Biện pháp hành chính

Một phần của tài liệu quyền về bí mật đời tư trong pháp luật việt nam (Trang 32 - 33)

Ngoài những biện pháp tự bảo vệ, biện pháp dân sự được nêu ở phần trên thì cá nhân có quyền bí mật đời tư bị xâm phạm có thể áp dụng biện pháp hành chính để bảo vệ khi bị xâm phạm. Biện pháp xử lý hành chính là biện pháp được áp dụng đối với cá nhân vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà không phải là tội phạm, bao gồm biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Mục đích của việc xử phạt hành chính là nhằm giáo dục răn đe người có hành vi vi phạm không tiếp tục vi phạm và trở thành người có ích cho xã hội.

Các trình tự thủ tục xử lý vi phạm hành chính được quy định cụ thể tại Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, ngoài ra việc xử lý vi phạm hành chính trong các lĩnh vực như báo chí, viễn thông, bưu chính được quy định một cách cụ thể trong các văn bản có liên quan như: Nghị định 174/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Bưu chính, viễn thong, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện quy định, Nghị định 159/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hoạt động báo chí, xuất bản, Nghị định 176/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế….

Cá nhân có quyền bí mật đời tư khi bị xâm phạm có thể khiếu nại đối với đơn vị của người xâm phạm để cơ quan đó ra quyết xử phạt hành chính như kỷ luật, bồi thường thiệt hại,… Cá nhân có thể đưa đơn ra Tòa hành chính địa phương để kiện người xâm phạm để tòa xét xử.

Việc sử dụng email điện tử của người khác đang là vấn đề khá phức tạp. Thư điện tử giờ đây đang là một trong những phương tiện thường xuyên để các cá nhân trao đổi, thông tin qua lại với nhau, cũng như thực hiện một số giao dịch.

Để hiểu rõ người viết xin đưa ra vụ việc như sau: anh Nguyễn Văn T bị một người bạn lấy cắp mật khẩu thư điện tử (email) của mình. Người bạn này đã đọc được khá nhiều những câu chuyện trong thư điện tử của anh T và có sử dụng những thông tin này để tuyên truyền ra bên ngoài.

Để bảo vệ quyền bí mật đời tư của mình anh T hoàn toàn có quyền yêu cầu cá nhân có hành vi vi phạm (bạn anh T) chấm dứt ngay hành vi vi phạm, yêu cầu phải xin lỗi công khai.

Nếu bị từ chối anh T có thể khởi kiện, yêu cầu Tòa án có thẩm quyền buộc người vi phạm chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai nếu việc xâm phạm bí mật đời tư đó ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của mình. Trong trường hợp có thiệt hại thực tế xảy ra, thì có quyền yêu cầu Tòa án buộc người đó phải bồi thường.

Ngoài ra, bạn của anh T còn có thể bị xử phạt hành chính. Nghị định 02/2011 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực báo chí xuất bản cũng quy định hành vi làm lộ thông tin đời tư của người khác bị xử phạt từ ba đến năm triệu đồng. Việc xử lý hành vi xâm phạm bí mật thư tín còn được quy định tại Nghị định 58/2011 (có hiệu lực ngày 1-9- 2011). Theo đó người nào có hành vi bóc mở hoặc tráo đổi nội dung thư thì bị phạt từ mười đến mười lăm triệu đồng (mức phạt cũ theo Nghị định 142/2004 đối với hành vi này là ba đến mười triệu đồng).45

Một phần của tài liệu quyền về bí mật đời tư trong pháp luật việt nam (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)