, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Xử phạt vi phạm hành chính:

Doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, người lao động đi làm việc ở nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính theo quy định của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006 thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính.

Đối với doanh nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, nếu vi phạm quy định của pháp luật điều chỉnh hoạt động này thì bị xử phạt hành chính theo quy định của Nghị định số 144/2007/NĐ-CP ngày 10/9/2007 ngày 10/9/2007 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Doanh nghiệp nếu có hành vi vi phạm hành chính sẽ bị phạt cảnh cáo, hoặc phạt tiền từ 2.000.000 đến 5.000.000 đồng và tối đa là 40.000.000 đồng. Ngoài ra còn áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau:

hợp đồng – Bất cập và giải pháp hoàn thiện

GVHD: Ths. Diệp Thành Nguyên Trang 66 SVTH: Trịnh Thị Muội

Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung: Thu hồi Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (sau đây gọi là Giấy phép), tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính, buộc về nước. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 75 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006, tổ chức, cá nhân vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

1. Đình chỉ có thời hạn hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài từ ba (03) tháng đến mười hai (12) tháng;

2. Tạm đình chỉ thực hiện Hợp đồng cung ứng lao động từ một (01) tháng đến sáu (06) tháng;

3. Đình chỉ thực hiện Hợp đồng cung ứng lao động. Bên cạnh đó, doanh nghiệp, tổ chức sau khi hết thời gian bị tạm đình chỉ thực hiện Hợp đồng cung ứng lao động, nếu vẫn không khắc phục được hậu quả do hành vi vi phạm gây ra thì có thể bị đình chỉ thực hiện Hợp đồng cung ứng lao động;

4. Buộc đưa người lao động về nước theo yêu cầu của nước tiếp nhận người lao động hoặc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam;

5. Buộc bồi thường thiệt hại và chịu mọi chi phí phát sinh do hành vi vi phạm hành chính gây ra;

6. Cấm đi làm việc ở nước ngoài trong thời hạn từ hai (02) năm đến năm (05) năm. 7. Buộc đóng góp đủ tiền vào Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định hiện hành.

Chính phủ quy định cụ thể hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính ở ngoài nước trong trường hợp không xác định được nơi cư trú của người lao động vi phạm

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chánh Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Chánh thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Thanh tra viên chuyên ngành khi tiến hành thanh tra độc lập, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

hợp đồng – Bất cập và giải pháp hoàn thiện

GVHD: Ths. Diệp Thành Nguyên Trang 67 SVTH: Trịnh Thị Muội

Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với người lao động Việt Nam có hành vi vi phạm hành chính ở nước ngoài theo các hình thức quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 75 của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.

Xử lý hình sự:

Các cá nhân, doanh nghiệp có những hành vi sau đây thì bị xử lý hình sự theo quy định tại Điều 274, 275 BLHS: Tổ chức cho người lao động ở lại nước ngoài trái phép: Lập kế hoạch hoặc tư vấn cho người lao động ở lại nước ngoài trái phép; Tạo các điều kiện về vật chất như: Tìm chỗ ở, giới thiệu nơi tìm việc làm, cho tiền, cung cấp phương tiện, hoặc tạo các điều kiện khác như: Làm các giấy tờ tùy thân giả, cung cấp các giấy tờ tùy thân, cho người lao động ở lại nước ngoài trái phép. Cưỡng ép người lao động ở lại nước ngoài trái phép là dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, uy hiếp về tinh thần, khống chế hoặc lợi dụng sự lệ thuộc về vật chất hoặc có hành vi khác ép buộc người lao động ở lại nước ngoài trái phép. Bỏ trốn sau khi nhập cảnh vào nước tiếp nhận lao động để ở lại nước ngoài trái phép quy định tại khoản 5 Điều 4 Nghị định số 141/2005/NĐ-CP ngày 11-11-2005 của Chính phủ về quản lý lao động làm việc ở nước ngoài (sau đây viết gọn là Nghị định số 141); tự ý bỏ nơi đang làm việc theo hợp đồng lao đồng để ở lại nước ngoài trái phép quy định tại khoản 6 Điều 4 Nghị định số 141; Không về nước khi chấm dứt hợp đồng lao động theo thời hạn quy định của nước sở tại quy định tại khoản 7 Điều 4 của Nghị định số 141.

Thẩm quyền xử lý: Việc khởi tố, điều tra và truy tố tội “ở lại nước ngoài trái phép”

Một phần của tài liệu pháp luật về hoạt động đưa người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng – bất cập và giải pháp hoàn thiện (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)