Trường hợp không thay đổi thẩm quyền giải quyết của Tòa án

Một phần của tài liệu thẩm quyền của tòa án trong việc giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại (Trang 46 - 59)

5. Bố cục luận văn

2.4.2.3. Trường hợp không thay đổi thẩm quyền giải quyết của Tòa án

Theo quy định tại Điều 412 BLTTDS thì tranh chấp kinh doanh thương mại có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án Việt Nam nếu đã được một Tòa án Việt Nam thụ lý, giải quyết theo quy định về thẩm quyền thì phải được Tòa án đó tiếp tục giải quyết mặc dù trong quá trình giải quyết đó có sự thay đổi quốc tịch, nơi cư trú, địa chỉ của các đương sự hoặc có tình tiết mới làm cho tranh chấp đó thuộc thẩm quyền của Toà án khác của Việt Nam hoặc của Toà án nước ngoài.

Đồng thời, khoản 5 Điều 7 Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP cũng hướng dẫn cụ thể trường hợp không thay đổi thẩm quyền của Tòa án như sau:

- Đối với các tranh chấp kinh doanh thương mại không thuộc một trong các trường hợp được quy định tại khoản 3 Điều 33 của BLTTDS và được Tòa án cấp huyện thụ lý giải quyết đúng thẩm quyền, nếu trong quá trình giải quyết mới có sự thay đổi, như có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, Cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, thì theo quy định tại Điều 412 của BLTTDS, Tòa án nhân dân cấp huyện đã thụ lý tiếp tục giải quyết vụ việc dân sự đó.

Trong trường hợp Tòa án huyện đã thụ lý nhưng có thay đổi ( cần ủy thác tư pháp) thì thẩm quyền xét xử không thay đổi, nhưng chúng ta phải xét xử khi đã ủy thác tư pháp xong để làm sáng tỏa vụ việc, vì những thứ mà chúng ta cần ủy thác nhưng những vấn đề khó xác định được hoặc những chứng cứ, tài liệu…then chốt làm nền tảng cho việc ra quyết định của Tòa án.

29

- Đối với tranh chấp kinh doanh thương mại thuộc một trong các trường hợp được quy định tại khoản 3 Điều 33 của BLTTDS và được Tòa án nhân dân cấp tỉnh thụ lý giải quyết đúng thẩm quyền, nếu trong quá trình giải quyết có sự thay đổi không còn đương sự, tài sản ở nước ngoài và không cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, Cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, thì theo quy định tại Điều 412 của BLTTDS, Tòa án nhân dân cấp tỉnh đã thụ lý tiếp tục giải quyết vụ việc dân sự đó.

Đối với những vụ án kinh doanh thương mại mà có hiệp định tương trợ tư pháp thì không làm thay đổi thẩm quyền giải quyết của tòa án. Hoạt động tương trợ tư pháp trong các vụ án kinh doanh thương mại này chủ yếu là ủy thác tư pháp giữa Tòa án việt nam và Tòa án có thẩm quyền của các nước để nhằm giúp nhau thực hiện một số công việc như ghi lời khai, tống đạt giấy tờ, thu thập chứng cứ, xác minh địa chỉ, trưng cầu giám định…không phải vụ án nào chúng ta cũng điều tra, làm rõ được đặt biệt là những vụ án kinh doanh thương mại có đương sự là người nước ngoài, tài sản ở nước ngoài lại càng khó khăn hơn. Cho nên việc có hợp đồng tương trợ tư pháp không làm thay đổi thẩm quyền của tòa án mà chỉ là giúp đỡ, hỗ trợ của cơ quan có thẩm quyền của nước kí hiệp định tương trợ tư pháp với Việt Nam trong quá trình giải quyết vụ án.

Kết luận: Trong điều kiện kinh tế hội nhập và hoạt động sôi nổi như hiện nay thì có thể thấy BLTTDS đã quy định một cách toàn diện và chặt chẽ về vấn đề thẩm quyền của Tòa án đối với các tranh chấp kinh doanh thương mại, so với Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994, BLTTDS ra đời sau đã thể hiện rõ những sự tiến bộ sau: Những tranh chấp được liệt kê trong BLTTDS đã theo kịp sự phát triển của thực tế cũng như có sự đồng bộ với các văn bản hiện hành như Luật thương mại, Luật doanh nghiệp, Luật sở hữu trí tuệ…Các quy định về thẩm quyền theo cấp xét xử tránh được việc phân chia vụ án theo giá trị tranh chấp, vấn đề gây nhiều tranh cãi và không có tính dự đoán. Thêm vào đó những quy định thêm về đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần ủy thác tư pháp đã cho thấy sự bắt kịp thời đại hội nhập của BLTTDS.

Như vậy, trong chương này tác giả đã phân tích rất kỉ những quy định của pháp luật về thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết các tranh chấp kinh doanh thương mại, bằng việc liệt kê ra hàng loạt nhưng quyền hạn mà Tòa án có được trong lĩnh vực tranh chấp kinh doanh thương mại như : thẩm quyền theo lãnh thổ, thẩm quyền của Tòa án các cấp, thẩm quyền theo lãnh thổ, thẩm quyền theo sự lựa chon của nguyên đơn…tác giả đã làm sáng tỏa các nội dung bằng cách đưa ra những quy định của pháp luật có ví dụ chứng minh và giải thích làm cho người đọc

dễ dàng tiếp thu. Bên cạnh đó những quy định của pháp luật còn tồn tại nhiều bất cập cần có hướng giải quyết kịp thời để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội ngày càng văn minh và hiện đại hóa, với đề tài này tác giả có đưa ra được một số những bất cập và đồng thời ở những bất cập đó tác giả cũng đưa ra một số giải pháp, tất cả sẽ được tác giả đề cập ở chương 3.

CHƢƠNG 3

NHỮNG VƢỚNG MẮC VỀ THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH THƢƠNG MẠI VÀ GIẢI

PHÁP HOÀN THIỆN

Mặc dù, quy định của pháp luật tố tụng dân sự về tranh chấp kinh doanh thương mại cũng như thẩm quyền của Tòa án đối với loại tranh chấp này được quy định tương đối cụ thể, nhưng với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế và xã hội, các tranh chấp về kinh doanh thương mại xuất hiện khá nhiều và diễn ra ngày càng phức tạp hơn, một số quy định hiện hành về thẩm quyền của Tòa án đã bộc lộ một số hạn chế, thực tiễn giải quyết tranh chấp loại này đã gặp nhiều vướng mắc, bất cập nhất định. Tuy nhiên, bên cạnh những vướng mắc đó có một số giải pháp nhằm hạn chế thấp nhất những vướng mắc đó, góp phần hoàn thiện hơn pháp luật về tố tụng dân sự cũng như hoàn thiện hơn thẩm quyền của tòa án trong việc giải quyết các tranh chấp về kinh doanh thương mại, điều này làm cho Tòa án áp dụng các quy định một cách dễ dàng và chính xác, giúp quá trình giải quyết một tranh chấp kinh doanh thương mại diễn ra một cách thuận lợi và nhanh chóng.

3.1. Bất cập về quy định thẩm quyền chung của Tòa án trong hoạt động kinh doanh thƣơng mại

3.1.1. Bất cập về quy định thẩm quyền chung của Tòa án trong hoạt động kinh doanh thương mại

Trong nền kinh tế hội nhập như ngày nay, việc quy định thẩm quyền chung của tòa án trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại, rõ ràng mà nói là không còn cần thiết nữa. Bởi lẽ, với sự biến hóa, phức tạp của những tranh chấp kinh doanh thương mại thì việc quy đinh thẩm quyền chung của Tòa án là không còn phù hợp với tốc độ phát triển của nó, việc quy định thẩm quyền chung của Tòa án trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại gây khó khăn trong việc xác định tranh chấp kinh doanh thương mại mà Tòa án có thẩm quyền xét xử, bởi vì trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hình thức kinh doanh của các doanh nghiệp hết sức đa dạng, phong phú việc phát Luật Việt Nam quy định những tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền của Tòa án tại điều 29 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2004, sửa đổi, bổ sung năm 2011 là không bao quát và còn nhiều thiếu sót.

Tác giả cho rằng, việc quy định của phát Luật tố tụng dân sự 2004 tại khoản 1, Điều 29 là còn nhiều thiếu sót. Bởi lẻ, ở khoản 1 Điều 29 quy định điều kiện để xem tranh chấp đó là kinh doanh thương mại thì phải thỏa 2 điều kiện là cá nhân, tổ chức

phải đăng kí kinh doanh và phải có mục đích lợi nhuận nhưng vậy là không hợp lý, chẵng hạn như một bên không có đăng kí kinh doanh nhưng có mục địch lợi nhuận thì có xem là tranh chấp kinh doanh thương mại hay không, hay chẵng hạn như cả hai bên có đăng kí kinh doanh nhưng chỉ một bên có mục đích lợi nhuận thì có xem là tranh chấp kinh doanh thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án hay không, trong thực tế còn tồn tại nhiều bất cập như vậy, cho nên ở khoản 1 Điều 29 quy định, những quy định của phát Luật về thẩm quyền chung trong việc xem tranh chấp đó có phải là tranh chấp kinh doanh thương mại hay không, thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án hay không, là không hợp lý và cần sửa chữa lại cho hợp lý hơn phù hợp với xu hướng phát triển của đất nước ta.

Tác giả còn cho rằng, ở khoản 2 Điều 29 quy định như vậy là cũng chưa thật sự phù hợp, theo quy định thì những tranh chấp về sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và điều có mục đích lợi nhuận là chưa thật sự phù hợp cho lắm, trên thực tế có những tranh chấp về sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ mà vẩn có trường hợp chỉ một bên có mục đích lợi nhuận còn một bên thì không có, vậy có xem là tranh chấp kinh doanh thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án hay không.

VD : Tặng cho những sản phẩm về sở hữu trí tuệ, chuyện giao công nghê. Như vây, việc quy định thẩm quyền chung của Tòa án trong hoạt đông kinh doanh thương mại là chưa thật sự hoàn thiện và còn nhiều thiếu sót, cần được quy định lại cho phù hợp hơn, chặt chẽ hơn.

3.1.2. Giải pháp hoàn thiện về thẩm quyền chung của tòa án trong hoạt động kinh doanh thương mại

Nhà nước ta cần có những chính sách cũng như ban hành những quy định mới của pháp luật trong xét xử những tranh chấp kinh doanh thương mại, bỏ bớt những quy định mang tính chung nhất về việc xét xử tranh chấp kinh doanh thương mại mà không còn cần thiết nữa, bằng việc sửa đổi khoản 1 Điều 29 như sau “tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh thương mại giữa cá nhân, tổ chức chỉ cần một bên có đăng kí kinh doanh và một trong hai bên có mục đích lợi nhuận”

với những quy định như vậy thì xem ra có thể xác định dể dàng những tranh chấp kinh doanh thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, không chỉ thế cần quy định lại khoản 2 Điều 29 như sau “tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và chỉ cần một trong hai bên có mục đích lợi nhuận” chỉ có những quy định cởi mở nhưng vậy mới đảm bảo được cơ chế hoạt động cũng như tính hiệu quả trong việc xét xử của Tòa án trong hoạt động kinh

doanh thương mại có hiệu quả hơn.

3.2. Bất cập trong việc xác định thời hiệu của tranh chấp kinh doanh thƣơng mại

3.2.1. Bất cập trong việc xác định thời hiệu của tranh chấp kinh doanh thương mại

Thời hạn khởi kiện vụ án kinh doanh thương mại là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu tòa án giải quyết vụ án kinh doanh thương mại bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện, trừ trường hợp có quy định khác.

Theo quy định của pháp luật thì thời hiệu khởi kiện của những tranh chấp kinh doanh thương mại là 2 năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Trong vụ án kinh doanh thương mại thì bị đơn lúc nào họ cũng cố tình che giấu những vi phạm của mình cho đến khi nào bên nguyên đơn phát hiện và khởi kiện ra tòa án, vậy xác định thời hạn khởi kiện là 2 năm thì không hợp lý chút nào vì có những vụ án có thể bên bị đơn đã vi phạm hơn 2 năm rồi nguyên đơn mới phát hiện thì sao?, theo quy định của pháp luật thì ngày mà bị đơn vi phạm là ngày bắt đầu tính thời hiệu chứ không phải là ngày mà bên nguyên đơn phát hiện vị phạm, nếu qua thời hiệu khởi kiện thì không còn quyền khởi kiện như vậy thì có đảm bảo không bởi bên nguyên đơn sẽ bị thiệt hại rất lớn trong 2 năm, chỉ vì họ phạt hiện chậm hay sao. Đó là một trong những bất cấp trong việc xác định thời hiệu khởi kiện, cũng như bảo vệ lợi ích của người bị xâm phạm.

VD : Công ty A kí hợp đồng mua bán với Công ty B quan hệ của hai công ty rất tốt chủ của công ty từng là bạn học chung và họ rất thân với nhau, theo hợp đồng thì công ty A phải giao hàng đúng số lượng và chất lượng cho công ty B, làm ăn với nhau được một thời gian thì chủ công ty B phải ra nước ngoài 3 năm mới về trước khi đi có uỷ quyền lại cho vợ quản lý công ty, lợi dụng cơ hội đó nên công ty A đã giao hàng thiếu chất lượng cho công ty B do không rành về mặt hàng này nên vợ của chủ công ty B không hề hay biết, một mặt vì tin tưởng vì có mối quan hệ bạn bè. Sớm hơn dự định 2 năm rưỡi chủ công ty B về nước và được công nhân cho hay là công ty A đã giao hàng kém chất lượng từ khi chủ công ty B đi nước ngoài do là công nhân làm công ăn lương nên không dám nói, lúc đó chủ công ty B khởi kiện thì tòa án trả lại đơn và nói đã hết thời hiệu khởi kiện.

3.2.2. Giải pháp hoàn thiện về việc xác định thời hiệu trong tranh chấp kinh doanh thương mại

Để giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại thì yêu cầu vụ án đó phải còn thời hiệu khởi kiện vì hết thời hạn khởi kiện tòa án sẽ không thụ lý, mà việc xác định thời điểm bắt đầu tính thời hiệu là từ ngày quyền và lợi ích của nguyên đơn bị xâm phạm là không hợp lý, theo quy định tại Điều 319 Luật thương mại 2005 và những quy định về thời hiệu tại khoản 3 điều 159 Bộ Luật tố tụng dân sự 2004. Cho nên tác giả kiến nghị sửa đổi Điều 319 của Luật thương mại năm 2005 theo hướng “không áp dụng thời hiệu khởi kiện đối với những tranh chấp kinh doanh thương mại, trừ trường hợp pháp Luật có những quy định khác” ngoài ra tác giả kiến nghi sửa đổi thêm vào điểm a khoản 3 Điều 159 bộ Luật dân sự 2004 “tranh chấp về kinh doanh thương mại không áp dụng thời hiệu khởi kiện” có như vậy thì mới bảo vệ lợi ích của bên bị xâm phạm, tạo ra môi trường lành mạnh cho doanh nghiệp kinh doanh tốt nhất, tránh thiệt hại cho họ trong quá trình hoạt động và đó cũng là chính sách bảo vệ doanh nghiệp của nhà nước ta.

3.3. Bất cập trong việc quy định tòa án nơi cƣ trú của bị đơn giải quyết tranh chấp kinh doanh thƣơng mại

3.3.1.Bất cập trong việc quy định nơi bị đơn cư trú giải quyết các tranh chấp kinh doanh thương mại

Giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại của tòa án nơi bị đơn cư trú được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 35 của bộ luật tố tụng dân sự 2004, sửa đổi bổ sung 2011 về thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì khi vụ án kinh doanh thương mại sảy ra thì Tòa án nơi bị đơn cư trú

Một phần của tài liệu thẩm quyền của tòa án trong việc giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại (Trang 46 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)