Xuất bản là việc tổ chức, khai thác bản thảo, biên tập thành bản mẫu để in và phát hành hoặc để phát hành trực tiếp qua các phương tiện điện tử. 36 Luật Xuất bản 2012 quy định các hành vi bị cấm trong hoạt động xuất bản không được tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác do pháp luật quy định. Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.37
Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực Xuất bản: tại Khoản 1 và 2 Điều 20 của Nghị định 159/2013 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực xuất bản như sau: phạt tiền từ mười triệu đồng đến hai mươi triệu đồng đối với hành vi sau đây: tiết lộ bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác do pháp luật quy định. Phạt tiền từ hai mươi triệu đồng đến bốn mươi triệu đồng đối với một trong các hành vi vu khống, xúc phạm danh dự của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân và thông tin sai sự thật xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Hình thức phạt bổ sung cho các hành vi này là: tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề biên tập từ một đến ba tháng. Biện pháp khắc phục hậu quả là buộc thu hồi hoặc tiêu huỷ xuất bản và buộc phải xin lỗi (Điều 20, Khoản 5, 6 Nghị định 159/2013).
In, nhân bản trái phép tài liệu thuộc danh mục bí mật Nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác do pháp luật quy định thì bị phạt từ bảy mươi triệu đồng đến một trăm triệu đồng. Hình thức phạt bổ sung: tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, đình chỉ hoạt động từ chín đến mười hai tháng. Biện pháp khắc phục hậu quả là buộc thu hồi hoặc tiêu huỷ sản phẩm in (Điều 24, Khoản 8, 9, 10).