Biện pháp tự bảo vệ

Một phần của tài liệu quyền về bí mật đời tư trong pháp luật việt nam (Trang 28 - 29)

Thông thường trong trường hợp quyền bí mật đời tư của mình bị xâm phạm thì trước hết cá nhân tự tiến hành các hành vi bảo vệ cần thiết, tương xứng với hành vi xâm phạm để chống lại các hành vi xâm phạm đến quyền bảo vệ bí mật đời tư của mình, ngăn chặn không cho các hành vi đó tiếp tục xảy ra như trực tiếp cải chính, yêu cầu người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm. Việc pháp luật quy định cá nhân có quyền bí mật đời tư bị xâm phạm tự bảo vệ quyền của mình bảo đảm việc quyền bảo vệ bí mật đời tư được tiến hành kịp thời, ngăn chặn được hậu quả xấu có thể xảy ra và có thể khoét sâu thêm mâu thuẫn giữa những người có liên quan, giữ gìn được mối quan hệ bình thường.

Như đã phân tích, bí mật đời tư là những thông tin cá nhân, riêng tư trong cuộc sống mà cá nhân không muốn cho ai biết. Nhưng trong thực tế thì những thông tin được xem là bí mật, cá nhân thường tâm sự với những người thân trong gia đình hoặc những bạn bè thân thiết, nếu nói cho người khác biết về bí mật của mình thì chính cá nhân phải có ý thức thực hiện các biện pháp bảo vệ như khi nói chuyện phải chọn nơi vắng vẻ, ít người và yên tĩnh để tâm sự đề phòng người khác nghe lén thông tin. Trước khi nói thông tin, cá nhân phải nhắc nhở, dặn dò người nghe cam đoan không được tiết lộ cho người khác biết và cam kết rằng mọi thông tin đều được giữ là bí mật. Ví dụ: Nguyễn Thị L đã từng chung sống với một người đàn ông như vợ chồng, lúc đầu cuộc sống của chị L rất hạnh phúc nhưng thời gian sau chị bị phụ tình và chồng chị theo người đàn bà khác. Chị phát hiện mình bị nhiễm HIV/AIDS mà người đã truyền căn bệnh này cho chị không ai khác hơn đó chính là người tình của chị, chị L đã đem câu chuyện của mình kể cho một người bạn thân của chị để mong rằng trong chị vơi bớt đau thương. Trước khi tiết lộ về cuộc đời mình, để tránh những lời đồn đại không hay và để chị có thể sống thanh thản vào những ngày còn lại, chị yêu cầu người bạn không được tiết lộ cho ai biết và giữ kín những bí mật này. Vì xót thương cho hoàn cảnh của chị, người bạn đã hứa không nói ai biết và những thông tin trên sẽ mãi là bí mật.

Để bắt kịp thời đại và chạy đua theo sự phát triển của cuộc sống, nhiều bạn trẻ ngày nay đã vận dụng sự tiên tiến của công nghệ thông tin để chứa đựng các dữ liệu, tài liệu quan trọng trong điện thoại, USB, máy tính... khi lưu giữ các thông tin trong các thiết bị hiện đại nêu trên không hoàn toàn là đảm bảo và có thể giữ bí mật, chúng ta có thể bị

mất các tài liệu quan trọng một cách nhanh chống nếu như không có biện pháp bảo vệ phù hợp. Cá nhân nắm giữ thông tin có thể áp dụng các biện pháp để bảo mật như khoá, cài đặt mã số bảo vệ, hoặc áp dụng mọi biện pháp bảo vệ khác. Ngoài ra, cá nhân nên giữ kĩ các thư tín, điện tín, các giấy tờ, hình ảnh liên quan đến bí mật đời tư của bản thân vào nơi kín đáo, riêng tư để tránh sự xâm phạm vô tình hay cố ý của một số người. Sự tự thực hiện một số phương thức bảo vệ của cá nhân sẽ tạo nên một tấm rào chắn an toàn và điều trước hết là bảo vệ được sự riêng tư và tránh trường hợp phải nuối tiếc khi mọi chuyện đã quá muộn màng.

Tuy vậy, việc tự bảo vệ quyền bí mật đời tư của cá nhân thường chỉ có hiệu quả khi cá nhân nhận thức được rằng đây là điều quan trọng và chính việc làm này sẽ bảo vệ được quyền lợi của họ và người có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền bí mật đời tư của cá nhân nhận thức được trách nhiệm của mình. Đối với trường hợp người có hành vi xâm phạm không nhận thức được trách nhiệm thì việc bảo vệ theo phương thức tự bảo vệ không có hiệu quả. Trong trường hợp này việc bảo vệ quyền bí mật đời tư của cá nhân phải có sự hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Theo đó cá nhân có quyền bí mật đời tư bị xâm phạm có thể yêu cầu các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định của pháp luật bảo vệ.

Một phần của tài liệu quyền về bí mật đời tư trong pháp luật việt nam (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)