Đây là vấn đề quan trọng thể hiện định hướng chủ đạo trong hoạt động của Thanh tra huyện. Hoạt động này được quy định trong Luật Thanh tra năm 2010 cũng chứa đựng những thay đổi khá căn bản trong nhận thức về thanh tra và hoạt động thanh tra. Ngoài ra, hoạt động của Thanh tra huyện còn được quy định khá chi tiết, cụ thể trong Luật Khiếu nại năm 2011. Các hoạt động này được quy định cụ thể như sau:
- Hoạt động chung của Thanh tra huyện:
Thứ nhất, Thanh tra huyện trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định, chỉ thị về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại và chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước khi được giao.
Thứ hai, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện kế hoạch thanh tra hằng năm và các chương trình, kế hoạch khác theo quy định pháp luật. Trong quá trình xây dựng, phê duyệt Định hướng chương trình thanh tra, kế hoạch thanh tra thì chậm nhất vào ngày 05 tháng 12 hằng năm, Chánh Thanh tra huyện phải căn cứ vào kế hoạch thanh tra và yêu cầu về công tác quản lý của Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt kế hoạch thanh tra.28 Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm xem xét, phê duyệt kế hoạch thanh tra chậm nhất vào ngày 15 tháng 12 hằng năm. Sau khi kế hoạch thanh tra đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt thì Chánh Thanh tra huyện phải gửi kế hoạch thanh tra cho đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức có liên quan.
Thứ ba, trong hoạt động thanh tra hành chính theo kế hoạch, Chánh Thanh tra huyện căn cứ vào kế hoạch thanh tra có thẩm quyền ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra.29
Trong hoạt động thanh tra hành chính đột xuất, Chánh Thanh tra huyện ra quyết định thanh tra đột xuất, thành lập Đoàn thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra và gửi quyết định thanh tra đột xuất đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện để báo cáo.30 Căn cứ để ra quyết định thanh tra đột xuất gồm ba căn cứ: Một là, khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
Hai là, theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng; Ba là, do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giao. Trong trường hợp đối với các vụ việc
28
Khoản 4, Điều 36 Luật Thanh tra năm 2010.
29 Khoản 1, Điều 19 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22/09/2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra.
30
Khoản 2, Điều 20 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22/09/2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra.
GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung SVTH: Trương Thị Ngọc Yến
phức tạp, liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều cơ quan, đơn vị thì Chánh Thanh tra huyện không có thẩm quyền ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn Thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra mà người ra quyết định thanh tra là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Thứ tư, trong giai đoạn chuẩn bị thanh tra và trước khi ra quyết định thanh tra, trong trường hợp cần thiết thì Chánh Thanh tra huyện chỉ đạo việc thu thập thông tin, tài liệu, nắm tình hình để phục vụ cho việc ban hành quyết định thanh tra nhưng không quá 15 ngày làm việc;31 Căn cứ vào báo cáo kết quả thu thập thông tin, tài liệu, nắm tình hình và chương trình, kế hoạch thanh tra đã được phê duyệt thì Chánh Thanh tra huyện quyết định thanh tra và phải thành lập Đoàn Thanh tra để tiến hành công tác thanh tra. Đồng thời, giao nhiệm vụ cho cá nhân, đơn vị chuyên môn của mình soạn thảo quyết định thanh tra và sau đó Chánh Thanh tra huyện phải ký quyết định thanh tra và chỉ đạo ban hành quyết định thanh tra trong thời hạn quy định. Căn cứ ra quyết định thanh tra gồm các căn cứ sau đây: “Kế hoạch thanh tra; Theo yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước; Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; Yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng”32. Như vậy, khi có một trong các căn cứ trên thì Chánh Thanh tra huyện ra quyết định thanh và chỉ đạo Trưởng đoàn thanh tra xây dựng kế hoạch tiến hành thanh tra.
Thứ năm, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch sau khi được Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt. Sau khi được Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt chương trình, kế hoạch thanh tra thì Thanh tra huyện phải tiến hành tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch đó theo quy định của pháp luật.
Thứ sáu, Thanh tra huyện phải tiến hành tổng hợp, thông tin, báo cáo kết quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp huyện và Thanh tra tỉnh và đồng thời tiến hành thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực thanh tra, giải quyết khiếu nại cho các đối tượng có liên quan. Qua đó, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về công tác thanh tra, công tác giải quyết khiếu nại cho cán bộ, công chức cấp xã để những người này nắm được phương pháp thanh tra và phương pháp giải quyết các khiếu nại có hiệu quả hơn.
Thứ bảy, phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp hướng dẫn nghiệp vụ công tác cho các Ban Thanh tra nhân dân xã, phường, thị trấn. Tổ chức Thanh tra nhân dân như sau: “Thanh tra nhân dân được tổ chức dưới hình thức Ban Thanh tra nhân dân. Ban Thanh tra nhân dân được thành lập ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà
31 Khoản 1, Điều 16 Thông tư số 05/2014/TT-TTCP ngày 16/10/2014 quy định về tổ chức, hoạt động, quan hệ công tác của đoàn thanh tra và trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra.
GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung SVTH: Trương Thị Ngọc Yến
nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước”33
. Nhiệm vụ của Ban Thanh tra nhân dân là giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước.34 Vì vậy, khi Ban Thanh tra nhân dân được Thanh tra huyện hướng dẫn nghiệp vụ công tác thì khả năng làm nhiệm vụ sẽ được nâng lên, tỷ lệ hoàn thành nhiệm vụ sẽ cao hơn và mang lại hiệu quả hơn cho hoạt động giám sát của Ban Thanh tra nhân dân tại cơ sở. Do Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp trực tiếp chỉ đạo hoạt động nên khi hướng dẫn nghiệp vụ công tác cho các Ban Thanh tra nhân dân thì Thanh tra huyện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp. Việc này sẽ mang lại hiệu quả thực tế hơn cho hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân.
- Hoạt động về thanh tra của Thanh tra huyện:
Thứ nhất, thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân cấp xã, của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và thanh tra các vụ việc phức tạp có liên quan đến trách nhiệm của nhiều Ủy ban nhân dân cấp xã, nhiều cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và các cơ quan, đơn vị khác theo kế hoạch được duyệt hoặc đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Thứ hai, thanh tra vụ việc khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giao. Trong phạm vi hoạt động của mình, Thanh tra huyện có thể được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giao cho nhiệm vụ thanh tra các vụ việc khác theo quy định của pháp luật.
Thứ ba, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Thanh tra huyện và của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện. Mục đích của việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra nhằm thường xuyên nắm bắt thông tin về tình hình thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của đối tượng thanh tra, cơ quan quản lý đối tượng thanh tra, các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan. Qua đó, nhằm nhắc nhở hoặc đưa ra các biện pháp thúc đẩy việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của đối tượng thanh tra, cơ quan quản lý đối tượng thanh tra, các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan. Bên cạnh đó, nhằm phát hiện, xử lý hành vi không thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của đối tượng thanh tra, cơ quan quản lý đối tượng thanh tra, các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan. Đảm bảo kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra phải được thực hiện nghiêm túc, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động thanh tra và công tác quản lý nhà nước về thanh tra.
33
Điều 65 Luật Thanh tra năm 2010.
GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung SVTH: Trương Thị Ngọc Yến
- Hoạt động về giải quyết khiếu nại của Thanh tra huyện:
Thứ nhất, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã và các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện việc xử lý đơn khiếu nại và giải quyết khiếu nại. Thông qua hoạt động hướng dẫn này, sẽ góp phần mang lại hiệu quả cho công tác giải quyết khiếu nại. Tuy nhiên, Thanh tra huyện phải có phương pháp hướng dẫn phù hợp để công tác giải quyết khiếu nại được hoàn thiện hơn.
Thứ hai, thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã và Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp huyện trong giải quyết khiếu nại. Giải quyết khiếu nại được xem là nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy, cần phải có sự thanh tra, kiểm tra của cơ quan thanh tra, cụ thể là Thanh tra huyện đối với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã và Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp huyện trong giải quyết khiếu nại. Qua việc thanh tra, kiểm tra trách nhiệm nhằm phát hiện kịp thời những sơ hở, yếu kém trong công tác quản lý và giải quyết khiếu nại đồng thời đề xuất những kiến nghị nhằm khắc phục và nâng cao hơn nữa hiệu quả trong công tác giải quyết khiếu nại và qua đó tránh được những sai sót không đáng có trong cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm giải quyết khiếu nại.
Thứ ba, kiến nghị các biện pháp tăng cường công tác giải quyết khiếu nại thuộc phạm vi quản lý của Chủ tịch Ủy ban nhân cấp huyện. Qua công tác thanh tra, kiểm tra trong giải quyết khiếu nại đối với các cơ quan thuộc quyền quản lý của mình, Thanh tra huyện sẽ nắm được những hạn chế, yếu kém và những mặt thuận lợi đã đạt được cho nên việc kiến nghị để có được những biện pháp tăng cường công tác giải quyết khiếu nại sẽ dễ dàng đạt được hiệu quả cao hơn. Qua đó, khắc phục được những hạn chế, yếu kém đó và phát huy những thuận lợi đã đạt được, góp phần hoàn thiện công tác giải quyết khiếu nại, giúp cho công tác này nhanh gọn và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, việc kiến nghị phải thuộc phạm vi quản lý của Chủ tịch Ủy ban nhân cấp huyện.
Thứ tư, xác minh, kết luận và kiến nghị việc giải quyết vụ việc khiếu nại thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện khi được giao. Hoạt động xác minh và kết luận việc giải quyết các vụ việc khiếu nại nhằm làm rõ việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có chính xác và khách quan không. Để thực hiện chức năng này, Thanh tra huyện phải thành lập các Đoàn thanh tra để tiến hành thu thập, xác minh, kết luận về việc giải quyết khiếu nại. Thông qua hoạt động xác minh này, Thanh tra huyện sẽ đề xuất những kiến nghị để Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét lại quyết định giải quyết vụ việc khiếu nại của mình. Qua đó, cũng khắc phục được những sai sót trong giải quyết khiếu nại Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện. Tuy nhiên, hoạt động xác minh, kết luận và kiến nghị việc giải quyết các
GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung SVTH: Trương Thị Ngọc Yến
vụ việc khiếu nại này chỉ được tiến hành khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện khi được giao và nó thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Thứ năm, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện. Hoạt động theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại của Thanh tra huyện đối với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ tránh được tình trạng các khiếu nại đã có quyết định giải quyết nhưng thực tế lại không được thực hiện và qua đó cũng góp phần cho việc thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại đúng trình tự, thủ tục theo quy định pháp luật. Ngoài ra, hoạt động theo dõi, kiểm tra, đôn đốc nhằm xem xét, đánh giá việc thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, từ đó Thanh tra huyện tiến hành các biện pháp theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp phù hợp nhằm đảm bảo thực thi các quyết định giải quyết khiếu nại. Kết quả theo dõi, kiểm tra, đôn đốc có ý nghĩa quan trọng quyết định hiệu lực của hoạt động giải quyết khiếu nại.
Thứ sáu, ngoài các hoạt động trên thì Thanh tra huyện còn phải tiếp nhận, xử lý đơn khiếu nại và giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Trong thẩm quyền của mình, Thanh tra huyện sẽ tiếp nhận những đơn khiếu nại của người dân và từ các cơ quan khác chuyển đến, sau đó xử lý đơn khiếu nại, xem xét những đơn thuộc thẩm quyền, xử lý đơn xong thì Thanh tra huyện tiến hành giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật, cụ thể là theo quy định của Luật Khiếu nại năm 2011.
- Hoạt động của Thanh tra huyện quy định trong Luật Khiếu nại năm 2011:
Thứ nhất, trong quá trình thụ lý giải quyết khiếu nại thì Thanh tra huyện được người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu thông báo bằng văn bản về việc thụ lý giải quyết khiếu nại.35 Qua việc thông báo về việc thụ lý đó thì Chánh Thanh tra huyện phải có trách nhiệm xem xét, kiểm tra việc thụ lý đó là đúng pháp luật về thẩm quyền thụ lý giải quyết khiếu nại hay chưa. Trường hợp việc thụ lý đó không thuộc thẩm quyền của người thụ lý thì kiến nghị với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với hành vi đó.
Thứ hai, trong quá trình xác minh nội dung khiếu nại lần đầu người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu có thể ủy quyền cho cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp trong đó có cơ quan Thanh tra huyện (người có trách nhiệm xác minh) tiến hành xác minh nội dung khiếu nại, kiến nghị giải quyết khiếu nại trong trường hợp người giải quyết khiếu nại chưa có cơ sở kết luận nội dung khiếu nại.36 Và trong quá trình xác minh nội dung khiếu nại lần hai người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai ủy quyền cho Thanh tra huyện (người có trách nhiệm xác minh) tiến hành xác minh nội
35
Điều 27 Luật Khiếu nại năm 2011.
GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung SVTH: Trương Thị Ngọc Yến
dung khiếu nại và kiến nghị giải quyết khiếu nại.37 Mục đích của giai đoạn xác minh, kết