Thẩm quyền của Tòa án cấp huyện

Một phần của tài liệu thẩm quyền của tòa án trong việc giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại (Trang 35 - 36)

5. Bố cục luận văn

2.2.1. Thẩm quyền của Tòa án cấp huyện

Thẩm quyền của tòa cấp huyện, hiện tại BLTTDS đã giao thẩm quyền xét xử sơ thẩm tất cả các tranh chấp kinh doanh thương mại quy định tại khoản 1 Điều 29 BLTTDS cho Toà án cấp huyện. Tuy nhiên, những tranh chấp nói trên mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án nhân dân cấp huyện 22

. - Trường hợp đương sự ở nước ngoài gồm:

+ Đương sự là người nước ngoài không định cư, làm ăn, học tập, công tác ở Việt Nam có mặt hoặc không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự;

+ Đương sự là người Việt Nam định cư, làm ăn, học tập, công tác ở nước ngoài có mặt hoặc không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự;

+ Đương sự là người nước ngoài định cư, làm ăn, học tập, công tác ở Việt Nam nhưng không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự;

+ Đương sự là người Việt Nam định cư, làm ăn, học tập, công tác ở Việt Nam nhưng không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự;

+ Cơ quan, tổ chức không phân biệt là cơ quan, tổ chức nước ngoài hay cơ quan, tổ chức Việt Nam mà không có trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự.

Ở trên là một trong các trường hợp mà đương sự ở nước ngoài, không thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án nhân dân cấp huyện. Việc đương sự ở nước ngoài có nhiều người lầm tưởng là họ chỉ là người nước ngoài (không có quốc tịch Việt Nam) vào Việt Nam làm ăn, học tập, công tác mà thôi. tuy nhiên, trong quy định này đương sự không chỉ bao gồm: người nước ngoài mà còn cả công dân Việt Nam, cơ quan, tổ chức. Cái then chốt ở đây không phải tất cả họ là công dân nước nào hay cơ quan, tổ chức nước nào. Mà cái quan trọng là “ở thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc đó họ không có mặt hoặc không có chi nhánh, văn phòng đai diện ở Việt Nam” thì tòa án nhân dân huyện sẽ không được thụ lý giải quyết.

22

VD : Ông nguyễn văn A là chủ của một công ty chuyên sản xuất nón bảo hiểm, hợp tác làm ăn với công ty B chuyên mua lại sản phẩm của công ty A để phân phối đến các đai lý, hai bên thỏa thuận là công ty A phải giao hàng đúng thời hạn nhưng đến thời hạn thì không thấy công ty ông A giao hàng cho nên công ty B kiện lên tòa nhưng khi tòa thụ lý thì lúc đó ông A đã đi nước ngoài.

- Tài sản ở nước ngoài là tài sản được xác định theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 ở ngoài biên giới lãnh thổ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại thời điểm Tòa án thụ lý vụ án kinh doanh thương mại.

- Cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, Cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài là trường hợp trong quá trình giải quyết vụ án kinh doanh thương mại cần phải tiến hành một hoặc một số hoạt động tố tụng dân sự ở nước ngoài mà Tòa án Việt Nam không thể thực hiện được, cần phải yêu cầu cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài thực hiện hoặc đề nghị Tòa án, Cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại 23.

Mặc dù vậy, BLTTDS đã mở rộng thẩm quyền xét xử sơ thẩm cho Toà án cấp huyện toàn bộ các loại tranh chấp kinh doanh, thương mại mà không phân biệt tính phức tạp, đến độ khó của từng loại tranh chấp cụ thể. Tuy nhiên việc giao cho tòa cấp huyện nhiều như vậy là không hợp lý, và tạo gánh nặng hơn cho tòa cấp huyện, vì tòa cấp huyện thì giải quyết quá nhiều, còn tòa cấp tỉnh thì giải quyết ít, làm cho hoạt động xét xử không đạt được hiệu quả.

Một phần của tài liệu thẩm quyền của tòa án trong việc giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)