Tổ chức của Thanhtra huyện

Một phần của tài liệu vai trò của thanh tra huyện trong công tác giải quyết khiếu nại (Trang 27 - 30)

Thanh tra huyện được tổ chức khá chặt chẽ trong hệ thống cơ quan thực hiện chức năng thanh tra. Về cơ bản quy định về tổ chức của Thanh tra huyện trong Luật Thanh tra năm 2010 so với Luật Thanh tra năm 2004 là khá giống nhau nhưng có điểm mới được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tiễn và xu hướng phân cấp quản lý của Nhà nước theo lộ trình cải cách hành chính như sau: “Thanh tra huyện là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống

GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung SVTH: Trương Thị Ngọc Yến

tham nhũng theo quy định của pháp luật”26

. Thanh tra huyện có Chánh thanh tra, Phó Chánh Thanh tra và Thanh tra viên.

Về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thủ trưởng cơ quan thanh tra được quy định tại Khoản 2 Điều 26 Luật Thanh tra năm 2010 như sau: Chánh Thanh tra huyện do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Chánh Thanh tra tỉnh. Quy định như vậy thể hiện quan điểm gắn kết cơ quan thanh tra với cơ quan quản lý nhà nước và qua đó nhằm tăng cường sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ trưởng cơ quan quản lý đối với hoạt động thanh tra. Từ đó, giúp cho Thanh tra huyện hoạt động có hiệu quả hơn. Phó Chánh Thanh tra huyện giúp Chánh Thanh tra huyện thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh Thanh tra huyện. Thanh tra huyện chịu sự chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp và chịu sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra của Thanh tra tỉnh.

Luật Thanh tra năm 2010 quy định về tổ chức của Thanh tra huyện là vậy, nhưng tại Thông tư liên tịch của Thanh tra Chính phủ - Bộ Nội vụ số 03/2014/TTLT-TTCP-BNV ngày 08/09/2014 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quy định về tổ chức của Thanh tra huyện cụ thể và chi tiết hơn. Quy định về tổ chức của Thanh tra huyện tại Điều 8 Thông tư liên tịch số 03/2014/TTLT-TTCP-BNV ngày 08/09/2014, cụ thể được quy định như sau:

Thanh tra huyện có Chánh Thanh tra và không quá 02 Phó Chánh Thanh tra. Chánh Thanh tra huyện là người đứng đầu cơ quan Thanh tra huyện, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Thanh tra huyện.

Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Chánh Thanh tra huyện do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành và sau khi thống nhất với Chánh Thanh tra tỉnh. Việc miễn nhiệm, cách chức Chánh Thanh tra huyện do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định theo quy định của pháp luật sau khi thống nhất với Chánh Thanh tra tỉnh. Phó Chánh Thanh tra huyện là người giúp Chánh Thanh tra huyện và chịu trách nhiệm trước Chánh Thanh tra huyện và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Phó Chánh Thanh tra huyện do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành và theo đề nghị của Chánh Thanh tra huyện. Việc miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh Thanh tra huyện do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định theo quy định của pháp luật và đề nghị của Chánh Thanh tra huyện.

GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung SVTH: Trương Thị Ngọc Yến

Việc khen thưởng, kỷ luật và các chế độ chính sách khác đối với Chánh Thanh tra và Phó Chánh Thanh tra huyện thực hiện theo quy định của pháp luật.

Như vậy, theo quy định trên thì Thanh tra huyện có cơ cấu tổ chức khá chặt chẽ và giữ một vị trí quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước. Qua công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, Thanh tra huyện đã phát hiện, xử lý nhiều sai phạm, thu hồi tiền, tài sản cho Nhà nước và tập thể, cá nhân; đồng thời kiến nghị với cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung nhiều cơ chế, chính sách, pháp luật nhằm khắc phục những khuyết điểm, sơ hở, hoàn thiện các quy định của pháp luật trong công tác quản lý, góp phần phát triển kinh tế và tăng cường trật tự, kỷ cương xã hội. Các cuộc thanh tra được tiến hành có trọng tâm, trọng điểm. Việc chỉ đạo, điều hành hoạt động thanh tra sâu sát, cụ thể và phân công trách nhiệm rõ ràng hơn. Vì thế vai trò, vị thế của Thanh tra huyện được nâng lên rõ rệt.27 Tuy nhiên, từ quy định về tổ chức của Thanh tra huyện cũng ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động thanh tra của cơ quan này. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, Thanh tra huyện còn phụ thuộc quá lớn vào Ủy ban nhân dân cấp huyện cả về tổ chức, nhân sự, kinh phí, cả trong việc xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra, trong quá trình tiến hành thanh tra cũng như giai đoạn kết thúc, kết luận và kiến nghị xử lý. Điều này phần nào cũng ảnh hưởng đến tính độc lập trong hoạt động thanh tra, cũng như kết quả thanh tra sẽ không được khách quan, trung thực.

Thứ hai, do phụ thuộc quá nhiều vào Ủy ban nhân dân cấp huyện nên Thanh tra huyện chưa chủ động trong việc tiến hành thanh tra. Các cuộc thanh tra hằng năm do Thanh tra huyện tiến hành chủ yếu thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện. Việc xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra còn phụ thuộc vào việc phê duyệt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, điều này làm mất đi tính độc lập, chủ động và tự chịu trách nhiệm đối với công tác thanh tra của Thanh tra huyện.

Những hạn chế trên hiện nay là do nhiều nguyên nhân, trong đó tập trung vào một số nguyên nhân chủ yếu sau:

Thứ nhất, do quy định tổ chức của Thanh tra huyện như vậy nên ảnh hưởng đến hoạt động thanh tra của cơ quan này, hoạt động thanh tra dựa trên cơ sở đảm bảo tính thống nhất của quyền lực nhà nước từ Trung ương đến địa phương nhưng do sự phân tán của nền hành chính nên Thanh tra huyện gần như lệ thuộc hoàn toàn vào Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Thứ hai, cũng do quy định như vậy nên quyền hạn của Thanh tra huyện còn nhiều hạn chế. Cơ quan Thanh tra huyện chỉ dừng lại ở quyền kiến nghị với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về khiếu nại gây thiệt hại

27

Vũ Việt Hà, Thanh tra Việt Nam, Những tồn tại, vướng mắc trong hoạt động thanh tra hiện nay,

http://thanhtravietnam.vn/nhung-ton-tai-vuong-mac-trong-hoat-dong-thanh-tra-hien-nay_t114c19n33396, [ngày truy cập 3-10-2014].

GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung SVTH: Trương Thị Ngọc Yến

đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức cho nên tính hiệu quả của nó thường không cao và phụ thuộc vào thái độ tiếp thu và biện pháp thực hiện các kiến nghị của Ủy ban nhân dân cấp huyện .

Một phần của tài liệu vai trò của thanh tra huyện trong công tác giải quyết khiếu nại (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)