12,4 0,02 3.3 Núi đá không có rừng cây NC

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác quản lí Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Ba Vì – TP. Hà Nội (Trang 52 - 60)

3.3 Núi đá không có rừng cây NC

S 13,13 0,03

(Nguồn số liệu : Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Ba Vì) Theo kết quả thống kê đất đai năm 2015 huyện có 42.300,5 ha đất tự nhiên , 31 đơn vị hành chính xã , thị trấn với cơ cấu diện tích 3 nhóm đất chính như sau :

+Đất nông nghiệp (NNP) : 29.298,8 ha = 69,26 % +Đất phi nông nghiệp (PNN) : 13.018,3 ha = 30,77 %

+Đất chưa sử dụng (CSD) : 26,2 ha = 0,06 %

Trong đó xã Yên Bài có diện tích đất tự nhiên lớn nhất 3.541,86 ha chiếm 8,37% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện , xã Châu Sơn có diện tích tự nhiên nhỏ nhất 359,28 ha chiếm 0,85 % tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện . Bình quân diện tích tự nhiên trên đầu người của toàn huyện là 0,1ha / người .

a.Đất nông nghiệp

Đất nông nghiệp toàn huyện năm 2015 là 29298,8 ha, chiếm 69,26 % tổng diện tích, bao gồm:

- Đất sản xuất nông nghiệp: 17838,0 ha, chiếm 42,16 % diện tích đất nông nghiệp. Trong đó:

+ Đất trồng cây hàng năm: 11400,7 ha, chiếm 26,95 % tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Trong đó đất trồng lúa chiếm 20,43 %, đất trồng cây hàng năm khác chiếm 6,52 %.

Diện tích đất lúa chủ yếu tập trung chủ yếu ở các xã ven sông Hồng và dọc quốc lộ 32 , lúa trồng 2 vụ trở lên .

Nhiều giống cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt được đưa vào sản xuất như các giống lúa Khang Dân, Q5, lúa thơm, lúa nếp; các giống rau như dưa chuột, su hào, bắp cải, cải các loại, các loại hoa, cây cảnh,...

+ Đất trồng cây lâu năm: 6.437,3 ha, chiếm 15,21 % diện tích đất nông nghiệp.

Đất trồng cây lâu năm chủ yếu tập trung ở 7 xã khu vực miền núi . Đất ở những khu vực này thích hợp trồng các loại cây ăn quả như: mít, cam, ổi, nhãn,…

- Đất lâm nghiệp: 2758,0 ha, chiếm 6,52 % diện tích đất nông nghiệp.

Trong đó là đất rừng sản xuất, được trồng theo các chương trình phủ xanh đất trống đồi núi trọc (327, PAM, 661), với các loại cây chính là keo, bạch đàn. Diện tích rừng chủ yếu tập trung tại 5 xã miền núi . Sản xuất lâm nghiệp có ý nghĩa lớn về mặt kinh tế, bảo vệ đất, chống xói mòn, các cánh rừng còn giúp điều hòa không khí, tạo cảnh quan môi trường – nhất là tại các khu du lịch.

- Đất nuôi trồng thủy sản: 1152,2 ha, chiếm 2,72 % diện tích đất nông nghiệp.

Chủ yếu là diện tích mặt nước ao hồ và một số diện tích lúa chuyển sang nuôi trồng thủy sản, tập trung chủ yếu ở các xã Vạn Thắng và Cổ Đô . Nuôi trồng thủy sản từng bước phát triển theo hướng thâm canh tăng năng suất, chất lượng, sản xuất tập trung với các loại thủy sản có giá trị như chép lai, trôi Ấn Độ, cá trắm cỏ, rô phi đơn tính, ba ba...

- Đất nông nghiệp khác: 100,9 ha, chiếm 0,23 % diện tích đất nông nghiệp, là diện tích đất trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm với các đàn gia súc, gia cầm chủ yếu là: bò, lợn, gà, vịt, ngan,...

Bảng 2.7 : Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Ba Vì năm 2015

TT Chỉ tiêu sử dụng đất Diện tích (ha) cấu (%) 1 Đất nông nghiệp NN P 29298, 8 69, 26 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SX

N 17838, 17838, 0 42, 16 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 11400,7 26, 95 1.1.1 .1 Đất trồng lúa LUA 8642,7 20, 43 1.1.1 .2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 2758,0 6,5 2 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 6437,3 15,

21 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 2758,0 6,5 2 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 4028,2 9,5 2 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 1152,2 2,7 2 1.4 Đất nông nghiệp khác NK H 100,9 0,2 3

( Nguồn số liệu : Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Ba Vì )

Đánh giá chung về nhóm đất nông nghiệp:

+ Diện tích đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản vầ đất nông nghiệp khác được khai thác hợp lý và sử dụng hiệu quả mang lại những giá trị kinh tế ổn định trong thời gian qua, đã và đang đáp ứng vấn đề an ninh lương thực

trên địa bàn huyện . Với các sản phẩm chính như: lúa, rau an toàn, lạc, chăn nuôi bò, lợn, gia cầm với định hướng phát triển chăn nuôi lấy thịt, sữa.

+ Đất trồng cây lâu năm mang lại giá trị kinh tế khá và khả năng tiêu thụ lớn trong huyện cũng như khu vực các huyện lân cận, ngày càng thu hút lao động nông nghiệp trong địa phương chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang một số loại cây ăn quả đem lại giá trị kinh tế cao như: ổi, nhãn, vũ sữa, mít, xoài,…

+ Lợi ích của đất rừng sản xuất đem lại về môi trường sinh thái và cảnh quan tự nhiên là không thể phủ nhận, tuy nhiên gần đây diện tích rừng lại có xu hướng suy giảm về diện tích cũng như chất lượng rừng do hiệu quả kinh tế của việc trồng rừng đem lại không đảm bảo vì thời gian sinh trưởng, phát triển dài (như keo, bạch đàn phải đợi từ 5 - 7 năm trồng và chăm sóc tốt mới được thu hoạch), thu nhập của người lao động không được ổn định so với trồng cây ăn quả và thiếu kỹ thuật chăm sóc cây con, một phần do xây dựng các khu du lịch cũng là nguyên nhân suy giảm diện tích rừng.

b. Đất phi nông nghiệp

Đất phi nông nghiệp có diện tích là 13018,3 ha chiếm 30,77% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện bao gồm:

- Đất ở: 1732,7 ha, chiếm 4,09% diện tích đất phi nông nghiệp.

Trong đó:

+ Đất ở tại nông thôn: 1.664,7 ha, chiếm 3,93 % diện tích đất phi nông nghiệp.

+ Đất ở tại đô thị: 68,0 ha, chiếm 0,16 % diện tích đất phi nông nghiệp.

Đất ở nông thôn và đất ở đô thị trong những năm vừa qua vẫn giữ xu hướng tăng nhằm đáp ứng sự gia tăng dân số tự nhiên trên địa bàn huyện . Đề giải quyết nhu cầu về đất ở trong thời gian tới thì việc tăng diện tích đất ở là cần thiết và phải xây dựng trên kế hoạch sử dụng đất cụ thể.

- Đất chuyên dùng: 4.726,0 ha, chiếm 11,17 % diện tích đất phi nông nghiệp. Thực tế chứng minh để thực hiện tốt công tác phát triển , phân bố ở khắp các xã và thị trấn nhưng phân bố lớn nhất là ở xã Tản Lĩnh , Thuần Mỹ , Cẩm Lĩnh , Phú Châu , Phú cường

Cụ thể:

+ Đất xây dựng trụ sở cơ quan: 86,5 ha, chiếm 0,20 % diện tích đất phi nông nghiệp.

+ Đất quốc phòng: 1.232,9 ha chiếm 2,91 % diện tích đất phi nông nghiệp .

+ Đất an ninh: 8,50 ha, chiếm 0,14% diện tích đất phi nông nghiệp.

+ Đất xây dựng công trình sự nghiệp: 360,4 ha, chiếm 0,85 % diện tích đất phi nông nghiệp.

Đất xây dựng công trình sự nghiệp như cơ sở giáo dục và đào tạo phổ thông và mẫu giáo còn thiếu với diện tích nhỏ hẹp, chưa đáp ứng được nhu cầu học tập của con em trong huyện nên cần phải tiếp tục đầu tư, nâng cấp, mở rộng trong thời gian tới; cơ sở dịch vụ về xã hội chưa đáp ứng nhu cầu của nhân dân và khuân viên các cơ sở còn nhỏ cần được mở

rộng, nâng cấp thêm; cơ sở y tế và cơ sở thể dục thể thao đã và đang được đầu tư, nâng cấp và xây dựng mới để đáp ứng nhu cầu của nhân dân trên địa bàn huyện.

+ Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp: 111,6 ha, chiếm 0,26 % diện tích đất phi nông nghiệp.

Với định hướng phát triển ngành công nghiệp mà đặc biệt là các ngành tiểu thủ công nghiệp và các ngành nghề, làng nghề truyền thống (mây tre đan, thêu ren, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, sữa bò ...) nhằm tạo ra các sản phẩm phục vụ thị trường trong nước, phục vụ khách du lịch và xuất khẩu. Chúng đóng góp một phần không nhỏ vào sự tăng trưởng kinh tế của địa phương. Vì vậy với xu hướng giảm diện tích đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp có ảnh hưởng không nhỏ tới kinh tế - xã hội: thu nhập của người dân, việc làm cho lao động không được đảm bảo,...

+ Đất sử dụng vào mục đích công cộng: 2.860,6 ha, chiếm 6,76 % diện tích đất phi nông nghiệp.

Đất công trình công cộng ngày càng được mở rộng, nâng cấp thêm khang trang, sạch đẹp góp phần đáng kể vào việc thay đổi bộ mặt của toàn huyện với các công trình về:

Giao thông vận tải như: Các tuyến đường quốc lộ gồm Quốc lộ 32, Quốc lộ 21A, đường tránh Quốc lộ 32, quốc lộ 2C, cầu Vĩnh Thịnh vượt sông Hồng trên Quốc lộ 2C. Các tuyến đường tỉnh lộ gồm Tỉnh lộ 414, Tỉnh lộ 414B, Tỉnh lộ 413, Tỉnh lộ 416, Tỉnh lộ 417, Tỉnh lộ 418. Vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt có 3 tuyến xe buýt kế cận. Vận tải hành khách công cộng bằng xe taxi có 2 đơn vị đăng ký kinh doanh với tổng

số 250 xe taxi các loại...

Hệ thống chợ gồm các chợ chính sau: chợ Quảng Oai ; chợ nông sản thực phẩm; chợ Gạo; chợ Ao Đông; chợ Gạch ; chợ đầu mối nông sản Chẹ... Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có các chợ nhỏ, chợ tạm, chợ cóc trong các khu dân cư.

Hệ thống công trình công cộng ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu sinh sống và làm việc của nhân dân, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của huyện Ba Vì phát triển.

- Đất cơ sở tôn giáo: 23,7 ha, chiếm 0,05% diện tích đất phi nông nghiệp.

- Đất cơ sở tín ngưỡng : 27,9 ha, chiếm 0,06 % diện tích đất phi nông nghiệp.

- Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng: 331,9 ha, chiếm 0,78 % diện tích đất phi nông nghiệp.

- Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối: 4.761,4 ha, chiếm 11,25 % diện tích đất phi nông nghiệp.

- Đất có mặt nước chuyên dùng: 1.370,9 ha, chiếm 3,24 % diện tích đất phi nông nghiệp.

Bảng 2.8 : Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp của huyện Ba Vì năm 2015 TT Chỉ tiêu sử dụng đất Diện tích (ha) cấu (%)

Đất phi nông nghiệp PN

N

13018,

3 30,77

1 Đất ở OCT 1732,7 4,09

1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 1664,7 3,93 1.2 Đất ở tại đô thị ODT 68,0 0,16

TT Chỉ tiêu sử dụng đất Diện tích (ha) cấu (%) G

2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 86,5 0,20 2.2 Đất quốc phòng CQP 1232,9 2,91

2.3 Đất an ninh CAN 74,0 0,17

2.4 Đất xây dựng công trình sự

nghiệp DSN 360,4 0,85

2.5 Đất sản xuất, kinh doanh phi

nông nghiệp CSK 111,6 0,26

2.6 Đất sử dụng vào mục đích công

cộng CCC 2860,6 6,76

3 Đất cơ sở tôn giáo TO

N 23,7 0,05

4 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 27,9 0,06

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác quản lí Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Ba Vì – TP. Hà Nội (Trang 52 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w