Biện pháp hình sự

Một phần của tài liệu quyền về bí mật đời tư trong pháp luật việt nam (Trang 33 - 35)

Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi được quy định trong Bộ luật hình sự 1999 thì cá nhân có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tương ứng với những hành vi mà mình đã gây ra. Việc định tội là một vấn đề hết sức quan trọng, là giai đoạn cơ bản trong quá trình áp dụng pháp luật hình sự. Cá nhân có thể áp dụng biện pháp này để bảo vệ quyền bí mật đời tư của mình khi bị xâm phạm.

Trước khi kết luận một người có tội hay không thì các cơ quan có thẩm quyền giải quyết sẽ xem xét các hành vi xâm phạm có cấu thành tội phạm hay không. Để xác định hành vi nào đó do con người thực hiện có phải là tội phạm hay không thì phải dựa vào cấu thành tội phạm. Cấu thành tội phạm là cơ sở pháp lý thống nhất để truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội. Như vậy, “cấu thành tội phạm là tổng hợp các dấu hiệu được quy định trong Luật Hình sự đặc trưng cho một loại tội phạm cụ thể”.46

45 Người đưa tin, Tạ Giang, Ăn trộm Email có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, http://www.nguoiduatin.vn/an- trom-email-co-the-bi-truy-cuu-hinh-su-a109347.html, [21/8/2014].

46

Phạm Văn Beo, Luật hình sự Việt Nam, Quyển 2, Phần các tội phạm, Nxb. Chính trị Quốc gia – Sự Thật, Hà Nội, 2011.

Trong Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung 2009 không quy định khái niệm về tội xâm phạm bí mật đời tư, tuy nhiên có thể chia nhỏ các hành vi xâm phạm, dựa vào đặc điểm và mối quan hệ nhân quả của hành vi phạm tội và hậu quả xảy ra, có thể xác định được tội phạm nào là tội xâm phạm về lĩnh vực bí mật đời tư. Ví dụ: Tội làm nhục người khác (Điều 121), tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác (Điều 125), tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet (Điều 226), tội truy cập bất hợp pháp vào mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số của người khác (Điều 226a).

Đ.N.M.A (sinh năm 1996) là nữ sinh của trường Trung học Phổ thong ở thị xã Dĩ An và anh T đang sinh sống gần khu vực bệnh viện Dĩ An. Hai người chia tay nhưng M.A đề nghị chia tay vì lý do phải tập trung cho việc học, T không đồng ý. Ngày 9/6, anh T đã tung những hình ảnh nóng của M.A lên mạng. Ngay sau đó, cơ quan công an đã vào cuộc điều tra.47

Ý kiến các bên:

Anh T: T thừa nhận người trong ảnh là mình, T cho biết vì T bị mất điện thoại trong đó có chứa nhiều hình ảnh mặn nồng của mình trong máy. Sau khi mất điện thoại, T đã đi đăng ký lấy lại sim.

M.A: là con gái của gia đình khá giả, có ngoại hình xinh xắn, ưa nhìn, là một học sinh giỏi, chăm ngoan. M.A đã viết bản tường trình, gia đình đã có đơn đề nghị lên cơ quan công an điều tra, làm rõ vụ việc.

Cơ quan công an xác nhận: anh T đã nghi ngờ về việc M.A chia tay nên T đã tung ảnh bôi nhọ M.A. Khi cơ quan công an điều tra thì T không bị mất điện thoại và số điện thoại T đang dùng không có đăng ký thông tin.

Trong tình huống trên nam thanh niên tên T có thể bị khởi tố hình sự. Tại Điều 121 Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định về tội làm nhục người khác: “Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm”.

Theo đó, việc đưa clip sex, hình ảnh “nóng”, kèm những thông tin cụ thể về nhân thân, lai lịch của một người nhằm xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của người đó là có dấu hiệu cấu thành tội làm nhục người khác theo điều luật đã viện dẫn như trên.

47

Gom tin, Bạn trai nữ sinh Bình Dương lên tiếng vụ tung ảnh nóng, http://gomtin.com/phapluat/trongan/ban-trai- nu-sinh-binh-duong-len-tieng-vu-tung-anh-nong/, [21/8/2014].

Để xử lý về hành vi này, thì về nguyên tắc người bị hại phải làm đơn tố cáo người có hành vi vi phạm (vì thuộc trường hợp khởi tố theo yêu cầu của người bị hại theo Điều 105 Bộ luật Tố tụng hình sự), đề nghị cơ quan công an có thẩm quyền điều tra, xử lý theo quy định.

Ngoài ra, người có hành vi như T hoặc các dân cư mạng hay bất kỳ ai khác, nếu đơn thuần chỉ là gửi, truyền, sao chép những “tài liệu” nói trên cho người khác xem, thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy theo điều 253 Bộ luật Hình sự, với mức phạt tù đến 15 năm.

Một phần của tài liệu quyền về bí mật đời tư trong pháp luật việt nam (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)