Cơ sở pháp lý về hoạt động đƣa ngƣời lao động Việt Nam đi làm việ cở nƣớc

Một phần của tài liệu pháp luật về hoạt động đưa người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng – bất cập và giải pháp hoàn thiện (Trang 36)

nƣớc ngoài

Nhiều năm qua, Việt Nam đã đưa hàng vạn lao động đi làm việc ở nước ngoài và hoạt động này đã trở thành một trong những hoạt động kinh tế đối ngoại đặc thù quan trọng, là một trong những biện pháp đột phá để giải quyết việc làm cho người lao động, đào tạo nguồn nhân lực, tăng nguồn thu ngoại tệ để đầu tư tạo việc làm trong nước. Tuy nhiên, để người lao động Việt Nam được đi làm việc ở nước ngoài sẽ phải thông qua các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Vì thế để được đi làm việc ở nước ngoài, cả người lao động và các doanh nghiệp sẽ phải đáp ứng những điều kiện bắt buộc và có một trình tự thủ tục nhất định được quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006, Nghị định 126/2007/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và thông tư số 21/2007/TT- BLĐTBXH hướng dẫn Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

2.1.1. Điều kiện và trình tự thủ tục để ngƣời lao động Việt Nam đi làm việc ở nƣớc ngoài theo hợp đồng

Điều kiện để người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là công dân Việt Nam, đang sinh sống tại Việt Nam, có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước tiếp nhận lao động, ký kết hợp đồng đi làm việc ở nước ngoài, chịu sự điều chỉnh của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006.

Để được đi làm việc ở nước ngoài người lao động Việt Nam phải có đủ các điều kiện sau:

1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; 2. Tự nguyện đi làm việc ở nước ngoài;

hợp đồng – Bất cập và giải pháp hoàn thiện

GVHD: Ths. Diệp Thành Nguyên Trang 37 SVTH: Trịnh Thị Muội

4. Đủ sức khoẻ theo quy định của pháp luật Việt Nam và yêu cầu của nước tiếp nhận người lao động;

5. Đáp ứng yêu cầu về trình độ ngoại ngữ, chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề và các điều kiện khác theo yêu cầu của nước tiếp nhận người lao động;

6. Được cấp chứng chỉ về bồi dưỡng kiến thức cần thiết;

7. Không thuộc trường hợp cấm xuất cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam.27 Đó là những điều kiện cơ bản mà người lao động phải đáp ứng đủ để có thể đi làm việc ở nước ngoài. Bên cạnh những điều kiện trên, người lao động phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật dân sự Việt Nam là người từ đủ 18 tuổi trở lên, không bị hạn chế về thể chất và tâm thần, bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. Đây là một điều kiện quan trọng nhất trong các điều kiện, điều này thể hiện năng lực pháp luật và năng lực hành vi của một người, có thể tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Bên cạnh đó yếu tố tự nguyện, yếu tố sức khỏe, đủ điều kiện xuất cảnh và năng lực trình độ phù hợp với từng công việc cụ thể. Tùy yêu cầu của từng công việc mà doanh nghiệp đưa ra những tiêu chí riêng cụ thể. Tuy nhiên tiêu chí tư cách đạo đức tốt là một tiêu chí khó xác định nhất, vì không một chuẩn mực nào xác định một người có đạo đức tốt, mỗi xã hội có một tiêu chí riêng và luôn thay đổi theo thời gian.

Bên cạnh những lao động đủ điều kiện như trên được đi làm việc ở nước ngoài, trừ một số đối tượng sau đây:

Thứ nhất, cán bộ công chức đang làm việc trong cơ quan hành chính Nhà nước, cơ quan dân cử, cơ quan đoàn thể chính trị xã hội.

Thứ hai, sỹ quan, hạ sỹ quan, chiến sỹ đang tại ngũ trong quân đội nhân dân, công an nhân dân.

Những trường hợp chưa được phép xuất cảnh:

1. Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc có liên quan đến công tác điều tra tội phạm.

2. Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án hình sự.

3. Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án dân sự, kinh tế; đang chờ để giải quyết tranh chấp về dân sự, kinh tế.

hợp đồng – Bất cập và giải pháp hoàn thiện

GVHD: Ths. Diệp Thành Nguyên Trang 38 SVTH: Trịnh Thị Muội

4. Đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nghĩa vụ nộp thuế và những nghĩa vụ khác về tài chính trừ trường hợp có đặt tiền, đặt tài sản hoặc có biện pháp bảo đảm khác để thực hiện nghĩa vụ đó.

5. Vì lý do ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm lây lan.

6. Vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.

7. Có hành vi vi phạm hành chính về xuất nhập cảnh theo quy định của Chính phủ.28

Ngoài ra, người lao động còn phải bỏ ra một số chi phí như tiền dịch vụ và tiền ký quỹ để được ký hợp đồng đi lao động ở nước ngoài:

Tiền dịch vụ là khoản chi phí mà người lao động phải trả cho doanh nghiệp dịch vụ để thực hiện hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Doanh nghiệp dịch vụ thỏa thuận với người lao động về việc thu tiền dịch vụ một lần trước khi người lao động xuất cảnh hoặc thu nhiều lần trong thời gian người lao động làm việc ở nước ngoài. Trong trường hợp người lao động đã nộp tiền dịch vụ cho cả thời gian làm việc theo hợp đồng mà phải về nước trước thời hạn không do lỗi của người lao động thì doanh nghiệp dịch vụ phải hoàn trả cho người lao động phần tiền dịch vụ theo tỷ lệ tương ứng với thời gian còn lại của Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính quy định mức trần tiền dịch vụ.29

Tiền dịch vụ là số tiền mà người lao động bỏ ra để trả công cho doanh nghiệp mà người lao động tham gia ký hợp đồng lao động, đây là chi phí cho công việc môi giới, giới thiệu và cung ứng việc làm cho người lao động. Doanh nghiệp sẽ đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động và trách nhiệm đối với người lao động.

Tiền ký quỹ của người lao động: Người lao động thỏa thuận với doanh nghiệp dịch vụ về việc ký quỹ theo quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 23 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006 để bảo đảm việc thực hiện hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Người lao động trực tiếp hoặc thông qua doanh nghiệp dịch vụ nộp tiền ký quỹ vào tài khoản riêng được doanh nghiệp mở tại ngân hàng thương mại để giữ tiền ký quỹ của người lao động. Tiền ký quỹ của người lao động được hoàn trả cả gốc và lãi cho người lao động khi thanh lý Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Trường hợp người lao động vi phạm hợp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

28 Điều 21 Nghi định 136/2007/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.

hợp đồng – Bất cập và giải pháp hoàn thiện

GVHD: Ths. Diệp Thành Nguyên Trang 39 SVTH: Trịnh Thị Muội

đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tiền ký quỹ của người lao động được doanh nghiệp dịch vụ sử dụng để bù đắp thiệt hại phát sinh do lỗi của người lao động gây ra cho doanh nghiệp; khi sử dụng tiền ký quỹ để bù đắp thiệt hại, nếu tiền ký quỹ không đủ thì người lao động phải nộp bổ sung, nếu còn thừa thì phải trả lại cho người lao động. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định cụ thể thị trường lao động mà doanh nghiệp dịch vụ được thoả thuận với người lao động về việc nộp tiền ký quỹ; quy định thống nhất trong phạm vi cả nước mức trần tiền ký quỹ của người lao động phù hợp với từng thị trường lao động mà doanh nghiệp dịch vụ được thoả thuận với người lao động về việc nộp tiền ký quỹ; chủ trì phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định cụ thể việc quản lý và sử dụng tiền ký quỹ của người lao động. 30

Thực chất tiền ký quỹ giống như một hình thức bảo đảm cho doanh nghiệp dịch vụ khi người đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, hạn chế sự rủi ro cho doanh nghiệp. Người lao động nếu tự ý bỏ việc hoặc trốn về nước thì số tiền ký quỹ dùng để thanh toán các thiệt hại về hợp đồng do người lao động gây ra, người lao động sẽ không nhận lại được số tiền mà mình đã nộp. Do đó người lao động sẽ cân nhắc khi muốn chấm dứt hợp đồng trước thời hạn và tìm hiểu kỹ trước khi ký kết hợp đồng đi lao động ở nước ngoài với doanh nghiệp.

Trình tự thủ tục:

Người lao động có nguyện vọng đi làm việc ở nước ngoài phải nộp hồ sơ đi làm việc ở nước ngoài cho doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Hồ sơ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài gồm có: 1. Đơn đi làm việc ở nước ngoài;

2. Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thường trú hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý người lao động và nhận xét về ý thức chấp hành pháp luật, tư cách đạo đức;

3. Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp;

4. Văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ, chuyên môn, tay nghề và chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức cần thiết;

5. Giấy tờ khác theo yêu cầu của bên tiếp nhận lao động.31

Tùy từng công việc cụ thể mà sẽ có những yêu cầu khác nhau về trình độ, chuyên môn nghiệp vụ, các văn bằng chứng chỉ và các giấy tờ khác. Những điều kiện đó sẽ được

30

Điều 23 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006.

hợp đồng – Bất cập và giải pháp hoàn thiện

GVHD: Ths. Diệp Thành Nguyên Trang 40 SVTH: Trịnh Thị Muội

các nhà tuyển dụng lao động quy định cụ thể, người lao động khi ký kết hợp đồng lao động sẽ được phổ biến và phải nộp đầy đủ hồ sơ, thủ tục để được xem xét tuyển dụng.

Khu vực, ngành nghề và công việc bị cấm đi làm việc ở nƣớc ngoài

Pháp luật Việt Nam có quy định người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài phải đáp ứng một số điều kiện nhất định, trong đó có một số khu vực, ngành nghề và công việc bị cấm làm việc. Những quy định này góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, sức khỏe và an toàn tính mạng cũng như thuần phong mỹ tục của người lao động Việt Nam khi tham gia ký kết hợp đồng lao động ở nước ngoài.

Nghị định 126/2007/NĐ-CP có quy dịnh Khu vực, ngành nghề và công việc bị cấm đi làm việc ở nước ngoài như sau:

1. Khu vực có chiến sự hoặc có nguy cơ xảy ra chiến sự, khu vực bị nhiễm xạ, khu vực bị nhiễm độc, khu vực đang có dịch bệnh đặc biệt nguy hiểm.

2. Khu vực mà nước tiếp nhận lao động cấm người lao động nước ngoài đến làm việc.

3. Những nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm không phù hợp với thể trạng của người Việt Nam; công việc ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục của Việt Nam như: 32

- Nghề vũ công, ca sĩ, massage làm việc tại các nhà hàng, khách sạn hoặc các trung tâm giải trí.

- Công việc phải tiếp xúc thường xuyên với các chất nổ, chất độc hại trong luyện quặng kim loại màu (đồng, chì, thủy ngân, bạc, kẽm), tiếp xúc thường xuyên với magan, thủy ngân.

- Công việc phải tiếp xúc với nguồn phóng xạ hở, khai thác quạng phóng xạ các loại.

- Công việc sản xuất, bao gói phải tiếp xúc thường xuyên với các hóa chất axit nitơric, natri sunfat, đisunfua cacbon, các loại thuốc trừ sâu, diệt cỏ, diệt chuột, sát trùng, chống mối mọt có độc tính mạnh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Công việc săn bắt thú dữ, cá sấu, cá mập.

- Công việc thường xuyên ở nơi thiếu không khí, áp suất lớn (dưới lòng đất, lòng đại dương).

32

Điều 1 Nghị định 126/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

hợp đồng – Bất cập và giải pháp hoàn thiện

GVHD: Ths. Diệp Thành Nguyên Trang 41 SVTH: Trịnh Thị Muội

- Công việc liệm, mai táng tử thi, thiêu xác chết, bốc mồ mả. - Công việc mà nước tiếp nhận lao động và Việt Nam cấm.33

Từ những quy định trên cho thấy pháp luật Việt Nam luôn đặt ra những điều khoản để bảo vệ người lao động, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của họ trong khuôn khổ mà nhà làm luật có thể dự liệu được. Điều đó góp phần thu hút lao động Việt Nam ra làm việc tại nước ngoài, tạo sự an tâm tin tưởng cho người lao động khi có ý định tham gia vào mối quan hệ lao động vốn phức tạp này.

2.1.2. Điều kiện và trình tự thủ tục để doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đƣa ngƣời lao động Việt Nam đi làm việc ở nƣớc ngoài theo hợp đồng

Điều kiện:

Hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp dịch vụ) phải có vốn pháp định theo quy định của Chính phủ và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Doanh nghiệp được cấp Giấy phép phải trực tiếp tổ chức hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Chính phủ quy định các loại hình doanh nghiệp được hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn và lộ trình hội nhập kinh tếquốc tế.

Doanh nghiệp có vốn pháp định quy định tại khoản 2 Điều 8 của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006 có đủ các điều kiện sau đây thì được cấp giấy phép:

Thứ nhất, có đề án hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài được quy định cụ thể tại Điều 4 Nghị định 126/2007/NĐ-CP:

Đề án hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải thể hiện năng lực tài chính, cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ có đủ trình độ và kinh nghiệm đáp ứng được yêu cầu của hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Đề án bao gồm những nội dung sau đây:

1. Tên giao dịch, địa chỉ giao dịch, loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, vốn và cơ cấu vốn, chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc người đại diện doanh nghiệp theo ủy

33

Nghị định 126/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số

Một phần của tài liệu pháp luật về hoạt động đưa người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng – bất cập và giải pháp hoàn thiện (Trang 36)