Kiến nghị các biện pháp tăng cường công tác giải quyết khiếu nạ

Một phần của tài liệu vai trò của thanh tra huyện trong công tác giải quyết khiếu nại (Trang 39 - 75)

phạm vi quản lý của Chủ tịch Ủy ban nhân cấp huyện

Qua công tác thanh tra, kiểm tra đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý của mình và qua thực tế giải quyết khiếu nại, Thanh tra huyện sẽ nắm được những hạn chế, yếu kém trong công tác giải quyết khiếu nại của các cơ quan thuộc quyền và biết được những mặt thuận lợi, khó khăn trong việc giải quyết khiếu nại để từ đó kiến nghị các biện pháp tăng cường công tác giải quyết khiếu nại phù hợp và có hiệu quả hơn đến Chủ tịch Ủy ban nhân cấp huyện. Một mặt, khác phục được những hạn chế, yếu kém trong công tác giải quyết khiếu nại. Mặt khác, phát huy được những thuận lợi đã đạt được nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả trong giải quyết khiếu nại. Tuy nhiên, các biện pháp đó phải thuộc phạm vi quản lý của Chủ tịch Ủy ban nhân cấp huyện. Thông qua hoạt động này, góp phần làm cho công tác giải quyết khiếu nại được nhanh chóng, có hiệu quả và hoàn thiện hơn, giải quyết kịp thời các khiếu nại của người dân, tránh được tình trạng khiếu nại kéo dài, vượt cấp.

Trên thực tế, còn một số bộ phận cán bộ, công chức của các cơ quan hành chính nhà nước chưa giải quyết tốt các khiếu nại của người dân dẫn đến tình trạng các khiếu nại cứ kéo dài từ năm này qua năm khác, người dân không hài lòng và tiếp tục khiếu nại lên cơ quan có thẩm quyền cấp trên để mong nhận được kết quả giải quyết khiếu nại của mình. Mặt khác, do nhận thức của một số bộ phận người dân còn hạn chế, không chấp hành trình tự, thủ tục khiếu nại và nghĩa vụ của người khiếu nại theo đúng quy định của Luật Khiếu nại năm 2011. Những tồn tại, hạn chế đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: Thời hạn giải quyết khiếu nại căn cứ pháp luật không còn phù hợp với tình hình thực tiễn, một số vụ việc giải quyết còn chậm với thời gian quy định, nhất là chế tài xử lý những trường hợp khiếu nại thiếu căn cứ dẫn đến tình trạng người dân cứ tiếp tục khiếu nại và khiếu nại nhiều lần, vượt cấp, nhưng chưa có giải pháp hữu hiệu để chấm dứt. Do đó, gây nhiều khó khăn cho công tác giải quyết khiếu nại và xử lý đơn thư, chưa kể đến một số trường hợp khiếu nại do bị kích động dẫn đến quá khích. Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại của công dân, Chủ tịch Ủy ban nhân cấp huyện cần có những đề xuất kiến nghị nâng cao hơn nữa vai trò trách nhiệm của Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý của mình; tập trung giải quyết các vụ việc phức tạp; đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền Luật Khiếu nại đến người dân... Tiếp tục tăng cường bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao trình độ

GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung SVTH: Trương Thị Ngọc Yến

cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác giải quyết khiếu nại tại cơ sở và đặc biệt cần chú trọng việc đối thoại với nhân dân. Từ đó, sẽ khắc phục được những hạn chế, yếu kém trong việc giải quyết khiếu nại.

2.2.4. Xác minh, kết luận và kiến nghị việc giải quyết vụ việc khiếu nại thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện khi được giao

Trong công tác giải quyết khiếu nại, khi cần thiết thì Chánh Thanh tra huyện được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giao cho trách nhiệm xác minh, kết luận và kiến nghị việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện. Và khi được giao trách nhiệm này, Chánh Thanh tra huyện phải thực hiện nhiệm vụ một cách khách quan, vô tư và nhanh chóng để giúp cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có những biện pháp để giải quyết kịp thời. Trong giai đoạn xác minh thì Chánh Thanh tra huyện phải thành lập Đoàn thanh tra, trong Đoàn thanh tra có Trưởng đoàn thanh tra và các thành viên của đoàn thanh tra để tiến hành xác minh việc giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại được quy định trong Luật Khiếu nại năm 2011 không. Trên cơ sở kết luận giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và các thông tin, tài liệu đã thu thập được, Đoàn thanh tra có trách nhiệm nghiên cứu, phân tích, đối chiếu, so sánh, đánh giá; tiến hành xác minh thực tế (nếu thấy cần thiết) và chịu trách nhiệm về tính chính xác, khách quan của những thông tin, tài liệu đã xác minh. Trưởng đoàn thanh tra phải tiến hành xác minh xem việc thụ lý giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện là đúng thẩm quyền hay chưa và thời hạn giải quyết có đúng thời hạn hay không. Sau đó, xem xét về quy trình xác minh, tổ chức đối thoại mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đã tiến hành là đúng theo trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại chưa và các vấn đề liên quan đến việc giải quyết khiếu nại.

Trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra trong khi tiến hành thanh tra, nếu phát hiện việc giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chưa đúng thì phải báo cáo ngay với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện để xem xét lại quá trình giải quyết khiếu nại của mình. Thông qua quá trình xác minh, kết luận việc giải quyết khiếu nại thì Thanh tra huyện có điều kiện phát hiện ra các những khiếu nại giải quyết không đúng pháp luật, gây ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích của cơ quan, tổ chức, cá nhân, từ đó Thanh tra huyện thực hiện các chức năng, quyền hạn mà pháp luật cho phép để kiến nghị với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có các biện pháp xử lý theo pháp luật.

Như vậy, pháp luật quy định trách nhiệm của Chánh Thanh tra huyện trong việc xác minh, kết luận và kiến nghị việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giao như vậy là chưa hợp lý, còn nhiều hạn chế, bất cập. Trong khi Thanh tra huyện là cơ quan chuyên

GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung SVTH: Trương Thị Ngọc Yến

môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước về công tác thanh tra và giải quyết khiếu nại. Nếu như vậy, thì khi tiến hành xác minh, kết luận và kiến nghị việc giải quyết các vụ việc khiếu nại khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giao, nếu phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật xảy ra, giải quyết khiếu nại chưa đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật Khiếu nại năm 2011, thì Thanh tra huyện không thể có một kết luận khách quan, vô tư như chức năng của cơ quan này là phát huy tính minh bạch, trong sạch trong hoạt động thanh tra, đẩy lùi tiêu cực, nâng cao các hoạt động thanh tra, kiểm tra thực hiện quyền làm chủ của nhân dân trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Như vậy, Luật Khiếu nại có nên quy định trách nhiệm này của Chánh Thanh tra huyện hay không hay có những thay đổi mới hơn trong quy định trách nhiệm của Thanh tra huyện để cho cơ quan này hoạt động một cách chủ động và có hiệu quả hơn.

2.2.5. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện

Thanh tra huyện có thể tiến hành theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện. Mục đích của việc theo dõi, kiểm tra, đôn đốc nhằm nắm bắt được tình hình giải quyết khiếu nại, việc ra quyết định giải quyết khiếu nại và thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại của Ủy ban nhân dân cấp huyện. Và qua việc theo dõi, kiểm tra này, Thanh tra huyện có thể phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật khi thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện. Qua đó, đề nghị với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét lại quyết định giải quyết khiếu nại của mình để từ đó đưa ra các biện pháp xử lý tích cực, thúc đẩy việc giải quyết khiếu nại có hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, việc theo dõi, kiểm tra, đôn đốc như vậy có tác dụng phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật có thể sẽ xảy ra ngay tại Ủy ban nhân dân cấp huyện và các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp huyện. Như vậy, quyết định giải quyết khiếu nại phải đáp ứng đầy đủ các quy định của Luật Khiếu nại năm 2011 như sau:

“Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu phải có các nội dung sau đây: Ngày, tháng, năm ra quyết định; Tên, địa chỉ người khiếu nại, người bị khiếu nại; Nội dung khiếu nại; Kết quả xác minh nội dung khiếu nại; Kết quả đối thoại (nếu có); Căn cứ pháp luật để giải quyết khiếu nại; Kết luận nội dung khiếu nại; Giữ nguyên, sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ một phần hay toàn bộ quyết định hành chính, chấm dứt hành vi hành chính bị khiếu nại; giải quyết các vấn đề cụ thể trong nội dung khiếu nại; Việc bồi

GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung SVTH: Trương Thị Ngọc Yến

thường thiệt hại cho người bị thiệt hại (nếu có); Quyền khiếu nại lần hai, quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án”42.

“Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai phải có các nội dung sau đây: Ngày, tháng, năm ra quyết định; Tên, địa chỉ của người khiếu nại, người bị khiếu nại; Nội dung khiếu nại; Kết quả giải quyết khiếu nại của người giải quyết khiếu nại lần đầu; Kết quả xác minh nội dung khiếu nại; Kết quả đối thoại; Căn cứ pháp luật để giải quyết khiếu nại; Kết luận nội dung khiếu nại là đúng, đúng một phần hoặc sai toàn bộ. Trường hợp khiếu nại là đúng hoặc đúng một phần thì yêu cầu người có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại sửa đổi, hủy bỏ một phần hay toàn bộ quyết định hành chính, chấm dứt hành vi hành chính bị khiếu nại. Trường hợp kết luận nội dung khiếu nại là sai toàn bộ thì yêu cầu người khiếu nại, người có quyền, nghĩa vụ liên quan thực hiện nghiêm chỉnh quyết định hành chính, hành vi hành chính; Việc bồi thường cho người bị thiệt hại (nếu có); Quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án”43.

Như vậy, trách nhiệm tiến hành theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trong công tác giải quyết khiếu nại của Thanh tra huyện đã góp phần quan trọng trong việc bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, khôi phục các quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân và đó cũng là một trong những giải pháp góp phần hạn chế hành vi vi phạm xảy ra tại cơ quan, tổ chức và giải quyết tình hình khiếu nại phức tạp, dai dẳng như hiện nay.

2.2.6. Tiếp nhận, xử lý đơn khiếu nại và giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật

Thanh tra huyện giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của mình sau khi tổ chức, cá nhân nộp đơn khiếu nại đến cơ quan của Thanh tra huyện hoặc gửi đơn qua Bưu chính. Tiếp sau đó, Thanh tra huyện sẽ thụ lý giải quyết các khiếu nại đó trong trường hợp các khiếu nại phải thuộc thẩm quyền giải quyết của Thanh tra huyện nhưng không thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Điều 11 Luật Khiếu nại năm 2011 như sau:

Khiếu nại thuộc một trong các trường hợp sau đây không được thụ lý giải quyết:

- “Quyết định hành chính, hành vi hành chính trong nội bộ cơ quan nhà nước để chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, công vụ; quyết định hành chính, hành vi hành chính trong chỉ đạo điều hành của cơ quan hành chính cấp trên với cơ quan hành chính cấp dưới; quyết định hành chính có chứa đựng các quy phạm pháp luật do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật; quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí

42 Khoản 2, Điều 31 Luật Khiếu nại năm 2011.

GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung SVTH: Trương Thị Ngọc Yến

mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo danh mục do Chính phủ quy định;

- Quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại không liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại;

- Người khiếu nại không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ mà không có người đại diện hợp pháp;

- Người đại diện không hợp pháp thực hiện khiếu nại;

- Đơn khiếu nại không có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khiếu nại;

- Thời hiệu, thời hạn khiếu nại đã hết mà không có lý do chính đáng; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Khiếu nại đã có quyết định giải quyết khiếu nại lần hai;

- Có văn bản thông báo đình chỉ việc giải quyết khiếu nại mà sau 30 ngày người khiếu nại không tiếp tục khiếu nại;

- Việc khiếu nại đã được Tòa án thụ lý hoặc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của Toà án, trừ quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính của Tòa án”44.

Thanh tra huyện phải ra văn bản thông báo về việc thụ lý giải quyết và phải nêu rõ lý do theo Điều 27 Luật Khiếu nại năm 2011 như sau: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại thuộc thẩm quyền Thanh tra huyện phải thụ lý giải quyết; thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển khiếu nại đến, trường hợp không thụ lý giải quyết thì phải nêu rõ lý do. Sau khi thụ lý giải quyết khiếu nại, Thanh tra huyện phải xác minh nội dung khếu nại. Việc xác minh phải bảo đảm khách quan, chính xác, kịp thời thông qua các hình thức xác minh mà người viết đã nêu ở các phần trước. Trong quá trình thực hiện việc xác minh Thanh tra huyện có các quyền, nghĩa vụ theo Khoản 3, Điều 29 Luật Khiếu nại năm 2011.

Trong giai đoạn này, Thanh tra huyện phải thành lập Đoàn thanh tra để xác minh theo, nếu thấy cần thiết có thể trưng cầu giám định những vấn đề chưa rõ để làm cơ sở kết luận. Khi tiến hành xong giai đoạn xác minh, Thanh tra huyện phải tiến hành tổ chức đối thoại và trong quá trình giải quyết khiếu nại nếu xét thấy yêu cầu của người khiếu nại và kết quả xác minh nội dung khiếu nại còn khác nhau thì Thanh tra huyện tổ chức đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan để làm rõ hơn nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại, hướng giải quyết khiếu nại. Việc tổ chức đối thoại lần đầu được thực hiện công khai, dân chủ theo quy định tại Điều 30 Luật Khiếu nại năm 2011. Sau khi tổ chức đối thoại, Thanh tra huyện phải ra quyết định giải quyết khiếu nại và gửi quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu cho người khiếu

44 Điều 11 Luật Khiếu nại năm 2011.

GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung SVTH: Trương Thị Ngọc Yến

nại, người bị khiếu nại, Thanh tra tỉnh hoặc người thẩm quyền, người có quyền, nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân đã chuyển khiếu nại đến.45

Như vậy, trong công tác giải quyết khiếu nại, Thanh tra huyện cũng giữ một vai trò quan trọng. Trách nhiệm của Thanh tra huyện ngày càng được nâng cao qua các văn bản pháp luật. Vì vậy, Thanh tra huyện cần phát huy hơn nữa vai trò, vị trí và trách nhiệm

Một phần của tài liệu vai trò của thanh tra huyện trong công tác giải quyết khiếu nại (Trang 39 - 75)