Quyền và nghĩa vụ của ngƣời lao động Việt Nam đi làm việ cở nƣớc ngoài theo

Một phần của tài liệu pháp luật về hoạt động đưa người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng – bất cập và giải pháp hoàn thiện (Trang 44)

theo hợp đồng

2.2.1. Quyền của ngƣời lao động

Theo quy định tại Điều 44 và Điều 46 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006, thì người Việt Nam làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được hưởng các quyền sau:

Một là, yêu cầu doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài cung cấp các thông tin về chính sách, pháp luật của Việt Nam về người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Thông tin về chính sách, pháp luật có liên quan và phong tục, tập quán của nước tiếp nhận người lao động; quyền và nghĩa vụ của các bên khi đi làm việc

35 Thông tư số 21/2007/TT-BLĐTBXH ngày 8 tháng 10 năm 2007 hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và Nghị định 126/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

hợp đồng – Bất cập và giải pháp hoàn thiện

GVHD: Ths. Diệp Thành Nguyên Trang 45 SVTH: Trịnh Thị Muội

ở nước ngoài. Đây là quyền cơ bản của người lao động, người lao động phải được cung cấp thông tin, trang bị kiến thức cần thiết về chính sách, pháp luật lao động, về các điều kiện tuyển dụng, về các nội dung chủ yếu của hợp đồng đi làm việc ở nước ngoài như công việc phải làm, nơi ở, nơi làm việc, điều kiện làm việc và sinh hoạt, tiền lương tiền thưởng, tiền làm thêm giờ, chế độ khám bệnh, chữa bệnh, bảo hiểm xã hội và các thông tin khác liên quan đến quyền lợi và trách nhiệm của các bên khi ký kết hợp đồng và trong quá trình thực hiện hợp đồng ở nước ngoài. Từ đó, giúp cho người lao động vận dụng kiến thức pháp lý vào những trường hợp cần thiết, nhằm tránh tình trạng hiểu sai lệch pháp luật dẫn đến hậu quả là vi phạm pháp luật một cách đáng tiếc.

Hai là, được doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài, cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước tiếp nhận người lao động, pháp luật và thông lệ quốc tế trong thời gian làm việc ở nước ngoài; được tư vấn, hỗ trợ để thực hiện các quyền và hưởng các lợi ích trong Hợp đồng lao động. Quy định này thể hiện sự quan tâm của Nhà nước ta đối với người lao động, thông qua cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự ở nước ngoài. Nhưng trên thực tế, cơ quan này ích nhận được thông tin, và cập nhật danh sách những người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài không đầy đủ. Từ đó, cơ quan đại diện không thể chủ động trong vấn đề trợ giúp, thực hiện các nghĩa vụ của mình trong việc bảo hộ người lao động khi họ cần đến trong những lúc khó khăn, hay bị xâm hại đến quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Vì lẽ đó, cơ quan đại diện ngoại giao và cơ quan lãnh sự nước ngoài chỉ có thể tham gia xử lý và giải quyết các vụ việc liên quan khi có yêu cầu hoặc tranh chấp, vi phạm xảy ra.

Ba là, hưởng các quyền lợi từ Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định của pháp luật. Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước nhằm phát triển và mở rộng thị trường lao động ngoài nước, nâng cao chất lượng nguồn lao động, hỗ trợ giải quyết rủi ro cho người lao động và doanh nghiệp.37 Qũy hỗ trợ này được hình thành từ đóng góp của doanh nghiệp và đóng góp của người lao động, hổ trợ của ngân sách Nhà nước và từ các nguồn thu hợp pháp khác.

Bốn là, người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được chuyển về nước tiền lương, tiền công, thu nhập và tài sản khác của cá nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận người lao động. Vì khi ra nước ngoài làm việc, người lao động thường có thu nhập cao hơn so với thu nhập khi làm việc trong nước, sẽ góp phần tăng thu nhập của bản thân và gia đình. Vì vậy, đây là mục tiêu đầu tiên và cơ bản nhất khi người lao động quyết định ra nước ngoài làm việc.

hợp đồng – Bất cập và giải pháp hoàn thiện

GVHD: Ths. Diệp Thành Nguyên Trang 46 SVTH: Trịnh Thị Muội

Năm là, người lao động được gia hạn hợp đồng hoặc ký kết hợp đồng lao động mới phù hợp với quy định của pháp luật của nước tiếp nhận người lao động. Khi đã hết hạn hợp đồng, nếu được sự đồng ý của người sử dụng lao động vì đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao hoặc được sự tính nhiệm từ phía sử dụng lao động, thì người lao động được quyền gia hạn thêm thời gian làm việc hoặc ký hợp đồng lao động mới có thể không cần phải về nước hay phải qua dịch vụ trung gian. Đây có thể được xem là một ưu đãi đặc biệt cho lao động Việt Nam khi họ hoàn thành công việc tốt theo ý của người sử dụng lao động. Ngoài ra, có thể trình độ tay nghề và khả năng làm việc xuất sắc cũng được người sử dụng lao động chấp nhận gia hạn hợp đồng lao động. Tuy nhiên, hợp đồng này phải phù hợp với pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động.

Sáu là, được bổ túc nghề và có ngoại ngữ phù hợp với yêu cầu của hợp đồng lao động. Việc được đào tạo và giáo dục trước khi đi làm việc ở nước ngoài là quyền của người lao động, đồng thời cũng là nghĩa vụ của doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài đưa đi làm việc ở nước ngoài. Trước khi đi làm việc ở nước ngoài, người lao động phải được đào tạo nghề, giáo dục định hướng về văn hóa xã hội, pháp luật, ngoại ngữ, để họ có khả năng đảm nhận, hoàn thành công việc và thích ứng với môi trường làm việc ở nước ngoài.

Bảy là, được ký hợp đồng đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp đưa đi, ký hợp đồng với đơn vị sử dụng lao động nước ngoài và được hưởng các quyền lợi theo hợp đồng đã ký theo quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước tiếp nhận lao động.

Tám là, người lao động được quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam về những vi phạm pháp luật, vi phạm hợp đồng của doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài đưa đi làm việc ở nước ngoài đưa đi làm việc ở nước ngoài. Khiếu nại với cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận lao động về những vi phạm hợp đồng của đơn vị sử dụng lao động.

Người lao động làm việc ở nước ngoài còn được hưởng các chế độ khác như: Vay vốn của tổ chức tín dụng để đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật, được hưởng tiền lương, tiền công, thu nhập khác, chế độ khám bệnh, chữa bệnh, bảo hiểm xã hội và các quyền lợi khác quy định trong các hợp đồng, điều ước quốc tế và thỏa thuận quốc tế. Ngoài các quyền cơ bản được quy định trong luật, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng còn được quyền yêu cầu cơ quan chức năng có thẩm quyền liên quan, cung cấp các thông tin về chính sách pháp luật của Việt Nam về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Đồng thời được quyền tìm hiểu về các phong tục, tập quán của nước tiếp nhận lao động. Bên cạnh đó, người lao động còn

hợp đồng – Bất cập và giải pháp hoàn thiện

GVHD: Ths. Diệp Thành Nguyên Trang 47 SVTH: Trịnh Thị Muội

được đảm bảo các quyền lợi trong hợp đồng đã ký theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước tiếp nhận lao động.

2.2.2. Nghĩa vụ của ngƣời lao động

Bên cạnh những quyền lợi mà người lao động được hưởng theo quy định của pháp luật Việt Nam, người lao động còn phải thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại Điều 46 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau:

Một là, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam; tôn trọng phong tục, tập quán của nước tiếp nhận người lao động; đoàn kết với người lao động của nước tiếp nhận người lao động và người lao động của các nước khác;

Hai là, chủ động học nghề, học ngoại ngữ, tìm hiểu các quy định của pháp luật có liên quan. Khi người lao động muốn ra nước ngoài làm việc thì việc trước tiên họ phải làm là học và hiểu biết về ngôn ngữ của nước tiếp nhận lao động. Ngoài ra, người lao động cũng cần tìm hiểu thêm những thông tin về ngành nghề mà nước tiếp nhận lao động đang tuyển người lao động và có nhu cầu tuyển thêm người lao động, cũng như tìm hiểu và biết được những quy định của pháp luật có liên quan đến những vấn đề này. Vì khi người lao động có một trình độ chuyên môn và tay nghề ổn định thì sẽ có được nhiều cơ hội khi đăng ký đi làm việc ở nước ngoài cũng như có nhiều cơ hội được tiếp nhận lao động tuyển dụng.

Ba là, bên cạnh đó, người lao động Việt Nam một khi đã ra nước ngoài làm việc, thì họ đã là đại diện cho dân tộc Việt Nam, là sứ giả giới thiệu nền văn hóa của dân tộc mình cho các dân tộc anh em trên thế giới. Vì thế, người lao động có nghĩa vụ giữ gìn và phát huy truyền thống mang đậm bản sắc tốt đẹp của đất nước Việt Nam. Đồng thời, tiếp thu tinh hoa, văn hóa của các dân tộc trên thế giới, nhằm làm giàu cho nền văn hóa nước nhà. Mặt khác, người lao động cũng phải tôn trọng phong tục, tập quán của nước tiếp nhận lao động, đoàn kết với người lao động của nước tiếp nhận cũng như người lao động ở các quốc gia khác. Người lao động còn phải trao dồi tinh hoa văn hóa, chủ động học hỏi và tìm hiều những kiến thức pháp luật liên quan đến hoạt động này, chủ động học hỏi và tìm hiểu những kiến thức pháp luật liên quan đến hoạt động này, năng động học ngoại ngữ và học nghề nâng cao kiến thức giúp bản thân được hoàn thiện hơn và hoàn thành tốt công việc của mình.

Bốn là, tham gia khóa bồi dưỡng kiến thức cần thiết trước khi đi làm việc ở nước ngoài. Đây là yêu cầu bắt buộc đối với người lao động, sau khi đã hoàn thành chương trình đào tạo, giáo dục định hướng, có những kiến thức cần thiết và được cấp chứng chỉ của sở đào tạo, người lao động mới được ký hợp đồng đi làm việc ở nước ngoài.

hợp đồng – Bất cập và giải pháp hoàn thiện

GVHD: Ths. Diệp Thành Nguyên Trang 48 SVTH: Trịnh Thị Muội

Năm là, tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận người lao động. Người lao động Việt Nam khi ra nước ngoài làm việc phải tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật nước sở tại, chấp hành tốt nội quy, kỷ luật lao động, tuân thủ các quy định của người sử dụng lao động.

Sáu là, người lao động phải làm việc đúng nơi quy định, thực hiện nội quy nơi làm việc và về nước sau khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng thực tập theo quy định của nước tiếp nhận người lao động. Sau khi đã ký hết hợp đồng, người lao động phải nghiêm chỉnh thực hiện các thỏa thuận trong hợp đồng; không được tự ý bỏ hợp đồng hoặc tổ chức cho người lao động khác bỏ hợp đồng lao động đã ký với người sử dụng lao động để đi làm việc khác.

Bảy là, chịu trách nhiệm về những thiệt hại do vi phạm hợp đồng đã ký theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận người lao động. Trong thời hạn làm việc ở nước ngoài, người lao động phải tuân thủ pháp luật nước tiếp nhận người lao động, tự chịu trách nhiệm về những vi phạm pháp luật do bản thân gây ra theo pháp luật Việt Nam và pháp luật nước tiếp nhận lao động. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện hợp đồng đã ký với đơn vị sử dụng lao động nước ngoài, người lao động tự chịu trách nhiệm về những thiệt hại gây ra cho đơn vị sử dụng người lao động.

Tám là, tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật Việt Nam và các hình thức bảo hiểm theo quy định của nước tiếp nhận người lao động;

Chín là, nộp thuế thu nhập theo quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước tiếp nhận người lao động;

Mười là, đóng góp vào Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định của Luật. Ý thức được quyền lợi và nghĩa vụ của mình, người lao động Việt Nam đã tự tạo ra nhiều cơ hội cho chính bản thân họ và cho chính các doanh nghiệp đưa đi cũng như công tác quản lý của nhà nước được thuận lợi hơn. Có thể thấy rằng việc ý thức này sẽ giúp người lao động Việt Nam dễ dàng tiếp cận các thị trường khó tính và đem lại thu nhập cao cho bản thân là việc hoàn toàn có thể. Từ đó, lao động Việt Nam có thể đáp ứng mọi yêu cầu cũng như những tiêu chuẩn khắt khe của nước mà người Việt Nam đang làm việc

2.3. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp dịch vụ hoạt động đƣa ngƣời lao động Việt Nam đi làm việc ở nƣớc ngoài theo hợp đồng động Việt Nam đi làm việc ở nƣớc ngoài theo hợp đồng

hợp đồng – Bất cập và giải pháp hoàn thiện

GVHD: Ths. Diệp Thành Nguyên Trang 49 SVTH: Trịnh Thị Muội

Theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì doanh nghiệp dịch vụ có các quyền sau đây:

Thứ nhất, thực hiện hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tổ chức tuyển chọn người lao động tại các địa phương. Doanh nghiệp dịch vụ được quyền chủ động tìm kiếm thị trường lao động sau cho có lợi nhất cho người lao động trong nước khi đi làm việc ở nước ngoài, được quyền trực tiếp tuyển chọn nguồn lao động sau cho phù hợp với thị trường mà doanh nghiệp tìm kiếm để đảm bảo mục đích giải quyết việc làm cho nguồn lao động trong nước.

Thứ hai, ký kết Hợp đồng cung ứng lao động với bên nước ngoài, Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với người lao động, Hợp đồng bảo lãnh với người bảo lãnh trước khi người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Thứ ba, thỏa thuận với người lao động về việc ký quỹ, giới thiệu người bảo lãnh. Khi thực hiện nghĩa vụ này thì doanh nghiệp dịch vụ phải trực tiếp thỏa thuận và giới thiệu một cách rõ ràng về hoạt động ký quỹ và vấn đề về bảo lãnh lao động cho người lao động hiểu không được làm cho người lao động hiểu sai vấn đề này.

Thứ tư, yêu cầu người lao động hoặc người bảo lãnh bồi thường thiệt hại do người lao động gây ra theo quy định của pháp luật. Người lao động và người bảo lãnh lao động phải có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại khi có thiệt hại xảy ra do bản thân người lao động thực hiện.

Thứ năm, đơn phương thanh lý Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài sau khi doanh nghiệp đã ba lần thông báo bằng thư bảo đảm trong thời gian một

Một phần của tài liệu pháp luật về hoạt động đưa người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng – bất cập và giải pháp hoàn thiện (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)