Quyền của doanh nghiệp dịch vụ

Một phần của tài liệu pháp luật về hoạt động đưa người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng – bất cập và giải pháp hoàn thiện (Trang 48 - 49)

hợp đồng – Bất cập và giải pháp hoàn thiện

GVHD: Ths. Diệp Thành Nguyên Trang 49 SVTH: Trịnh Thị Muội

Theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì doanh nghiệp dịch vụ có các quyền sau đây:

Thứ nhất, thực hiện hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tổ chức tuyển chọn người lao động tại các địa phương. Doanh nghiệp dịch vụ được quyền chủ động tìm kiếm thị trường lao động sau cho có lợi nhất cho người lao động trong nước khi đi làm việc ở nước ngoài, được quyền trực tiếp tuyển chọn nguồn lao động sau cho phù hợp với thị trường mà doanh nghiệp tìm kiếm để đảm bảo mục đích giải quyết việc làm cho nguồn lao động trong nước.

Thứ hai, ký kết Hợp đồng cung ứng lao động với bên nước ngoài, Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với người lao động, Hợp đồng bảo lãnh với người bảo lãnh trước khi người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Thứ ba, thỏa thuận với người lao động về việc ký quỹ, giới thiệu người bảo lãnh. Khi thực hiện nghĩa vụ này thì doanh nghiệp dịch vụ phải trực tiếp thỏa thuận và giới thiệu một cách rõ ràng về hoạt động ký quỹ và vấn đề về bảo lãnh lao động cho người lao động hiểu không được làm cho người lao động hiểu sai vấn đề này.

Thứ tư, yêu cầu người lao động hoặc người bảo lãnh bồi thường thiệt hại do người lao động gây ra theo quy định của pháp luật. Người lao động và người bảo lãnh lao động phải có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại khi có thiệt hại xảy ra do bản thân người lao động thực hiện.

Thứ năm, đơn phương thanh lý Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài sau khi doanh nghiệp đã ba lần thông báo bằng thư bảo đảm trong thời gian một trăm tám mươi ngày, kể từ ngày người lao động chấm dứt Hợp đồng lao động, mà người lao động hoặc người được uỷ quyền hợp pháp của người lao động không đến thanh lý hợp đồng.

Thứ sáu, khiếu nại, khởi kiện về các quyết định hoặc hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Doanh nghiệp được quyền khởi kiện tại tòa án để yêu cầu người lao động bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra theo pháp luật mà người lao động đã ký với doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu pháp luật về hoạt động đưa người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng – bất cập và giải pháp hoàn thiện (Trang 48 - 49)