Một số giải pháp cụ thể

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác quản lí Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Ba Vì – TP. Hà Nội (Trang 66 - 72)

D 331,9 0,78 6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch,

N 23,7 23,7 0,0 10,1 13,6 2.4 Đất cơ sở tín

2.4.2. Một số giải pháp cụ thể

Đối với công tác cấp giấy chứng nhận

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật tới mọi người dân để họ hiều biết tầm quan trọng của việc đăng ký đất đai, cấp GCN trong công tác quản lý và sử dụng đất đai.

- Củng cố kiến thức pháp luật về đất đai cho cán bộ địa chính từ cấp huyện đến cấp cơ sở. Đặc biệt cán bộ địa chính các xã, thị trấn phải thường xuyên được bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để giải quyết tốt các vướng mắc đang tồn tại.

- Nâng cao chất lượng hoạt động của các trung tâm giao dịch một cửa ở huyện cũng như các xã, phường; từng bước chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức phù hợp với xu thế phát triển của cả nước.

- Trong việc xét duyệt hồ sơ: cán bộ thẩm định của huyện cần phải có sự linh hoạt, sáng tạo; báo cáo kịp thời vướng mắc với lãnh đạo để chủ động giải quyết.

Đối với một số dự án chậm tiến độ

- Khuyến khích đầu tư theo hình thức xã hội hóa nhằm giảm áp lực cho nguồn ngân sách Nhà nước.

- Tổ chức tốt công tác bồi thường giải phóng mặt bằng và hỗ trợ TĐC khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các công trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh, các dự án về phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, xây dựng các khu đô thị mới... trên địa bàn huyện .

- Cải cách thủ tục hành chính là giải pháp đột phá trong thu hút đầu tư và phát triển kinh tế - xã hội. Do vậy, cần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính ở các cấp.

- Tăng cường giới thiệu, quảng bá các tiềm năng thế mạnh của địa phương đi đôi với đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư; liên doanh, liên kết với các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh và các nhà đầu tư nước ngoài; chủ động xây dựng các danh mục các chương trình, dự án để kêu gọi, thu hút vốn đầu tư trong nước và các nguồn vốn ODA, FDI ...

- Tập trung huy động các nguồn vốn để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình, dự án từ các nguồn vốn ngân sách, vốn của các doanh nghiệp, vốn liên doanh liên kết, vốn đầu tư nước ngoài, vốn tự có của nhân dân.

- Lựa chọn chủ đầu tư có đủ năng lực, kinh nghiệm và uy tín để đảm bảo chất lượng dự án, tiến độ thi công đã đặt ra.

Đối với công tác lập bản đồ địa chính

- Tuyển dụng và đãi ngộ đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, từng bước nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ khoa học, chuyên viên kỹ thuật của huyện .

- Có chính sách ưu đãi, hỗ trợ việc chuyển giao các công nghệ mới, tiên tiến của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất.

- Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý, ngoại ngữ tin học, đào tạo sau đại học cho đội ngũ cán bộ.

- Thực hiện chính sách khai thác quỹ đất một cách hợp lý, phát huy tiềm năng; tăng cường thực hiện các dự án đấu giá

đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất nhằm tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.

Đối với công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

- Tăng cường công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về công tác quản lý, sử dụng đất đai đến rộng rãi người dân. Tuyên truyền, phổ biến công khai rộng rãi phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt của huyện theo quy định và trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, đảm bảo được tính minh bạch của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để mọi thành phần kinh tế biết, để tham gia thực hiện.

- Trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện , tiến hành lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho các xã, phường và các quy hoạch ngành. Tiến hành giao chỉ tiêu thực hiện kế hoạch sử dụng đất đến từng xã, thị trấn và các ngành.

- Tăng cường trách nhiệm của các cấp, các ngành trong công tác thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Khắc phục việc chậm tiến độ hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất định kỳ, đảm bảo kiện toàn trong thời gian đầu kỳ bằng nỗ lực chung của tất cả đội ngũ cán bộ từ cấp huyện tới cấp cơ sở. Sớm hoàn thiện làm cơ sở thực hiện quản lý đất đai theo quy hoạch sử dụng đất: Bao gồm việc lập, thẩm định, xét duyệt dự án, giao đất phải theo đúng quy hoạch và quy định của pháp luật; giám sát, đôn đốc việc thực hiện quy hoạch,

kiến nghị bổ sung và điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội theo pháp luật quy định.

- Định kỳ kiểm tra, đánh giá, rà soát và điều chỉnh bổ sung quy hoạch cho phù hợp với tình hình và nhiệm vụ trong từng giai đoạn. Quản lý, tổ chức thực hiện theo đúng quy hoạch được duyệt; chỉ đạo xây dựng, hoàn chỉnh các quy hoạch ngành, quy hoạch vùng, quy hoạch sản phẩm chủ lực phù hợp với quy hoạch sử dụng đất.

- Cuối mỗi kỳ quy hoạch (năm 2015, năm 2020) tổ chức đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch của từng thời kỳ, bổ sung và điều chỉnh lại mục tiêu cho phù hợp với tình hình thực tế.

Đối với bảo vệ, phát triển quỹ đất nông nghiệp và cảnh quan môi trường

- Ưu tiên phát triển nông nghiệp, nhất là diện tích đất trồng lúa cần được bảo đảm cả về số lượng và chất lượng theo hướng đa dạng hóa các loại cây trồng, nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

- Khuyến khích chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng tạo ra các sản phẩm nông nghiệp quý có giá trị cao.

- Đánh thuế vào những hưởng thụ do môi trường đem lại để tăng vốn tái tạo, cải thiện môi trường.

- Thực hiện tốt Luật Môi trường, khuyến khích các hoạt động bảo vệ môi trường, xử lý nghiêm các hành vi huỷ hoại hoặc gây ô nhiễm môi trường, nhất là ở các khu vực thị trấn, trung tâm cụm xã, thị tứ, cụm công nghiệp, làng nghề, khu dân cư tập trung, khu vui chơi giải trí, du lịch, bệnh viện, bến xe...

- Đi đôi với khai thác sử dụng đất cần chú ý đến việc đầu tư nâng cao độ phì đất sản xuất nông nghiệp, tái tạo lại cảnh quan, lớp che phủ bề mặt đất khai thác khoáng sản sau khai thác..., nhằm giảm thiểu những tác động xấu đến môi trường đất đai, không khí, nguồn nước để sử dụng đất bền vững.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác quản lí Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Ba Vì – TP. Hà Nội (Trang 66 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w