Đất trồng cây lương thực

Một phần của tài liệu Giải pháp góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng nâng cao hiệu quả sử dụng đất trên địa bàn huyện Hạ Hoà, tỉnh Phú Thọ (Trang 56 - 59)

Trong giai đoạn 2007-2011 đất trồng cây lương thực có xu hướng giảm: Năm 2007, diện tích trồng cây lương thực là 9.223,00 ha nhưng đến năm 2011, Năm 2007, diện tích trồng cây lương thực là 9.223,00 ha nhưng đến năm 2011, diện tích này chỉ còn 9.000,10 ha. Như vậy sau 5 năm diện tích trồng cây lương thực giảm 222,9 ha, diện tích cây lương thực giảm do trong thời gian qua huyện đã sử dụng một phần diện tích đất trồng cây lương thực để xây dựng cơ sở hạ tầng. Ngoài ra, một phần diện tích trồng cây lương thực giảm do người dân đã chuyển đổi hình thức sản xuất từ trồng cây lương thực sang nuôi trồng thuỷ sản và trồng các loại cây rau đậu mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Với phương châm của huyện là chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng với hình thức quy hoạch gieo trồng từng loại cây thích hợp với khí hậu và đất đai. Vì thế, ở địa bàn nào có lợi thế về trồng loại cây gì huyện sẽ khuyến khích và đầu tư vốn để gieo trồng cây đó để việc sử dụng đất có hiệu quả và đúng mục đích hơn, tránh tình trạng sử dụng lãng phí đất nông nghiệp.

+ Cây lúa

Trong các loại cây hàng năm, lúa nước vẫn là cây trồng chính nhưng hiệu quả lại không cao. Trong giai đoạn 2007-2011 đất trồng cây lúa có xu hướng quả lại không cao. Trong giai đoạn 2007-2011 đất trồng cây lúa có xu hướng giảm: Năm 2007, diện tích trồng cây lúa là 7.674,6 ha nhưng đến năm 2011, diện tích này chỉ còn 7585,1 ha. Như vậy sau 5 năm diện tích trồng cây lúa giảm 89,5 ha. Tại huyện Hạ Hoà một năm có hai vụ lúa chính là vụ Đông Xuân và vụ Mùa, cơ cấu mùa vụ sản xuất lúa của huyện Hạ Hoà được thể hiện qua bảng 3.4.

Bảng 3.4 Quy mô và cơ cấu diện tích đất trồng lúa tại huyện Hạ Hoà (2007-2011) Vụ gieo trồng Vụ gieo trồng 2007 2008 2009 2010 2011 Tăng (+) giảm (-) (ha) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1 Vụ đông xuân 4.020,20 52,38 3.758,80 60,25 4.034,60 52,39 4.023,20 53,75 3.949,70 52,07 -70,50 2 Vụ mùa 3.654,40 47,62 2.479,80 39,75 3.666,80 47,61 3.461,90 46,25 3.635,40 47,93 -19,00 Tổng cộng 7.674,60 100,00 6.238,60 100,00 7.701,40 100,00 7.485,10 100,00 7.585,10 100,00 99.71

Năm 2011, Vụ Đông Xuân có diện tích 3949,70 ha, năng suất đạt 55,63 tạ/ha, vụ mùa có diện tích 3635,40 ha, năng suất đạt 48,44 tạ/ha. Năng suất lúa cả tạ/ha, vụ mùa có diện tích 3635,40 ha, năng suất đạt 48,44 tạ/ha. Năng suất lúa cả năm 2011 tăng so với năm 2007 là 6,15 tạ/ha trong khi diện tích trồng lúa năm 2011 so với năm 2007 gần như không thay đổi, điều đó cho thấy hiệu quả của công tác khuyến nông của huyện đạt kết quả tốt, ngoài ra huyện còn tập trung nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ cho nông dân trong sản xuất nông nghiệp nói riêng và sản xuất nông – lâm - thuỷ sản nói chung. Huyện đã tiến hành khảo nghiệm một số giống lúa có năng suất cao, sản xuất lúa cấp 1 và đưa vào gieo cấy đại trà, nhờ vậy năng suất lúa tăng đáng kể. Trong huyện hình thành một số vùng chuyên tập trung sản xuất lương thực là Chuế Lưu, Động Lâm, Hiền Lương, Hương Xạ, Minh Hạc, Vụ Cầu, Văn Lang,...

Sản lượng và năng suất lúa trong huyện tăng chủ yếu là do người nông dân chọn và đưa các giống lúa năng suất cao vào sản xuất. Mặt khác ngành nông dân chọn và đưa các giống lúa năng suất cao vào sản xuất. Mặt khác ngành nông nghiệp huyện đã nỗ lực triển khai đồng bộ các chương trình xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp như: Chương trình sản xuất và nhân giống lúa mới, chương trình quản lý, chương trình bảo vệ thực vật, chương trình khuyến nông, thi công các công trình thuỷ lợi, đê bao chống lũ, trạm bơm điện, ... Từ đó từng bước đưa sản xuất cây lúa toàn huyện vào thế ổn định và phát triển bền vững.

+ Cây ngô

Cây ngô trong huyện đang có xu hướng giảm về diện tích: Nếu năm 2007 diện tích trồng ngô trong huyện là 1.548,4 ha thì đến năm 2011 chỉ còn là 1.415 diện tích trồng ngô trong huyện là 1.548,4 ha thì đến năm 2011 chỉ còn là 1.415 ha. Như vậy, sau 5 năm diện tích trồng ngô trong huyện đã giảm 133,4 ha. Sở dĩ diện tích trồng ngô trong huyện giảm là do: Chủ trương của huyện sẽ thu hẹp dần diện tích trồng ngô để chuyển dịch cơ cấu cây trồng khác như cây lạc, đậu tương, rau quả và cây ăn quả có hiệu quả hơn cây ngô; hiện nay tại huyện Hạ Hoà cây ngô không cho hiệu quả kinh tế cao, việc sử dụng ngô hạt chủ yếu là cho chăn nuôi, chưa chế biến được các thương phẩm khác và cũng chưa thực hiện xuất

khẩu, cho nên diện tích trồng ngô ngày sẽ bị thu hẹp nhường diện tích cho cây trồng khác có hiệu quả kinh tế hơn. trồng khác có hiệu quả kinh tế hơn.

Thực tế cho thấy diện tích đất gieo trồng ngô trong huyện năm 2011 chiếm tỷ trọng 9,84%, mặc dù đã giảm xuống so với năm 2007, nhưng tốc độ giảm chậm tỷ trọng 9,84%, mặc dù đã giảm xuống so với năm 2007, nhưng tốc độ giảm chậm và vần còn nhiều hơn diện tích gieo trồng các loại cây khác, sản lượng năm 2011 là 5.553 tấn.

Một phần của tài liệu Giải pháp góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng nâng cao hiệu quả sử dụng đất trên địa bàn huyện Hạ Hoà, tỉnh Phú Thọ (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)