5. Bố cục luận văn
2.4. Thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn và một số trƣờng hợp đặc
2.4.1.Thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn
Trong thực tế, khi xác định thẩm quyền của Toà án theo cấp và theo lãnh thổ sẽ có trường hợp có nhiều Toà án cùng có thẩm quyền giải quyết một vụ án. Chính vì vậy, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, tạo điều kiện thuận lợi cho nguyên đơn khi tiến hành khởi kiện, pháp luật còn quy định nguyên đơn có quyền lựa chọn Toà án để yêu cầu giải quyết vụ án trong các trường hợp sau đây :
- Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn, thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi có tài sản, nơi có trụ sở hoặc nơi cư trú cuối cùng của bị đơn giải quyết.
Theo quy định này, nguyên đơn chỉ được lựa chọn Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết khi không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn, còn biết được một trong các địa chỉ trên thì phải áp dụng điểm a khoản 1 Điều 35 BLTTDS để xác định thẩm quyền của Tòa án.
- Nếu tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh tổ chức, thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chi nhánh giải quyết.
Có thể hiểu, chi nhánh là một bộ phận của tổ chức được thực hiện một số quyền hạn chế hơn so với tổ chức. Mục đích của quy định này là nhằm bảo vệ quyền lợi của người khởi kiện và đảm bảo được việc giải quyết nhanh chóng, thuận lợi cho Toà án.
VD : Công ty thức ăn nhanh Việt Nam có trụ sở tại Quận Cái Răng, Cần Thơ có một trong những chi nhánh đặt ở Huyện An Biên, Kiên Giang. Nếu tranh chấp phát sinh từ chi nhánh ở Kiên Giang thì nguyên đơn có quyền lựa chọn khởi kiện tại Tòa án Huyện An Biên, Kiên Giang hoặc Tòa án Quận Cái Răng, Cần Thơ để giải quyết.
- Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết. Trường hợp này nếu bị đơn có một trong 3 địa chỉ trên thì phải áp dụng điểm a khoản 1 Điều 35 để xác định thẩm quyền của Tòa án.
- Nếu tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi hợp đồng được thực hiện giải quyết.
- Nếu các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở ở nhiều nơi khác nhau, thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án một trong các bị đơn có cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết. - Nếu tranh chấp đến bất động sản mà bất động sản ở nhiều nơi khác nhau, thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi có một trong các bất động sản giải quyết 26
.
Khi áp dụng điều này cần lưu ý: Về nguyên tắc, phải áp dụng Điều 35 BLTTDS để xác định thẩm quyền. Vì vậy khi nguyên đơn chọn Tòa án để khởi kiện thì phải đối chiếu với quy định tại Điều 35 BLTTDS để xác định việc nguyên đơn lựa chọn Tòa án giải quyết có đúng quy định hay không và có phù hợp, có thỏa mãn điều kiện quy định tại Điều 36 BLTTDS hay không. Nếu là trường hợp bắt buộc phải tuân theo Điều 35 thì không chấp nhận yêu cầu lựa chọn Tòa án của nguyên đơn và phải áp dụng Điều 35 để xác định thẩm quyền.
Khẳng định lại : BLTTDS đã có những quy định khá toàn diện và cụ thể về vấn đề phân định thẩm quyền sơ thẩm đối với các tranh chấp kinh doanh thương mại giữa các Tòa án hiện nay, đặc biệt là các quy định về thẩm quyền sơ thẩm của Tòa án theo lãnh thổ và thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn. Tất cả những quy định này của pháp luật được xây dựng nhằm mục đích giúp các Tòa án xác định đúng phạm vi thẩm quyền trong giải quyết các vụ tranh chấp kinh doanh thương mại của mình, tạo điều kiện tốt nhất cho các đương sự có thể bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình khi tham gia vào quá trình tố tụng.